CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC CỦA THANH TRA HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
1.2. Về cơ cấu tổ chức của Thanh tra huyện từ thực tiễn tỉnh Cà Mau
1.2.2. Về chất lượng công chức Thanh tra huyện
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra chưa có văn bản quy định cụ thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Từ đó, đội ngũ công chức làm công tác thanh tra ở nước ta nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng được đào tạo, tập hợp lại từ nhiều chuyên ngành khác nhau, rất đa dạng. Thực tế cho thấy, công chức làm công tác thanh tra phải có sự am hiểu đầy đủ về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nắm vững quy định của pháp luật để vận dụng vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; vận dụng các nguyên tắc quản lý Nhà nước, các quy trình, tiêu chuẩn nghiệp vụ, thủ tục hành chính... thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công vụ được giao, nhiệm vụ của ngành thanh tra đề ra. Do đó, công chức sẽ có lợi thế trong công tác thanh tra nếu được đào tạo theo các ngành luật học, hành chính, kinh tế, xây dựng, tài chính - kế toán ngân sách vì những chuyên ngành này thường có tính phổ quát hơn các chuyên ngành khác.
Qua khảo sát thực tế, số lượng công chức Thanh tra huyện tại 6/9 huyện của tỉnh Cà Mau có 3 thạc sĩ (8,33%) và 33 đại học (91,67%). Trong đó, tốt nghiệp đại học ngành luật trở lên có 13 người (36,11%), ví dụ Thanh tra huyện Thới Bình, thành phố Cà Mau đều có 6 người thì trong đó đều có 1 người đạt trình độ thạc sĩ, Đầm Dơi có 7 người thì trong đó có 1 người đạt trình độ thạc sĩ (Chính trị học), 3 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật...
STT Trình độ chuyên môn Số lượng (người)
Chiếm tỷ lệ (%)
Ghi chú (ngành)
1 Thạc sỹ 3 8.33 2 Luật
2 Đại học 33 91.67 11 Luật
Tổng cộng 36 100% 13 Luật
Như vậy, có thể thấy rằng, đội ngũ công chức Thanh tra huyện có trình độ đào tạo tương đối cao, phù hợp với vị trí việc làm. Tuy nhiên, còn một số công chức có trình độ đào tạo chuyên ngành chưa thật phù hợp với ngành thanh tra, nhưng
39 Chi cục thống kê TP. Cà Mau, Niên giám thống kê 2017, TP. Cà Mau tháng 8/2018.
nhìn chung số công chức này trong thời gian qua cũng đã góp phần thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao của ngành và tại địa phương.
Về Trình độ lý luận chính trị40, trong số công chức Thanh tra huyện có 9 người đạt trình độ cao cấp (25%), 22 người đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị (61,11%) và 5 người đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị (13,89%).
STT Trình độ Lý luận chính trị
Số lượng (người)
Chiếm tỷ lệ
(%) Ghi chú
1 Cao cấp 9 25
2 Trung cấp 22 61.11
3 Sơ cấp 5 13.89
Tổng số 36 100%
Trình độ lý luận chính trị có tầm quan trọng đối với tất cả cán bộ, công chức không chỉ là công chức trong ngành Thanh tra. Việc bố trí cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nói chung và về lý luận chính trị nói riêng thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một ít công chức mới ở trình độ sơ cấp lý luận chính trị, chưa ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thực tiễn. Ví dụ, Thanh tra huyện Cái Nước, U Minh, Đầm Dơi, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau đều có thanh tra viên mà trình độ lý luận chính trị ở mức sơ cấp...
Về kiến thức quản lý nhà nước41, công chức được trang bị qua các lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ thanh tra (thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp), kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp). Qua bồi dưỡng, công chức được tích lũy sự hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp; củng cố và phát huy năng lực, kinh nghiệm trong thực tế của mình. Việc quy định tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên về chức trách, nhiệm vụ, năng lực cụ thể đã góp phần chuẩn hóa, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức thanh tra trong từng Ngạch thanh tra42.
Như trên đã trình bày, lãnh đạo địa phương đã quan tâm, quyết định cử công chức của Thanh tra huyện tham dự tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tiếp dân, quản lý nhà nước. Qua khảo sát, công chức của cơ quan Thanh tra huyện có 31 người
40 Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
41 Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP.
42 Điểm c khoản 4 của Điều 6, 7, điểm c, d Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP.
đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, quản lý nhà nước (86,11%), trong đó có 4 người nghiệp vụ thanh tra viên chính, chuyên viên chính (11,11%), 27 người nghiệp vụ thanh tra viên, chuyên viên (75%) và 5 người chưa qua bồi dưỡng (13,89%).
STT Bồi dưỡng Nghiệp vụ thanh tra, Quản lý nhà nước Ngạch
Số lượng (người)
Chiếm tỷ lệ
(%) Ghi chú 1 Thanh tra viên chính, Chuyên viên
chính 4 11.11
2 Thanh tra viên, Chuyên viên 27 75
3 Chưa qua bồi dưỡng 5 13.89
Tổng cộng 36 100%
Qua phân tích, đánh giá nêu trên nhận thấy cơ cấu ngạch thanh tra, chất lượng đội ngũ công chức Thanh tra huyện có một số bất cập như: Đội ngũ công chức Thanh tra huyện có phần còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn của công chức thanh tra có mặt vẫn còn hạn chế. Ví dụ, tại một số cơ quan Thanh tra huyện thuộc tỉnh Cà Mau:
S T T
Cơ quan Thanh tra
huyện
Số lượng
Công chức thanh
tra
Trình độ chuyên
môn
Lý luận chính trị
Đã qua Lớp bồi dưỡng NVTT-
QLNN Ngạch Đại
học
Thạc sĩ
Cao cấp
Trung cấp
Sơ
cấp Khác
TTVC- Chuyên
viên chính
TTV- Chuyên
viên
I Trình độ chuyên môn
1 TP. Cà Mau 6 5 1 2 3 1 1 4
2 Cái Nước 5 5 1 3 1 4
3 Đầm Dơi 7 6 1 1 5 1 6
4 U Minh 6 6 2 3 1 2 3
5 Thới Bình 6 5 1 1 5 6
6
Trần Văn
Thời 6 6 2 3 1 1 5
II Trình độ nghiệp vụ
Thanh tra viên chính
(04.024)
Thanh tra viên (04.025)
Chuyên viên chính (01.002)
Chuyên viên (01.003)
1 TP. Cà Mau 6 1 4 1
2 Cái Nước 5 4 1
3 Đầm Dơi 7 6 1
4 U Minh 6 2 3 1
5 Thới Bình 6 6
6
Trần Văn
Thời 6 1 5 1
Qua số liệu thống kê của Thanh tra huyện cho thấy vẫn còn 5 người tại 5 cơ quan Thanh tra huyện chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên, là một trong những điều kiện để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên43. Ví dụ, Thanh tra thành phố Cà Mau, Thanh tra huyện U Minh và Thanh tra huyện Trần Văn Thời là 1/6 người, Thanh tra huyện Cái Nước 1/5 người và Thanh tra huyện Đầm Dơi 1/7 người…
Nguyên nhân cơ bản là do một số công chức vừa mới qua tuyển dụng, bổ nhiệm, chưa có thời gian và điều kiện đăng ký tham gia các lớp do Sở Nội vụ tổ chức. Ngoài ra, việc tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên do Trường Cán bộ Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ tổ chức và thường tổ chức tại thành phố trung tâm (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) nên việc tham gia có phần hạn chế. Bên cạnh, chỉ tiêu học lớp nghiệp vụ thanh tra được Thanh tra tỉnh phân bổ đôi lúc còn ít, vì vậy các Huyện thường chỉ cử những công chức đủ điều kiện và dự kiến bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên tham gia, còn công chức dự kiến chuyển đổi vị trí việc làm hoặc mới được tuyển dụng, tiếp nhận vào công tác thì cần phải có thêm thời gian. Do vậy, một số ít công chức Thanh tra huyện bảo đảm trình độ chuyên môn nhưng thiếu bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thanh tra.