CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
2.1. Quy định của pháp luật và thực tế thực hiện trong hoạt động thanh tra
Theo quy định của pháp luật về thanh tra45, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rõ ràng.
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện, Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Thanh tra huyện báo cáo kết quả về công tác thanh tra. Ngoài ra, Thanh tra huyện còn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Thanh tra huyện.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã). Thanh tra huyện tiến hành thanh tra các vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
Thanh tra huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, Thanh tra huyện giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng;
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Nhìn chung, hoạt động thanh tra được quy định cụ thể từ Điều 36 đến Điều 50 Chương IV Luật Thanh tra năm 2010 và được hướng dẫn thi hành từ Điều 19 đến Điều 31 Chương III Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; từ Điều 7 đến Điều 39 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ46 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
45 Điều 27 Luật thanh tra năm 2010; Điều 16 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ;
Điều 7 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
46 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014.
Ngoài ra, Thanh tra huyện với trách nhiệm của mình47 chủ động phối hợp với Ban tiếp công dân huyện tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã48. Thanh tra huyện tiến hành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã.
Có thể nhận thấy, pháp luật về hoạt động Thanh tra nói chung, Thanh tra huyện nói riêng đã được quy định tương đối cụ thể, bố cục chặt chẽ, rõ ràng cả về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, theo quy định và từ thực tiễn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện một số vấn đề còn hạn chế, vướng mắc như sau:
Hàng năm, căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện, Thanh tra huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các nội dung: Thu - chi tài chính ngân sách xã, quản lý và sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện nghĩa vụ tài chính trong hoạt động cấp phép xây dựng công trình dân dụng... Kết quả thanh tra, Thanh tra huyện đã phát hiện nhiều sai phạm, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, quy định nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, góp phần ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương.
Cụ thể:
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Số cuộc thanh tra 31 38 41 35 46
Phát hiện sai phạm
(tỷ đồng) 6,351 8,062 3,149 7,038 13,062
47 Điểm d Khoản 1 Điều 4 Luật tiếp công dân năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014).
48 Khoản 7 Điều 8 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2014) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân.
Kiến nghị thu hồi tiền
(tỷ đồng) 2,816 6,101 1,515 5,368 8,999
Kiến nghị chấn chỉnh
quản lý (tập thể/cá nhân) 7/73 17/125 19/116 7/111 9/82 Kiến nghị xử lý kỷ luật
(người) 0 33 4 12 3
Chuyển cơ quan điều tra 1 4 5 1 3
Như vậy, số liệu trong 05 năm qua cho thấy, hoạt động thanh tra đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc phát hiện các sai phạm về kinh tế, tài chính, kiến nghị thu hồi hơn 24,801 tỷ đồng, kiến nghị chấn chỉnh trong hoạt động quản lý đối với 59 tập thể, 507 cá nhân, kiến nghị xử lý kỷ luật 52 cá nhân vi phạm quy định pháp luật, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xử lý 14 vụ, 33 đối tượng.
Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Báo cáo kết quả các cuộc thanh tra đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thống nhất cao, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý đúng quy định, được dư luận đồng thuận, ủng hộ.
Từ đó vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra huyện không ngừng được nâng lên.
Thông qua các cuộc thanh tra đã giúp cho Ủy ban nhân dân huyện chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng, thu hồi đối với số tiền sai phạm được phát hiện, hoàn trả khắc phục thiệt hại, chấn chỉnh hoạt động quản lý nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những hạn chế, bất cập trên nhiều lĩnh vực.
Qua thực tiễn công tác thanh tra, một số sai phạm chủ yếu được Thanh tra huyện phát hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý như sau:
Trong hoạt động thu - chi tài chính, ngân sách xã: Việc quản lý các nguồn ngân sách chưa chặt chẽ, kinh phí chi không có chứng từ; chi không hết nguồn ngân sách và chi sai nguyên tắc tài chính, chế độ kế toán, còn để ngoài sổ sách các khoản thu - chi49...
49 http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Thanh-tra-Ca-Mau-thanh-tra-lai-nhung-vu-viec-buc-xuc-tai-Truong-Phan- Boi-Chau-post177775.gd;
http://thanhtravietnam.vn/tin-trong-nganh/ubnd-huyen-phu-tan-chi-sai-tien-ty-176881;
http://www.baogiaothong.vn/nhieu-lanh-dao-huyen-u-minh-ca-mau-bi-kiem-diem-d272269.html;
http://baocamau.com.vn/xa-hoi/chi-ngan-sach-sai-quy-dinh-nhieu-can-bo-xa-tan-phu-bi-quy-trach-nhiem- 46742.html;
http://www.nhandan.com.vn/phapluat/item/37282002-khoi-to-them-bi-can-trong-vu-can-bo-xa-tham-nhung- o-ca-mau.html, truy cập ngày 27/9/2018.
Trong quản lý và sử dụng đất đai: Lĩnh vực này mặc dù đã được chấn chỉnh50 nhưng vi phạm xảy ra khá phổ biến, cụ thể là các hành vi thực hiện sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, xử lý các hành vi phạm hành chính về đất đai chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Nhiều cá nhận, tổ chức chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Việc quản lý, sử dụng đất công, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, như một số vụ việc điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau được thanh tra phát hiện, báo chí đăng tải gần đây51.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện nghĩa vụ tài chính trong hoạt động cấp phép xây dựng công trình dân dụng: Chủ đầu tư chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, chưa tự giác thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước, hoạt động quản lý cấp phép xây dựng công trình dân dụng từng lúc, từng nơi còn bị
“buông lơi”, một số dự án đầu tư xây dựng đã có nhiều vi phạm, gây thất thoát lớn tài sản, ngân sách nhà nước52.
Mặc dù, hoạt động thanh tra đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại tình trạng một số cuộc thanh tra còn kéo dài phải gia hạn thời gian thanh tra, việc tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra đôi lúc chưa kịp thời, đầy đủ, một số kết luận chưa sâu, chưa sát, chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất, mức độ của hành vi sai phạm, nhất là các hành vi liên quan đến tham nhũng... Việc kiến nghị xem xét, biện pháp xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp vẫn chưa rõ ràng và cụ thể, chưa dứt
50 Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 20/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
51 http://tvphapluat.vn/video/tpca-mau-hon-1400-nen-nha-mua-ban-trai-phep-11025/;
https://baomoi.com/ca-mau-long-leo-quan-ly-dat-cong-kho-khan-xu-ly-hau-qua/c/26374389.epi;
https://thanhnien.vn/thoi-su/boi-thuong-sai-hon-2-ti-dong-truong-phong-bi-de-nghi-kiem-diem-955968.html;
http://baocamau.com.vn/kinh-te/cong-tac-quan-ly-dat-dai-con-nhieu-long-leo-bai-1-56685.html;
http://baocamau.com.vn/kinh-te/cong-tac-quan-ly-dat-dai-con-nhieu-long-leo-bai-2-56700.html;
http://baodauthau.vn/phap-luat/ca-mau-giam-doc-so-tnmt-thua-nhan-chua-lam-tron-trach-nhiem-74539.html;
http://baophapluat.vn/nhip-cau/ca-mau-doanh-nghiep-to-bi-hanh-khi-mua-can-nha-cong-san-56-ty- 396526.html;
http://danviet.vn/tin-tuc/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-quan-ly-rung-ca-mau-479211.html;
https://laodong.vn/bat-dong-san/ca-mau-chan-chinh-viec-cac-du-an-phan-lo-ban-nen-khi-chua-du-dieu-kien- 599956.ldo, truy cập ngày 28/9/2018.
52 http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/34137802-nhieu-sai-pham-tai-licogi-ca-mau.html;
http://congluan.vn/phap-luat/ban-doc/ca-mau-cap-phep-vuot-tham-quyen-tp-ca-mau-bi-tuyt-coi-27925;
http://baocamau.com.vn/tren-duong-phat-trien/thach-thuc-trong-quan-ly-trat-tu-xay-dung-55163.html;
https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/nha-may-xu-ly-khi-ca-mau-nhieu-sai-pham-that- thoat-lon-56746.html, truy cập ngày 29/9/2018.
điểm; việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau thanh tra chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra. Đáng chú ý là:
Thứ nhất, Thanh tra huyện chưa chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và tiến hành thanh tra. Các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội hàng năm do Thanh tra huyện tiến hành chủ yếu được xây dựng và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Điều này do quy định pháp luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chính sự phụ thuộc này ảnh hưởng đến tính độc lập tương đối, chủ động của cơ quan thanh tra huyện. Tổng hợp số liệu từ các báo cáo của Thanh tra huyện từ năm 2013 đến năm 2017, thể hiện qua Biểu đồ sau:
Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành là 191 cuộc, trong đó tiến hành theo kế hoạch thanh tra được phê duyệt đầu năm là 142 cuộc và đột xuất là 49 cuộc (chiếm 34,50%). Từ đó cho thấy, Thanh tra huyện chưa thật sự thể hiện vai trò chủ động và tính độc lập tương đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, với nhân sự ít, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra không đồng đều, có phần hạn chế nên Thanh tra huyện đôi lúc còn bị động, lúng túng trong xử lý một số tình huống khó khăn, phức tạp (phải gửi văn bản
Các cuộc thanh tra theo kế hoạch, đột xuất
0 5 10 15 20 25 30 35 40
2013 2014 2015 2016 2017
Năm
Số cuộc Theo Kế hoạch thanh tra
Đột xuất (Chủ tịch UBND huyện giao)
xin ý kiến các ngành chuyên môn của tỉnh), hoạt động thanh tra thường xuyên xảy ra tình trạng bị “quá tải” công việc.
Thứ hai, một số cuộc thanh tra thời hạn tiến hành thanh tra còn kéo dài, phải gia hạn thời gian thanh tra nên chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, tính kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, trên thực tế, sau khi có báo cáo kết quả thanh tra, một số kết luận thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm được ban hành, trong chừng mực gây thắc mắc trong nhân dân. Cụ thể:
Năm Số cuộc thanh tra
Kết quả
Kết thúc Chưa thực hiện xong
2013 31 26 5
2014 38 31 7
2015 41 29 12
2016 35 31 4
2017 46 40 6
Tổng cộng 191 157 34
Theo số liệu nêu trên, Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang kỳ sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỉ lệ khá cao 17,80% (34/ 191 cuộc). Vấn đề này nhận thấy có nhiều nguyên nhân như: Một số đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân “có liên quan” nhưng chưa được quy định đầy đủ và cụ thể là những đơn vị, cá nhân nào trong các quyết định thanh tra nên đối tượng thanh tra còn thiếu sự hợp tác, chậm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu, đề nghị của Đoàn thanh tra hoặc chỉ thực hiện một phần; nội dung thanh tra có nhiều tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn khác nhau, nhất là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để nghiên cứu, thu thập, trích lục tài liệu lưu trữ, vụ việc tồn đọng, kéo dài qua nhiều thời kỳ.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra”. Tuy nhiên, trên thực tế, do khối lượng công việc nhiều, chưa sắp xếp “ưu tiên” được nên việc ban hành các kết luận thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện còn chậm, không bảo đảm đúng thời gian theo quy định. Từ khi có báo cáo kết quả thanh tra đến khi Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện tổ chức cuộc họp cho thông qua, nhưng chưa kết luận và vì thế việc ký kết luận thanh tra thường kéo dài hơn 15 ngày quy định53. Hạn chế này dẫn đến kết quả tiêu cực là làm giảm hiệu lực của kết luận thanh tra và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh tra.
Thứ ba, kết luận thanh tra được thực hiện chưa triệt để, tỷ lệ thu hồi tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra tỷ lệ đạt còn thấp, chưa bảo đảm thực thi nghiêm túc và đầy đủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra năm 2010 thì kết luận thanh tra là văn bản có tính chất pháp lý do người ra quyết định thanh tra ban hành khi kết thúc một cuộc thanh tra, phải đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra. Kết luận về nội dung thanh tra là nhằm xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng và kiến nghị các biện pháp xử lý.
Như vậy, ban hành kết luận thanh tra là thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước, của người ra quyết định thanh tra giao cho Đoàn thanh tra thực hiện để khẳng định, đánh giá, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân sai phạm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra.
Luật thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và Thông tư số 05/2014/TT-TTCP54 đã quy định rõ ràng nội dung liên quan đến kết luận thanh tra như: xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, ký và ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra... Những quy định cụ thể này tạo điều kiện cho việc thực hiện kết luận thanh tra đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê qua 5 năm (từ 2013 - 2017) của Thanh tra huyện cho thấy nhiều kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Tỷ lệ thực hiện đạt trung bình khoảng 39,45% là còn thấp. Cụ thể:
53 Tại thành phố Cà Mau: Quyết định thanh tra số 127/QĐ-UBND ngày 19/8/2014; Quyết định số 3748/QĐ- UBND ngày 18/8/2017; Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 đến nay chưa có kết luận thanh tra.
54 Tại Điều 39, 40, 41, 50 Luật thanh tra 2010; Điều 30, 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 35, 36, 37 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP.