CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC CỦA THANH TRA HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
1.3. Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
1.3.1. Những hạn chế, vướng mắc
Thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, biên chế Thanh tra huyện ít, phụ thuộc vào biên chế chung của Ủy ban nhân dân huyện và số lượng thanh tra viên 27 người/ 36 biên chế và 4 thanh tra viên chính tuy cơ bản bảo đảm về cơ cấu tổ chức nhưng trên thực tế Thanh tra huyện rất cần được bổ sung thêm biên chế. Một số
43 Điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP.
thanh tra viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định có nhu cầu tham dự kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính nhưng vướng phải chỉ tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau giao cho Huyện nên tiếp tục “phải chờ”. Từ đó sẽ rất khó để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, quyền hạn được giao nếu không được tăng cường cả về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thanh tra huyện.
Thứ hai, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định thêm chức danh “công chức khác” để phụ trách các công việc mang tính chất văn phòng là phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý. Nếu không có công chức này, Thanh tra huyện phải cắt cử một thanh tra viên phụ trách công việc mang tính chất văn phòng. Tất nhiên, công việc này vẫn phải mang tính chuyên môn nghiệp vụ nhưng thiên về yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Cắt cử một thanh tra viên - người được bổ nhiệm ngạch thanh tra vào các công việc mang tính kỹ thuật và ít gắn với chuyên môn thanh tra sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực. Điều này càng trở nên không cần thiết trong bối cảnh lực lượng thanh tra huyện còn ít và việc bổ nhiệm ngạch thanh tra viên có những khó khăn nhất định do yêu cầu về điều kiện bổ nhiệm khắt khe hơn rất nhiều so với các ngạch công chức khác. Tuy nhiên, tính hợp lý này lại bị “phủ định” bởi tính hợp pháp vì Luật Thanh tra năm 2010 không quy định chức danh “công chức khác” trong cơ cấu tổ chức của Thanh tra huyện44.
Thứ ba, trong bối cảnh nhiều cơ quan, đơn vị “phình to” số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì quy định giảm số lượng cấp phó như Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV là một điều đáng hoan nghênh. Thực tiễn là sau khi có Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV, Thanh tra huyện của tất cả các địa phương đều tổ chức tối đa là 02 Phó Chánh Thanh tra. Tuy nhiên, việc thông tư trái nghị định là một điều không thể kéo dài. Do đó, cần phải hài hòa hóa các quy định pháp luật liên quan đến số lượng Phó Chánh thanh tra nhằm bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thứ tư, thanh tra huyện phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động của ngành Thanh tra, thực hiện thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và các mặt công tác khác như tổng hợp, báo cáo, đôn đốc xử lý sau thanh tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật... Công tác này đòi hỏi nghiệp vụ, tính chuyên môn hóa cao, trong khi đó số lượng công chức còn ít,
44 Cao Vũ Minh (2018), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện”, Kỷ yếu Hội thảo “Tổng kết 07 năm thi hành Luật Thanh tra” do Thanh tra Chì phủ tổ chức, 2017, tr. 15.
chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra có mặt còn yếu, còn chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao nên năng lực để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Hiện nay, nội dung tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên thiếu toàn diện, không bao quát hết được các chức năng, nhiệm vụ công tác hiện nay của ngành Thanh tra. Cụ thể, nội dung tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên chủ yếu thiên về công tác thanh tra, một số nội dung chưa bao quát được hết cả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, chưa bảo đảm được yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ phải gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan thanh tra. Đơn cử trong tiêu chuẩn về năng lực của thanh tra viên chính lại chỉ yêu cầu nắm vững chính sách, pháp luật… để tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra được giao mà không nhắc tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu chuẩn về năng lực chỉ đề cập đến việc nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không nhắc tới phòng, chống tham nhũng… Trong một số nội dung tiêu chuẩn khác cũng chỉ thấy đề cập đến các kỹ năng nghiệp vụ của hoạt động thanh tra.
Thứ năm, các Phó chánh thanh tra tham mưu, giúp việc cho Chánh thanh tra được phân công phụ trách một lĩnh vực nghiệp vụ (kinh tế - tài chính ngân sách, khiếu nại, tố cáo hoặc phòng chống tham nhũng) thì không thể nắm hết tình hình của từng lĩnh vực, địa bàn quản lý khác. Điều này sẽ dẫn đến việc là khi được phân công, giao việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà các vụ việc không nằm trong phạm vi được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn quản lý sẽ gặp phải khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí thời gian, nhân lực để xử lý các vấn đề phát sinh.
Thực tiễn công tác thanh tra cho thấy, các hành vi sai phạm của đối tượng thanh tra ngày càng tinh vi, khó bị phát hiện nhưng đội ngũ công chức thanh tra huyện có chuyên môn nhưng lại thiếu những kiến thức chuyên sâu trong các ngành, lĩnh vực đặc thù như: Đầu tư xây dựng cơ bản, tài nguyên, môt trường, quy hoạch, giao thông, thủy lợi... Trong khi đó, việc mở lớp đào tạo nghiệp vụ thì chỉ tiêu tuyển sinh do Thanh tra Chính phủ phân bổ cho các tỉnh, thành phố rất ít nên tỉnh phân bổ về cho huyện càng thêm hạn chế nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thanh tra viên.