CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU
2.3. Một số hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của Thanh tra huyện từ thực tiễn tỉnh Cà Mau và giải pháp hoàn thiện
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện
Trên cơ sở các bất cập trên, tác giả kiến nghị:
Thứ nhất, Luật Khiếu nại năm 2011 không quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra huyện đã tạo ra một sự mâu thuẫn rất lớn so với Luật Thanh tra năm 2010. Trên thực tế, do sự “khước từ” của Luật Khiếu nại năm 2011 nên Thanh tra huyện nói chung và Chánh thanh tra huyện nói riêng không có quyền giải quyết khiếu nại. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Thanh tra huyện. Theo tác giả, nhằm đáp ứng kỹ thuật lập pháp cũng như thực tiễn giải quyết khiếu nại, đồng thời đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Thanh tra năm 2010 với Luật Khiếu nại năm 2011 thì phải tiến hành sửa đổi đồng bộ hai đạo luật này theo hướng quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra huyện. Tương tự, cân nhắc trao quyền giải quyết tố cáo cho Chánh thanh tra huyện chứ không chỉ dừng lại ở “tham mưu, giúp” Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ hai, nhà làm luật cần xem xét lại cơ sở pháp lý của biện pháp “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn
73 Cao Vũ Minh (2018), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện”, Kỷ yếu Hội thảo “Tổng kết 07 năm thi hành Luật Thanh tra” do Thanh tra Chính phủ tổ chức, 2017, tr. 15.
thanh tra” được quy định trong Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV.
Hiện nay, Luật Thanh tra năm 2010 không quy định “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra” là một biện pháp thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện. Điều đó có nghĩa biện pháp này không thể được áp dụng với tính chất là một công việc thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện. Trong trường hợp nhận thấy đây là một biện pháp tốt nhằm huy động nhân lực tham gia vào Đoàn Thanh tra thì phải có sự minh định với biện pháp
“trưng tập cộng tác viên thanh tra” thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra huyện.
Theo chúng tôi, nếu thừa nhận biện pháp này thì chỉ nên áp dụng đối với đối tượng là cán bộ mà không bao gồm đối tượng là công chức, viên chức74 vì công chức, viên chức đã có thể áp dụng biện pháp “trưng tập cộng tác viên thanh tra”. Nếu quy định như vậy thì biện pháp này cần được điều chỉnh cho phù hợp với chủ thể là
“yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ tham gia các Đoàn thanh tra”.
Nói cách khác, biện pháp “trưng tập cộng tác viên thanh tra” thuộc thẩm quyền của Chánh thanh tra huyện và được áp dụng nhằm huy động lực lượng là công chức, viên chức tham gia vào đoàn thanh tra. Trong khi đó, nhằm huy động nhân lực là cán bộ tham gia đoàn thanh tra thì Thanh tra huyện có thể “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ tham gia các Đoàn thanh tra”. Trong trường hợp này, “trưng tập cộng tác viên thanh tra” và “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ tham gia các Đoàn thanh tra” có thể giống nhau về mục đích và thủ tục nhưng lại khác nhau về đối tượng được huy động tham gia đoàn thanh tra. Có sự khác biệt này thì mới tạo nên cơ sở rõ ràng cho sự khác biệt về thẩm quyền của Thanh tra huyện và Chánh thanh tra huyện trong việc huy động lực lượng tham gia đoàn thanh tra
74 Cán bộ, công chức, viên chức là những chủ thể pháp luật có địa vị pháp lý và quy chế điều chỉnh hoàn toàn riêng biệt, khác nhau. Có thể xem thêm Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những vấn đề đã trình bày trong chương 2 của luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra và hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện, như đã minh chứng tại Kết luận chương 1: “Thanh tra huyện phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động của ngành Thanh tra. Trong khi đó, số lượng công chức còn ít, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra có mặt còn yếu, còn chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao”, vì vậy hệ quả là hoạt động thanh tra huyện dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế như việc xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra còn kéo dài thời gian so với quy định, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra còn bộc lộ những yếu kém nhất định... Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý sau thanh tra có mặt còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm hiệu quả đạt thấp, điều này trực tiếp tác động đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.
Thứ hai, theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 thì Chánh thanh tra huyện có quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018 không quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Chánh thanh tra huyện. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra cần phải khẳng định cụ thể Chánh thanh tra có được giao quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hay không để tránh xảy ra xung đột về mặt áp dụng văn bản pháp quy. Hay nói rộng hơn là về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực này.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật thanh tra trong việc quy định về quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra của Chánh thanh tra với quyền được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng” của Thanh tra huyện, Chánh thanh tra huyện theo giải pháp tác giả kiến nghị nêu trên.
KẾT LUẬN CHUNG
Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện ngày càng được củng cố và kiện toàn hơn so với trước đây, cụ thể: Tổ chức thanh tra huyện đã có một bước thay đổi toàn diện về bộ máy và nhân sự (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP- BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ), về hoạt động thanh tra đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và bám sát chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân huyện và Thanh tra tỉnh. Kết quả thanh tra kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị nhiều biện pháp chấn chỉnh sơ hở, hạn chế, thiếu sót trong quản lý góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường trật tự kỷ cương, phép nước, củng cố tổ chức bộ máy tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay như phân tích nêu trên thì tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện vẫn còn hạn chế, vướng mắc, dẫn đến chất lượng công tác thanh tra đạt được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do vẫn có những bất cập của quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra huyện, sự thiếu quyết liệt trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra; tính chủ động, độc lập chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào thủ trưởng cơ quan nhà nước, là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, hoạt động thanh tra hành chính cấp huyện nói riêng, chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước”.
Do vậy, trong thời gian tới tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện cần phải tiếp tục đổi mới, củng cố và hoàn thiện về bộ máy tổ chức và hoạt động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, đáp ứng công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản của Đảng
1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
2. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
3. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013, Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trương ương khóa XI về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
4. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
5. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
8. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trương ương khóa XI, Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
9. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trương ương khóa XII, về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
10. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Văn bản pháp luật
11. Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
12. Luật Cán bộ, Công chức (Luật số: 22/2008/QH12) ngày 13/11/2008.
13. Luật Thanh tra (Luật số: 56/2010/QH12) ngày 15/11/2010.
14. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số: 77/2015/QH13) ngày 19/6/2015.
15. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số: 80/2015/QH13) ngày 22/6/2015.
16. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
17. Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức.
18. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
19. Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
20. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
21. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
22. Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
23. Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra.
24. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
25. Nghị định (Dự thảo ngày 10/4/2018) của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
26. Thông tư số 07/2010/TT-BNV ngày 26/7/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức.
27. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP ngày 22/3/2012 của Thanh tra Chính phủ - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh
tra, cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Thanh tra kiến nghị khởi tố.
28. Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
29. Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
30. Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
31. Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
32. Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
33. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
34. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
35. Thông tư số 08/2014/TT-TTCP ngày 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra.
36. Thông tư số 04/2015/TT-TTCP ngày 09/7/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.
37. Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10/9/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
38. Thông tư số liên tịch số 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN ngày 25/11/2015 của Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra.
39. Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
40. Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
41. Quyết định số 482/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra huyện.
42. Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 28/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Cà Mau”.
43. Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Ban hành kèm theo Quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
44. Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra huyện.
45. Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra huyện.
46. Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra huyện.
47. Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra thành phố.