Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc tiếp cận và tìm hiểu pháp luật của các nước trên thế giới sẽ giúp Việt Nam tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ.
Từ đó, lựa chọn những quan điểm phù hợp với nước ta để có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng hiện đại, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mối quan hệ của con người cũng trở nên đa dạng và không còn chịu sự kiểm soát của biên giới. Vậy nên, việc tự do kết hôn của công dân Việt Nam với công dân có quốc tịch khác cũng được Nhà nước thừa nhận. Do đó, việc nghiên cứu về pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và chế định tài sản chung của vợ chồng nói riêng của một số nước trên thế giới sẽ hết sức quan trọng. Nắm được những quy định của pháp luật nước ngoài sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Chế định tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật nước Pháp Chế độ tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật nước Pháp không được quy định trong luật riêng như Việt Nam (Luật Hôn nhân và Gia đình) mà được quy định trong Bộ luật Dân sự của nước Pháp. Theo đó, pháp luật cho phép vợ chồng tự thỏa thuận về chế độ tài sản, nếu thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với các quy định của Bộ luật Dân sự. Bởi lẽ đó, trong phần chế độ tài sản chung của vợ chồng có hai phần: chế độ tài sản chung theo luật định và chế độ tài sản chung theo thỏa thuận.
Theo Điều 1400 Bộ luật Dân sự Pháp: “Chế độ tài sản chung được xác lập khi không có khế ước hôn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế độ tài sản chung”. Như vậy, khi không có thỏa thuận hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế độ tài sản chung thì sẽ thuộc phần luật định. Bộ luật Dân sự Pháp xác định tài sản chung gồm: “Những tài sản của chung hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc của họ, cũng như
22
từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ”15.
“Hoa lợi đã thu hoạch từ tài sản riêng và chưa được sử dụng mới được gộp vào khối tài sản chung. Khi chấm dứt chế độ tài sản chung, thì những hoa lợi mà vợ hoặc chồng đã quên thu hoạch hoặc đã sử dụng một cách gian dối vẫn phải được tính vào khối tài sản chung”16.
Ngoài ra, còn một căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng tương tự như pháp luật Việt Nam đó là căn cứ dựa vào nguyên tắc suy đoán pháp lý: “Mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ và chồng, nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật”17.
Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự của Pháp được quy định khá chi tiết, nhưng về cơ bản, nội hàm của căn cứ xác định tài sản chung trong Bộ luật Dân sự Pháp tương đối giống với Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (căn cứ vào thời điểm xác lập, nguồn gốc, sự thỏa thuận, nguyên tắc suy đoán pháp lý). Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung được quy định trong Bộ luật Dân sự Pháp cũng không có sự khác biệt đáng kể so với pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như: Nghĩa vụ trả nợ riêng của vợ hoặc chồng sẽ dùng tài sản riêng để thanh toán; chỉ dùng tài sản chung để thanh toán nghĩa vụ, khi đó là phần nợ cộng đồng (tiền cấp dưỡng, những khoản vay để chăm sóc gia đình và giáo dục con, …); quyền quản lý và sử dụng tài sản chung của cả hai vợ chồng; không được chuyển nhượng, xác lập giao dịch đối với tài sản chung khi không có sự đồng ý của người còn lại.
Tuy nhiên, khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Pháp cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng phải có điều kiện đi kèm bao
15 Bộ Tư Pháp, Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, năm 2005, Điều 1401.
16 Bộ Tư Pháp, Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, năm 2005, Điều 1403.
17 Bộ Tư Pháp, Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, năm 2005, Điều 1402.
23
gồm: “Do sự xáo trộn trong công việc làm ăn của vợ hoặc chồng, do vợ hoặc chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, mà việc duy trì chế độ tài sản chung gây phương hại đến lợi ích của người kia”18. Pháp luật Pháp không chấp nhận các trường hợp khác, nếu không thuộc ba điều kiện trên thì đều bị vô hiệu. Bên cạnh đó, một điểm khác biệt hơn so với pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, đó là việc quy định phần chế độ tài sản chung theo thỏa thuận trong Bộ luật Dân sự Pháp. Quy định này nhằm định hướng cho sự thỏa thuận của vợ chồng nhưng cũng không hạn chế sự tự do thỏa thuận chế độ tài sản của vợ và chồng.
Có thể nói, pháp luật dân sự Pháp ra đời, đã mở đường và hướng dẫn cho các nước khác xây dựng Bộ luật Dân sự cho riêng nước mình. Bộ luật Dân sự Pháp không những điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung mà còn là căn cứ chính điều chỉnh các vấn đề về nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Việc chọn lựa xây dựng mô hình phối hợp giữa hai chế độ tài sản chung và tài sản riêng đã đáp ứng một cách linh hoạt thực tiễn đời sống hôn nhân của vợ chồng.
Chế định tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức:
Pháp luật có phân biệt tình trạng tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo luật định. Trường hợp vợ chồng có thể thỏa thuận về quan hệ tài sản giữa họ thì thỏa thuận phải được công chứng viên xác nhận, vì đây là vấn đề có liên quan đến người thứ ba trong giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng. Nếu vợ chồng không có thỏa thuận gì về vấn đề tài sản giữa họ thì hai bên áp dụng chế độ tài sản theo quy định của pháp luật. Pháp luật của Đức cũng quy định về tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng. Tài sản riêng bao gồm các tài sản của mỗi bên có trước khi kết hôn, tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản còn lại được coi là tài sản chung của vợ chồng, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng.
18 Bộ Tư Pháp, Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, năm 2005, Điều 1443.
24
Tài sản riêng của vợ hay chồng được pháp luật thừa nhận trên cơ sở căn cứ vào các loại chứng cứ như: Văn bản sở hữu nhà đất, ô tô, các hợp đồng mua bán do một bên ký kết, chứng cứ cũng có thể được xác định qua người làm chứng hoặc qua lời trình bày của các bên. Nếu trường hợp chứng cứ không xác định được tài sản đó là của chung hay riêng thì Tòa án sẽ suy đoán là tài sản chung của vợ và chồng.
Vợ chồng có thể thực hiện chế độ tài sản chung không có tài sản riêng. Trong trường hợp này thì khi hôn nhân chấm dứt việc phân chia tài sản chung sẽ được giải quyết tương tự như luật của Việt Nam.
Chế định tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ Trước thế kỷ thứ XIX, theo pháp luật chung, một người phụ nữ khi đã kết hôn thì tài sản cá nhân của mình sẽ được đưa vào tài sản cộng đồng. Cho đến giữa thế kỷ XIX, khi luật pháp bắt đầu cho phép vợ hoặc chồng được sở hữu riêng đối với tài sản thì đã hình thành chế độ tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân. Hoa kỳ là quốc gia bao gồm nhiều bang, do đó, ở mỗi bang khác nhau sẽ có quy định riêng về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhìn chung, các bang tuân thủ luật sở hữu cộng đồng.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định cho vợ chồng được quyền tự thỏa thuận về chế độ tài sản của mình.
Chế định tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Thái Lan Cùng chung khu vực địa lý, cùng chung điều kiện tự nhiên với Việt Nam nên Thái Lan ít nhiều có những điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội tương tự Việt Nam.
Mặt khác, là nước láng giềng, Thái Lan và Việt Nam có nhiều mối quan hệ, điều này khó tránh khỏi việc kết hôn giữa công dân hai nước. Do đó, cần tìm hiểu thêm về chế độ tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Thái Lan. Thái Lan cũng là quốc gia áp dụng mô hình chế độ tài sản hỗn hợp – vừa tồn tại chế độ tài sản chung (Sin Somros) và chế độ tài sản riêng (Sin Suan Tua) trong quan hệ hôn nhân – vấn đề này được khẳng định tại Điều 1470 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan: “Tài sản của vợ chồng, trừ số tài sản được để riêng dạng Sin Suan Tua, thì đều là Sin Somros”. Bên cạnh đó, chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Thái Lan chịu sự ràng buộc chặt chẽ của chế độ hôn ước, “Khi vợ chồng không
25
có sự thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ về tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của chương này”19 – tức là khi vợ chồng không có sự thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn thì quan hệ về tài sản giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 1474 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan thì tài sản chung (Sin Somros) bao gồm: Tài sản có được trong thời gian hôn nhân; tài sản mà người vợ hoặc chồng có được trong thời gian hôn nhân thông qua một di chúc hoặc trao tặng được làm bằng văn bản nếu trong di chúc hay văn bản trao tặng này tuyên bố rõ tài sản đó là Sin Somros; hoa lợi của Sin Suan Tua – tức hoa lợi của tài sản riêng. Trong trường hợp có nghi ngờ về việc một tài sản có phải là “Sin Somros” hay không, thì tài sản đó được coi là “Sin Somros”.
Vợ chồng có thể thỏa thuận về việc quản lý tài sản chung như về phạm vi quản lý là toàn bộ hoặc một phần, về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng trong việc quản lý… Khi không có thỏa thuận về vấn đề quản lý tài sản chung thì áp dụng Điều 1476 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan: “Trong việc quản lý Sin Somros, trong những trường hợp sau đây, vợ chồng phải là những người quản lý chung, hoặc người này phải được sự đồng ý của người kia khi:
1. Bán, đổi chác, bán với quyền được chuộc lại, cho thuê tài sản với hình thức thuê mua, cầm cố, nhượng đồ cầm cố cho người cầm cố hoặc chuyển nhường quyền cầm cố về bất động sản hoặc về động sản có thể được cầm cố.
2. Thiết lập hoặc chấm dứt toàn bộ hoặc một phần tình trạng lệ thuộc, quyền cư trú, quyền về diện tích bề mặt, quyền hoa lợi hoặc trả tiền về bất động sản.
3. Cho thuê bất động sản quá ba năm.
4. Cho vay tiền.
19 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, các quyển I – IV, NXB chính trị quốc gia, năm 1995, Điều 1465.
26
5. Tặng quà, trừ khi đó là quà nhằm mục đích từ thiện, mục đích xã hội, đạo đức và phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
6. Tiến hành thỏa hiệp.
7. Đưa một việc tranh chấp ra trọng tài.
8. Đặt tài sản làm bảo đảm hoặc bảo lĩnh với một viên chức có thẩm quyền hoặc Tòa án.”
Ngoài các khoản vừa nêu, thì vợ chồng có thể thực hiện việc quản lý tài sản chung mà không cần phải có sự đồng ý của bên kia. Nếu pháp luật quy định việc đồng ý của người vợ hoặc chồng còn lại phải được lập thành văn bản hoặc đăng ký bởi viên chức có thẩm quyền thì sự đồng ý đó phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan còn quy định về quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, việc định đoạt chỉ trong giới hạn phần mà mình có trong “Sin Somros”, vợ hoặc chồng không có quyền định đoạt “Sin Somros”
bằng di chúc để lại cho người khác ngoài giới hạn phần mà mình có trong “Sin Somros” đó20.
Chế định tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Đài Loan Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, bên cạnh hôn nhân tiến bộ vẫn còn tồn tại những tư tưởng lạc hậu ở một số vùng. Dẫn đến tình trạng hôn nhân không tự nguyện, không được xây dựng trên cơ sở tình yêu mà điển hình là vấn nạn lấy chồng Đài Loan của các cô gái ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kéo theo vấn nạn này là hàng loạt các vụ lừa đảo, buôn bán người… Bởi thế, cần phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình Đài Loan trong nhân dân để có thể bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình, xây dựng các mối quan hệ hôn nhân lành mạnh, tiến bộ.
Theo quy định của pháp luật Đài Loan, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ căn cứ vào pháp luật của nước mà người chồng mang quốc tịch khi kết hôn, trừ trường hợp
20 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, các quyển I – IV, NXB chính trị quốc gia, năm 1995, Điều 1481.
27
chế độ tài sản được lập theo quy định của Đài Loan. Trong trường hợp tài sản của vợ chồng là bất động sản thì phải tuân theo quy định đặc biệt của pháp luật nơi có bất động sản.
Đài Loan quy định về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng tại Bộ luật Dân sự và một số văn bản có liên quan. Nhìn chung, những quy định của Đài Loan thừa nhận hai loại tài sản trong quan hệ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất và tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Vợ và chồng trước hoặc sau khi kết hôn có thể thỏa thuận chọn một trong số các loại hợp đồng quy định trong Bộ luật Dân sự để xác định chế độ tài sản ước định của hai vợ chồng. Trong trường hợp vợ và chồng không có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định khác. Như vậy, cũng tương tự như pháp luật các nước vừa nghiên cứu, pháp luật Đài Loan cho phép vợ chồng có thể tự thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước hoặc sau khi kết hôn. Tuy nhiên, có điểm khác biệt là pháp luật Đài Loan còn phân định tài sản của vợ chồng thành tài sản có trước thời kỳ hôn nhân và tài sản có trong thời kỳ hôn nhân.
Đài Loan quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Nếu tài sản không chứng minh được là tài sản có trước hay sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản có sau khi kết hôn. Nếu tài sản không chứng minh được là tài sản thuộc sở hữu riêng thì sẽ coi là tài sản chung của vợ chồng. Hoa lợi, lợi tức thu được trong thời kỳ hôn nhân từ phần tài sản riêng có trước khi kết hôn của vợ hoặc chồng được coi là tài sản có được sau khi kết hôn”21.
“Ngoại trừ tài sản sở hữu đặc biệt ra, tất cả tài sản và thu nhập của chồng và vợ sẽ hợp thành tài sản chung và được sở hữu chung của hai vợ chồng”22.
21 Đinh Thị Mai Phương, tìm hiểu pháp luật Việt Nam và những quy định của Đài Loan về quan hệ hôn nhân và gia đình, NXB tư pháp, năm 2005, trang 534.
22 Đinh Thị Mai Phương, tlđd, trang 539.