Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng (Trang 34 - 56)

Một nội dung quan trọng khác mà chúng ta cần nghiên cứu đó là vấn đề thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định

26 Nguyễn Văn Cừ, tlđd trang 7.

35

đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Như vậy, pháp luật quy định cho chủ sở hữu có những quyền nhất định về tài sản của mình, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Tổng hợp ba quyền năng trên tạo nên nội dung quyền sở hữu. Đối với tài sản chung của vợ chồng, pháp luật quy định: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất”27. Do đó, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng cũng được thể hiện thông qua ba quyền năng – quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Vậy nên, khi nghiên cứu chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng, cần tìm hiểu nội dung của quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.1 Quyền chiếm hữu tài sản chung của vợ chồng

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ và quản lý tài sản28. Quyền chiếm hữu tài sản chung của vợ chồng là quyền của vợ chồng cùng nắm giữ và quản lý tài sản chung. Với tư cách là đồng sở hữu chủ, vợ và chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu khối tài sản chung ấy. Hành vi chiếm hữu bao gồm hành vi nắm giữ và hành vi quản lý.

Giữ tài sản tức là khống chế tài sản về mặt thực tế như đeo đồng hồ trên tay, bỏ tiền trong túi. Thông thường, muốn chiếm hữu tài sản thì phải giữ được tài sản.

Tuy nhiên, nắm giữ tài sản không phải là yếu tố cơ bản của quyền chiếm hữu vì có khi người đang giữ tài sản không phải là người có quyền chiếm hữu. Ví dụ như A trộm ví tiền của B. Lúc này, A đang nắm giữ được tài sản trên thực tế nhưng A không có quyền chiếm hữu tài sản ấy. Ngược lại, cũng có trường hợp một người không nắm giữ tài sản nhưng lại có quyền chiếm hữu đối với tài sản đó. Vì vậy, mặt chủ yếu trong quyền chiếm hữu là việc quản lý tài sản. Quản lý tài sản là khống chế tài sản về mặt pháp lý, tức là bằng khả năng của mình tác động vào tài sản theo ý muốn của chủ sở hữu trong giới hạn luật định hay hợp đồng quy định và có quyền

27 Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005.

28 Điều 182 Bộ luật Dân sự năm 2005.

36

chống lại sự xâm phạm của người khác đến quyền chiếm hữu của mình. Như vậy, hành vi quản lý tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng cùng kiểm soát sự tồn tại, việc sử dụng và khai thác tài sản chung của mình. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà mỗi gia đình có sự bàn bạc, thỏa thuận, phân công giữa vợ và chồng trong việc quản lý tài sản chung. Tuy nhiên, xuất phát từ quyền chiếm hữu ngang nhau đối với tài sản chung nên một bên vợ hoặc chồng ngoài việc tự mình nắm giữ, quản lý tài sản chung còn có quyền kiểm tra, giám sát sự chiếm hữu của phía bên kia để đảm bảo sự tồn tại bền vững của khối tài sản chung. Việc quản lý tài sản chung của vợ chồng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng sau này, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành đã quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ–CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, những tài sản chung sau đây vợ, chồng phải đăng ký quyền sở hữu và ghi tên của cả hai vợ chồng: Nhà ở, quyền sử dụng đất; các tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu29. Các bên vợ, chồng phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định kể từ ngày Nghị định số 70/2001/NĐ–CP có hiệu lực (Nghị định này phát sinh hiệu lực từ ngày 18 tháng 10 năm 2001). Với quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng và ghi tên cả hai người trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đã dẫn đến nhiều băn khoăn đối với những trường hợp vợ, chồng đã đăng ký quyền sở hữu tài sản chung trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực nhưng chỉ đứng tên của một mình người chồng hoặc người vợ. Vấn đề này đã được Nghị định số 70/2001/NĐ – CP chỉ rõ tại khoản 3 Điều 5: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên

29 Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ–CP ngày 03/10/2001.

37

của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh”. Có thể thấy, các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên một mình người vợ hoặc người chồng, chưa hẳn đó là tài sản riêng của người đó. Tài sản này vẫn có thể là tài sản chung. Đặc biệt, nếu tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thường được suy luận theo hướng tài sản chung.

Việc thực hiện quyền chiếm hữu được quy định tại Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tuy nhiên, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nên khi một bên vợ, chồng “thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản” thì cần có sự thỏa thuận thống nhất với bên vợ, chồng còn lại. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng muốn chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản chung của mình cho người khác thì phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Tài sản chung để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, nên khi vợ chồng nắm giữ, quản lý tài sản chung thì lợi ích của gia đình phải được đặt lên hàng đầu. Vợ chồng phải có sự liên kết, đồng thuận và tôn trọng lẫn nhau trong việc chiếm hữu tài sản chung của mình.

Quyền chiếm hữu là một quyền quan trọng, không thể thiếu trong nội dung của quyền sở hữu tài sản. Vì có chiếm hữu thì mới có thể sử dụng và định đoạt tài sản, quyền chiếm hữu tạo cơ sở cho chủ sở hữu thực hiện được quyền sử dụng và quyền định đoạt của mình một cách hợp pháp. Có thể nói, quyền chiếm hữu là tiền đề pháp lý làm phát sinh quyền sử dụng và quyền định đoạt.

38

2.2.2 Quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lơi tức từ tài sản30. Việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức nhằm để thỏa mãn những nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, lao động hay sinh hoạt của người có quyền sử dụng tài sản. Như vậy, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng là quyền của vợ chồng cùng nhau khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung đó. Quyền sử dụng được hiểu dưới hai góc độ:

Một là, chủ sở hữu khai thác công dụng một cách trực tiếp thông qua hành vi của chính mình. Chủ sở hữu, bằng hành vi của mình trực tiếp tác động vào tài sản để tài sản bộc lộ các thuộc tính hữu ích phục vụ cho nhu cầu của mình trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như: Mua nhà để ở, mua xe để đi lại, mua các vật dụng để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng…

Hai là, chủ sở hữu được hưởng lợi từ tài sản. Mặt thứ hai này thể hiện việc chủ sở hữu sử dụng tài sản một cách gián tiếp, tức là chủ sở hữu không tự mình khai thác tài sản mà để tài sản đó cho một chủ thể khác sử dụng. Chủ thể đó phải trả cho chủ sở hữu khoản tiền như sự đền bù cho việc được quyền sử dụng tài sản, ví dụ:

tiền thuê mặt bằng trong hợp đồng thuê mặt bằng để sản xuất, kinh doanh31.

Về cách sử dụng thì thông thường chủ sở hữu tự mình thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình nhưng cũng có trường hợp chủ sở hữu thông qua người khác để thực hiện quyền sử dụng, ví dụ như đối với phương tiện khoa học kỹ thuật thì người có quyền sử dụng muốn sử dụng có thể thông qua người có trình độ kỹ thuật.

Vợ chồng tự quyết định về cách thức sử dụng tài sản chung sao cho công dụng của tài sản chung được khai thác một cách tối ưu nhất để phục vụ tốt các nhu cầu của gia đình nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

30 Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2005.

31 Nguyễn Xuân Quang – Lê Nết – Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, năm 2007, trang 105.

39

Quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng là ngang nhau, họ có quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của gia đình. Và tùy từng trường hợp mà vợ chồng nên thống nhất ý chí với nhau khi sử dụng khối tài sản chung ấy. Việc thực hiện phương thức khai thác có thể làm ảnh hưởng đến tài sản chung như gây mất mác, hư hỏng tài sản chung thì vợ chồng cần có sự thỏa thuận trước với nhau. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng được sử dụng với hai mục đích: Chi dùng để bảo đảm các nhu cầu của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Nhu cầu gia đình là những nhu cầu chính đáng của vợ chồng, con cái và các thành viên khác như việc ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, mua sắm tư liệu sản xuất… phục vụ cho đời sống các thành viên trong gia đình về vật chất và tinh thần. Theo quy định tại Điều 23 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định: “Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ”. Những nhu cầu này gắn liền với nhân thân mỗi bên nhưng vẫn coi đó là những nhu cầu chung của vợ chồng. Pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động của mỗi bên là tài sản chung thì những nhu cầu thiết yếu để tạo lập nên khối tài sản chung đó phải được coi là nhu cầu chung và phải được đáp ứng bằng tài sản chung. Việc chi dùng tài sản chung cho những nhu cầu gia đình được hiểu là sự chi dùng hợp lý có căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng gia đình và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc thỏa mãn những nhu cầu chung của gia đình, tài sản chung của vợ chồng còn được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ chung. Trong đời sống vợ chồng, nhiều trường hợp phân định giữa nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng của mỗi người không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tiếp tục bỏ ngỏ việc xây dựng một giải pháp nguyên tắc cho vấn đề thiết lập các tiêu chí để xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong pháp luật hôn nhân và gia đình

40

hiện hành chỉ quy định “vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”32. Đó là một trường hợp mà nghĩa vụ do vợ hoặc chồng tự mình xác lập, nhưng lại có hiệu lực ràng buộc cả vợ và chồng, thậm chí ràng buộc trong tình trạng liên đới và “nhu cầu” theo quy định trên phải là nhu cầu thiết yếu.

Nếu nhu cầu không thiết yếu thì nghĩa vụ do một bên xác lập sẽ không ràng buộc bên còn lại một cách liên đới33. Như vậy, nghĩa vụ chung liên quan đến tài sản chung phát sinh khi vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng thực hiện hành vi hoặc xác lập các giao dịch vì lợi ích chung của gia đình. Mặt khác, nghĩa vụ được thanh toán bằng tài sản chung còn phát sinh theo sự thỏa thuận của vợ chồng, điều này xuất phát từ tình cảm vợ chồng và sự ổn định của gia đình mà họ tự nguyện chịu trách nhiệm chung đối với nghĩa vụ tài sản đã phát sinh. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chưa có điều khoản cụ thể quy định nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù vậy, căn cứ vào mục đích của việc thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản và căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng, nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể được xác định như sau:

Thứ nhất, đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung mà pháp luật không bắt buộc phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, nếu người thực hiện giao dịch chứng minh được tính hợp pháp của giao dịch và mục đích của giao dịch là vì lợi ích chung của gia đình, thì nghĩa vụ này là nghĩa vụ chung, do đó được thực hiện bằng tài sản chung. Nếu không chứng minh được tính hợp pháp của giao dịch hoặc không chứng minh được việc xác lập giao dịch đó là vì lợi ích chung của gia đình, thì đây là nghĩa vụ riêng của người xác lập, thực hiện giao dịch.

Thứ hai, những giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, do đó nếu vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch mà không

32 Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

33 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, tập II, NXB trẻ, năm 2004, trang 98.

41

có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ của họ thì về nguyên tắc, nếu có nghĩa vụ phát sinh thì đó là nghĩa vụ riêng của người thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nếu bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch chứng minh được việc thực hiện giao dịch của mình là vì lợi ích chung của gia đình, thì nghĩa vụ này “có thể” được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Thứ ba, những nghĩa vụ riêng được vợ và chồng thỏa thuận dùng tài sản chung để thực hiện.

Có thể liệt kê một số nghĩa vụ của vợ chồng được đáp ứng bằng tài sản chung:

Thứ nhất, các nghĩa vụ phát sinh khi vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng thực hiện các giao dịch dân sự hợp pháp để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, như nghĩa vụ phát sinh do việc duy trì và phát triển đời sống vật chất, tinh thần của gia đình; nghĩa vụ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung.

Thứ hai, nghĩa vụ phát sinh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con chung của hai vợ chồng hoặc con riêng của một bên vợ, chồng cùng sống chung với gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Thứ ba, các nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến công việc do vợ chồng cùng thực hiện; các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình một bên vợ, chồng tạo thu nhập như: Tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động trong thời kỳ hôn nhân và các nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng hoặc hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung (phản ánh nguyên tắc tài sản nợ gắn liền với tài sản có – nghĩa vụ tài sản có thể do vợ, chồng trực tiếp xác lập hoặc không trực tiếp xác lập, nhưng nếu lợi ích từ việc xác lập quan hệ tài sản được đưa vào tài sản chung, khi phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ đó phải được xem là nghĩa vụ chung).

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng (Trang 34 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)