Đời sống hiện đại cùng với mặt trái của sự phát triển kinh tế, xã hội đã dẫn đến hệ quả quan hệ mẫu mực của vợ chồng và quan hệ kỷ cương của kiểu gia đình truyền thống đang bị xô ngã. Theo thống kê số liệu giải quyết các vụ án hôn nhân - gia đình của ngành Tòa án qua các năm, nhận thấy số lượng vụ việc đang có xu hướng tăng rõ rệt. Số vụ án hôn nhân – gia đình giải quyết ở cấp sơ thẩm năm 2012 tăng 13,4% so với năm 2011.
Biểu đồ 1: Biểu đồ số liệu giải quyết Sơ thẩm các vụ án Hôn nhân – gia đình của ngành Tòa án qua các năm
Các vụ án này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng tựu trung vào vài nguyên nhân chính như: mâu thuẫn về kinh tế không thể giải quyết được, sự “lệch
57
pha” trong quan hệ vợ chồng, vợ chồng thiếu trách nhiệm với nhau, tính tình không phù hợp... Con số thống kê này cho thấy một thực trạng đáng báo động về quan hệ vợ chồng. Do đó, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh về vấn đề này. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được ban hành trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 và đã bổ sung, sửa đổi một số quy định còn hạn chế ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. Tuy nhiên, trong một thời gian dài áp dụng pháp luật, bên cạnh những điểm ưu việt của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì những điểm bất cập, vướng mắc vẫn còn tồn tại. Để hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình thì việc nghiên cứu những điểm bất cập, vướng mắc là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
3.1.1 Vấn đề xác định phạm vi của tài sản chung và tài sản riêng trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng
Thời điểm xác lập tài sản
Căn cứ vào thời điểm xác lập tài sản là một trong những căn cứ phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 27 và Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Theo đó, tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân là những tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng nếu vợ chồng không nhập tài sản đó vào khối tài sản chung; các tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được thừa nhận là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Vấn đề đặt ra trong trường hợp này là tài sản “có được trong thời kỳ hôn nhân” sẽ được hiểu như thế nào mới đúng tinh thần của các nhà làm luật? Có quan điểm cho rằng “có” ở đây là có về mặt thực tế, quan điểm khác lại cho rằng “có” ở đây phải được hiểu là có về mặt pháp lý.
Chẳng hạn như trước khi trở thành vợ chồng của nhau, người vợ hoặc người chồng thực hiện một giao dịch bằng chính tài sản riêng của mình, nhưng giao dịch này lại hoàn thành khi họ đã là vợ chồng, vậy tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng? Cho một ví dụ cụ thể như: Người chồng sử dụng tiền riêng của mình để mua một căn nhà trước khi kết hôn. Hợp đồng đã được ký kết tại văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Một tháng sau, anh ta kết hôn. Sau đó, cơ quan có
58
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chủ quyền nhà cho người chồng. Vậy căn nhà này sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng hay tài sản riêng của người chồng? Có quan điểm cho rằng, tài sản này là tài sản chung vì nó có được “trong thời kỳ hôn nhân”.
Tuy nhiên, nhận thấy quan điểm cho rằng đây là tài sản riêng sẽ hợp lý hơn. Mặc dù giao dịch được hoàn thành khi anh ta kết hôn, nhưng sau khi ký hợp đồng tại phòng công chứng, tài sản này đã là tài sản của riêng người chồng (xác lập giao dịch bằng chính tài sản riêng của mình). Do đó, “có được trong thời kỳ hôn nhân” cần được xem xét vào thời điểm vợ, chồng xác lập giao dịch chứ không phải thời điểm giao dịch hoàn thành. Thực tiễn xét xử cũng có sự tương đồng với quan điểm trên, cụ thể tại bản án số 02/2011/HNGĐ–PT ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM giải quyết tranh chấp giữa chị Lê Hải Anh và anh Nguyễn Tiến Sơn về hai lô đất tọa lạc tại ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng xét xử xét lời khai của bà Đỗ Ngọc Hương là chủ đất cũ và các tài liệu, chứng cứ khác xác định hai lô đất trên là tài sản riêng của anh Nguyễn Tiến Sơn nhận chuyển nhượng ngày 04 tháng 04 năm 2007 trước khi đăng ký kết hôn với chị Lê Hải Anh ngày 06 tháng 04 năm 2007. Thiết nghĩ, pháp luật cần bổ sung những quy định cụ thể hướng dẫn vấn đề này theo hướng công nhận một tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng nếu như tài sản đó đã “có” trên thực tế. Quy định này sẽ đảm bảo cho quyền lợi của bên có tài sản, hạn chế được tình trạng kết hôn nhằm mục đích trục lợi, nhằm chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu riêng của bên còn lại.
Đồ dùng, tư trang cá nhân
Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 xác định đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng Luật không quy định cụ thể là những đồ dùng, tư trang cá nhân này bao gồm những tài sản nào? Giới hạn giá trị tài sản của đồ dùng, tư trang là bao nhiêu? Và có phải trong mọi trường hợp kể cả trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng không?
Theo cách hiểu phổ thông thì đồ dùng, tư trang bao gồm những vật dụng phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp, kể cả những món đồ trang sức đắt tiền. Như vậy,
59
đối với những vật dụng có giá trị nhỏ, phục vụ cho nhu cầu riêng hàng ngày của một bên như: quần, áo, giày, dép… đều thuộc sở hữu riêng của một bên. Vấn đề gây tranh cãi ở đây chỉ đặt ra đối với những đồ dùng, tư trang có giá trị lớn. Cụ thể như:
các tài sản là vàng bạc, đá quý của một bên có trước thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó lại đưa vào sử dụng chung; số vàng bạc của một bên được chuyển đổi thành những tài sản trang sức cho cả hai bên vợ chồng; có trường hợp vợ chồng dùng tài sản chung để mua nữ trang, trang sức cho một bên hoặc trường hợp bố mẹ cho nữ trang, vàng trong ngày cưới mà không nói rõ là cho một bên hay cho chung hai vợ chồng… Nhận thấy, với một quy định chung chung, khái quát tại Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về đồ dùng tư trang cá nhân không thể giải quyết một cách triệt để và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên. Thực tế có quan điểm nhìn nhận về vấn đề này như sau: Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện thì tất cả những đồ dùng, tư trang cá nhân dù được hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều phải được công nhận là những tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên. Vì xuất phát từ tính chất của những tài sản này chỉ để phục vụ lợi ích cá biệt của một bên nên không thể xem là tài sản chung được. Tuy nhiên, nếu áp dụng quan điểm này đối với những tư trang có giá trị lớn và không mang tính chất riêng biệt dành cho một bên thì không hợp lý. Nếu nhìn nhận theo quan điểm này thì một bên có thể lợi dụng quy định của pháp luật và dùng tài sản chung của vợ chồng để mua sắm những đồ dùng, tư trang cá nhân có giá trị cho bản thân nhằm chuyển từ tài sản chung thành tài sản riêng để tư lợi. Mặt khác, có nhiều cặp vợ chồng tích lũy của cải chung bằng cách mua vàng, trang sức, đá quý đắt tiền nên không thể dựa vào tính chất cá nhân để quy kết là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng được. Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải mọi trường hợp đều công nhận đồ dùng, tư trang cá nhân hoàn toàn thuộc sở hữu của một bên mà phải cân nhắc theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như:
Tại bản án số 54/2011/HNGĐ–PT ngày 05/9/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang giải quyết yêu cầu chia tài sản của anh Dũng và chị Trang gồm một sợi dây chuyền kiểu bông mai (01 lượng vàng 24k), hai chiếc lắc tay (01 lượng vàng 24k), một đôi hoa tai (1,16 chỉ vàng 14k tương đương 0,65 chỉ vàng 24k) và mẹ chị Trang
60
cho chị một chiếc kiềng đeo cổ (03 chỉ vàng 24k), 40.000.000 tiền đồng. Hội đồng xét xử dựa vào dữ liệu đây là những tài sản mà vợ chồng được cho chung trong ngày cưới để công nhận sở hữu chung và chia đôi cho mỗi bên trừ chiếc kiềng 03 chỉ vàng 24k do mẹ chị Trang cho riêng con gái nên thuộc sở hữu riêng của chị Trang.
Như vậy, hiện nay pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng là đồ dùng, tư trang cá nhân trong thời kỳ hôn nhân chưa thật sự thuyết phục. Hơn nữa, ngoài Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có quy định về vấn đề này một cách cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp vì vậy còn nhiều bất cập, không thống nhất. Pháp luật cần quy định rõ hơn về vấn đề này trong một văn bản hướng dẫn cụ thể như: Trường hợp nào thì đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng? Đồ dùng, tư trang bao gồm những tài sản nào? Giới hạn giá trị tài sản của đồ dùng, tư trang là bao nhiêu? Việc xác định rõ ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng sẽ hạn chế được tranh chấp phát sinh và hạn chế được tình trạng một bên lợi dụng quy định của pháp luật để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên
Trong vấn đề xác định phạm vi tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng còn một trường hợp cần làm sáng tỏ đó là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành đã dành Điều 27 và Điều 32 để quy định khái quát những tài sản nào thuộc sở hữu chung, những tài sản nào thuộc sở hữu riêng của vợ chồng; nhưng dường như các nhà làm Luật đã vô tình bỏ sót, không quy định về trường hợp này.
Từ đó, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:
Theo tác giả Nguyễn Văn Cừ, hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng là tài sản chung xuất phát từ tính chất, mục đích của quan hệ vợ chồng được xác lập và
61
truyền thống của gia đình44. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện cũng theo quan điểm trên, ông cho rằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ bất kể tài sản gốc là của chung hay của riêng thì đều là tài sản chung của vợ chồng nếu được thu trong thời kỳ hôn nhân45.
Ngược lại, Thạc sĩ Lê Vĩnh Châu có ý kiến: “Chúng tôi cho rằng mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không đề cập đến vấn đề này, đây không phải là khiếm khuyết của Luật mà do vấn đề này đã được nói rõ ở một văn bản pháp luật khác, đó là Điều 243 Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức… Do đó, chúng ta phải xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh trên các tài sản riêng khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người đó”46.
Nhận thấy, nếu chúng ta công nhận hoa lợi, lợi tức phát sinh từ nguồn tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng trong mọi trường hợp thì không hợp lý. Bởi vì nếu đánh đồng sở hữu riêng thành sở hữu chung như vậy sẽ mâu thuẫn với quy định mỗi bên vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ngược lại, nếu như chúng ta công nhận hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng trong mọi trường hợp cũng không hợp lý. Bỡi lẽ, cách hiểu này sẽ không khuyến khích hình thành, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quan hệ vợ chồng là một quan hệ đặc biệt với những đặc trưng riêng, trong đó yếu tố vật chất đan xen với yếu tố tình cảm, không thể phân định rạch ròi đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Chẳng hạn như trước khi kết hôn, anh A có một chiếc máy dệt vải để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho chính anh A, sau khi đời sống hôn nhân hình thành cùng với chị B, chiếc máy dệt này vẫn là công cụ tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình. Như vậy, chúng ta cần phải công nhận lợi tức phát
44 Nguyễn Văn Cừ, Tạp chí Tòa án Nhân dân số 09/2000, trang 20 và kế tiếp.
45 Nguyễn Ngọc Điện, tlđd, tập 2, trang 46.
4646 Lê Vĩnh Châu, Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, năm 2001, trang 44.
62
sinh từ chiếc máy dệt vải là tài sản mà anh A đóng góp vào khối tài sản chung để duy trì các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống gia đình theo tinh thần của Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Vậy nên, để xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ, chồng là tài sản chung hay tài sản riêng cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: Hoa lợi, lợi tức đó có phải là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình hay không? Vợ và chồng có cùng chung sức để khai thác tài sản riêng đó hay không? Ý chí của các bên xác định như thế nào về vấn đề này, thừa nhận hay không thừa nhận hoa lợi, lợi tức là tài sản chung?... Việc căn cứ vào nhiều yếu tố để phân định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là của chung hay của riêng vợ, chồng sẽ đảm bảo được tính hợp lý trong điều kiện các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay.
3.1.2 Vấn đề về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng
Pháp luật quy định về việc thực hiện quyền chiếm hữu thông qua thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”47. Đây là một quy định nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh và giúp cơ quan có thẩm quyền dễ phân định tài sản chung và tài sản riêng khi có yêu cầu. Tuy nhiên, quy định này không được các cặp vợ chồng thực hiện một cách tuyệt đối. Vì xuất phát từ yếu tố chủ quan tình cảm, tư duy “của chồng công vợ” hoặc xuất phát từ yếu tố khách quan – theo quy định của pháp luật thì một bên vợ, chồng không được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, trong thực tế phát sinh nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng một tài sản đứng tên một chủ sở hữu chưa chắc là tài sản riêng của chủ sở hữu đó. Cho ví dụ trường hợp tranh chấp phát sinh giữa ông Chen Ming Chun và bà Phạm Tú Hoàn đối với nhà đất 1B/23/6 Đất Thánh, phường 6, quận Tân Bình. Bà Hoàn xác định tài sản trên do bà đứng tên có trước thời kỳ hôn nhân nên là tài sản riêng của bà. Ông Chen Ming Chun lại đưa ra các chứng cứ về việc ông đã
47 Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
63
nhờ 02 nhân viên cầm tiền đi giao dịch và một trong 02 nhân viên – ông Chóng – là người đứng tên lô đất này (vì ông Chen Ming Chun là người nước ngoài nên không được phép đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam). Sau khi kết hôn với bà Hoàn, ông Chen Ming Chun yêu cầu ông Chóng chuyển giao quyền sử dụng đất để bà Hoàn đứng tên. Tại bản án số 252/2013/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/03/2013, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được đưa ra để xác định nhà đất tại 1B/23/6 Đất Thánh, phường 6, quận Tân Bình là tài sản chung của ông Chen Ming Chun và bà Phạm Tú Hoàn. Thực tiễn xét xử cho thấy một tài sản đứng tên một chủ sở hữu nhưng vẫn có thể được xác định là tài sản chung. Bên nào cho rằng đó là tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành suy đoán theo hướng tài sản chung khi không chứng minh được tài sản đó là của riêng vợ, chồng.
3.1.3 Vấn đề liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn
Tài sản chung có giá trị lớn được Nghị định số 70/2001/NĐ–CP xác định căn cứ vào tính chất và phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng mà không dựa vào giá trị thực tế của tài sản. Nhận thấy quy định này mang tính chất hợp lý vì mỗi gia đình sẽ có mức sống khác nhau nên một tài sản có thể có giá trị nhỏ đối với gia đình này nhưng lại có giá trị lớn đối với gia đình khác. Tuy nhiên, quy định này cũng không phải hoàn toàn tiến bộ. Việc xác định một tài sản có giá trị lớn hay nhỏ còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác như: Mức sống trung bình của địa phương, mức sống của chính gia đình đó, nhu cầu thiết yếu cần được đáp ứng bởi khối tài sản chung … Vì từng vùng, từng gia đình sẽ có mức thu nhập cũng như mức sống khác nhau, để có thể đánh giá một tài sản có giá trị lớn hay nhỏ nên dựa vào nhiều tiêu chí. Càng có nhiều tiêu chí thì việc xác định tài sản chung có giá trị lớn càng chính xác và khách quan hơn. Pháp luật quy định như hiện nay sẽ tạo sự khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định giá trị tài sản; nhiều trường hợp, việc xác định tài sản có giá trị lớn hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của cơ quan chức năng chứ không có một mức chuẩn chung nào