Thực tiễn áp dụng cơ chế nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng quy định của pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện (Trang 44 - 52)

CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG – VƯỚNG MẮC VÀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ HOÀN THIỆN

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng

2.1.2. Thực tiễn áp dụng cơ chế nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản

- Thực tiễn giải quyết việc nhập tài sản riêng của một bên vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Hiện nay pháp luật HNGĐ vừa quy định cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận một tài sản nào đó có nguồn gốc là tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng, vừa quy định cho phép vợ hoặc chồng có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Chắc hẳn với quy như vậy, cho phép các cơ quan áp dụng pháp luật hiện nay suy luận rằng, nếu quy định về thỏa thuận của vợ chồng coi một tài sản riêng nào đó là tài sản chung là hành vi phải dựa trên ý chí của cả vợ và chồng, thì việc pháp luật cho phép việc nhập tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung là hành vi được thực hiện dựa trên ý chí của một bên - bên có tài sản riêng. Do đó, thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay cho thấy, ngoài hình thức thỏa thuận đặc biệt theo Điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, các tòa án đều thừa nhận những thủ tục thông qua hành vi đơn phương của một bên vợ hoặc chồng sau đây tại một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền như việc xác nhận có hành vi nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung.

+ Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thông qua việc công chứng các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng tại các phòng công chứng, UBND cấp xã, Phòng Tư pháp.

Thông thường khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản pháp luật bắt buộc đăng ký quyền sở hữu, bên có tài sản riêng không ý thức được rằng hành vi ghi tên vợ hoặc chồng vào giấy đăng ký là hành vi tự nguyện

45

nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Cũng giống như vậy, việc bên vợ hoặc chồng chấp nhận cho người còn lại đứng tên trong hợp đồng định đoạt tài sản riêng được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công chứng, chứng thực hoàn toàn không nhận thức được hành vi ấy tương đương với việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung bằng văn bản thỏa thuận nhập tài sản theo quy định của pháp luật.

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản riêng – tài sản mà vợ chồng đã nhập (hoặc không nhập) vào tài sản chung tại TAND

Mặc dù hiện nay pháp luật quy định việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung đối với một số tài sản nhất đinh như nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thì cần phải lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng, văn bản này có thể được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng cho thấy phần lớn các tòa án thừa nhận các hình thức gián tiếp khác như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, hợp đồng chuyển nhượng… là một dạng thức của hành vi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Sau đây là những vụ án điển hình thể hiện đường lối giải quyết của các tòa liên quan đến việc xác định có hay không hành vi nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ, chồng.

Trong vụ án tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa ông Nguyễn Văn Tín và bà Nguyễn Thị Tường Minh liên quan đến việc xác định có hay không hành vi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ, chồng cụ thể như sau: Ông Nguyễn Văn Tín và Bà Nguyễn Thị Tường Minh tự nguyện kết hôn vào ngày 19/01/1993. Ngày 30/3/1004, bà Nguyễn Thị Tường Minh có đơn xin ly hôn. Khi ly hôn, bà Minh yêu cầu chia đôi ngôi nhà số 150 đường Giáp Bát, Quận Hoàn Mai, Tp. Hà Nội để chị có chỗ ở. Không đồng ý với yêu cầu của bà Minh, anh Tín cho rằng căn nhà trên là nhà của bố mẹ anh mua, nhưng vì anh có hộ khẩu ở Hà Nội nên bố mẹ anh để anh đứng tên.

Tại bản án sơ thấm số 28/2005/ LSST ngày 25+28-3-2005, Tòa án nhân dân Tp.

Hà Nội tuyên xử ngôi nhà 150 Giáp Bát, quận Hoàn Mai, Tp. Hà Nội diện tích 38,7m2 đất, xây 3 tầng tại thửa số 55, bản đồ 5.H.3.24 mang tên anh Nguyễn Văn Tín và chị Nguyễn Thị Tường Minh là tài sản chung của vợ chồng anh chị.

Ngày 06/4/2005, chị Nguyễn Thị Tường kháng cáo về việc phân chia nhà ở.

46

Ngày 08/4/2005, anh Nguyễn Văn Tín kháng cáo về việc phân chia nhà ở.

Ngày 11/4/2005, anh Nguyễn Đức Long kháng cáo về việc phân chia nhà ở.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 184/2005/DSPT ngày 09/5/2005, Tòa án Phúc Thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Xác nhận ngôi nhà số 150 đường Giáp Bát, quận Hoàn Mai, Hà Nội diện tích 38,7m2 đất xây 3 tầng tại thửa số 55, bản đồ 5.H.3.24 mang tên anh Nguyên Văn Tín và chị Nguyễn Thị Tường Minh là tài sản chung của vợ chồng anh chị có trị giá 1.817.092.000đồng.

Tại quyết định số 144/QĐ-KNGĐ-V5 ngày 24/11/2006, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên với nhận định:Tại bản khai và đơn của bà Tống Thị Nhài (mẹ anh Tín) gửi tòa án Tp. Hà Nội bà khẳng định ngôi nhà trên là do vợ chồng bà mua của vợ chồng ông Nguyễn Duy Điều và bà Phạm Thị Nhạn. Việc bà để cho anh Tín đứng tên mua nhà vì do anh Tín có hộ khẩu tại Hà Nội. Lời khai của bà Nhài phù hợp với lời khai của người bán là bà Phạm Thị Nhạn:

Năm 1987 bà có chuyển nhượng nhà đất thổ cư có diện tích 38.7m2 hiện nay là 150 đường Giáp Bát, quận Hoàn Mai, Hà Nội cho vợ chông ông Nguyễn Văn Tý và Tống Thị Nhài. Ông Tý, Bà Nhài đã trực tiếp giao tiền cho bà và đã đến làm nhà, điều đó cũng phù hợp với lời khai của ông Nguyễn Văn Quỳnh ở số nhà 146 đường Giáp Bát xác nhận ông là người đã giới thiệu để ông Tý, bà Nhài mua nhà, đất này (BL 34). Chị Minh cũng thừa nhận: Tiền mua nhà, đất chị không biết là tiền của ai vì tài sản này mua trước khi chị lấy anh Tín (BL.75)

Ngoài ra, xét thực tế năm 1997, khi đó anh tín mới làm công nhân không có khả năng tài chính thực tế để mua nhà, đất đến. Năm 1993 anh Tín mới kết hôn với chị Minh. Như vậy có cơ sở xác định nhà, đất tại 150 Giáp Bát là do vợ chồng Bà Nhài mua của bà Nhạn, chưa chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho vợ chồng anh Tín, chị Minh. Tuy nhiên, xác định đây là tài anh Tín có trước khi kết hôn thì không phù hợp với tinh thần của pháp luật. Bởi theo khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000 thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có trước khi kết hôn chỉ là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng có thỏa thuận. Khoản 2 Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 13 Nghị đinh 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 cũng quy định: Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng

47

một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật HNGĐ phải được lập bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng, văn bản đó được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, có cơ sở để khẳng định đây là tài sản riêng của anh Tín có trước khi kết hôn. Giữa anh Tín và chị Minh không có văn bản thỏa thuận việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.

Do vậy, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, nhằm hủy bản án sơ thẩm (số 28/2005/

DSST ngày 25+28-3-2005, Tòa án nhân dân Tp. Hà Nội) và bản án phúc thẩm (số 184/2005/ DSPT ngày 09/5/2005, Tòa án Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao) là chính đáng.

Tại Quyết định số 01/2007/DS-GĐT ngày 11/7/2007, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân tối cao nhận định: Trong quá trình giải quyết vụ án và tại đơn khiếu nại, bà Tống Thị Nhài, anh Nguyễn Đức Long, anh Nguyễn Văn Tín đều khai căn nhà số 150 đường Giáp Bát, quận Hoàn Mai, là tài sản do bà Tống Thị Nhài và ông Nguyễn Văn Tý bỏ tiền mua và xây dựng mà không phải của anh Tín, chị Minh. Tuy nhiên, bà Nhài, anh Tín không có chứng cứ gì chứng minh việc này. Ngược lại, trong giấy nhượng nhà ở ngày 6/9/1980 ghi tên người mua nhà là anh Nguyễn Văn Tín.

Sau khi mua nhà thì anh Tín là người quản lý, sử dụng; do đó có cơ sở xác định nhà đất này là tài sản riêng của anh Tín trước khi kết hôn với chị Minh. Năm 1993, ngay sau khi kết hôn anh Tín, chị Minh đã về sống chung tại ngôi nhà nêu trên. Năm 1988, khi kê khai làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, anh Tín đã tự nguyện kê khai là tài sản vợ chồng. Năm 2001, Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho anh Tín, chị Minh. Như vậy, có đủ căn cứ xác định nhà, đất tại số 150 đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, quận Hoàn Mai, Tp. Hà Nội là do anh Tín có trước khi kết hôn nhưng sau đó anh Tín tự nguyện nhập tài sản chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân.

Trong một vụ án khác, tại Quyết định 08/2008/DS-GĐT, ngày 21/11/2008 giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã thừa nhận một hành vi không được luật định là một phương thức khác của việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung

48

của vợ chồng. Tình tiết và quá trình giải quyết vụ án như sau: anh Chiến, chị Diễm trong vụ án ly hôn tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất diện tích 3.996m2 và chiếc xe ô tô 16 chỗ. Theo chị Diễm vợ chồng không có tài sản chung, toàn bộ tài sản hiện có của gia đình có nguồn gốc từ tài sản riêng là quyền sử dụng đất 10.021m2 được ông Dương Hồng Quang (là ông ngoại của chị) cho riêng chị từ năm 1990. Sau khi được cho chị bán 6000m2 lấy tiền mua 2 mảnh đất nơi khác, xây dựng nhà mua xe ô tô và mua xe Honda Dream.

Tại bản án sơ thẩm số 29/2007/TLST-HNGĐ ngày 17/11/2007, Tòa án nhân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai xác định: Toàn bộ tài sản nêu trên là tài sản chung của vợ chồng, theo đó sẽ chia đôi trên cơ sở xem xét công sức đóng góp của chị Diễm.

Bác yêu cầu của chị Diễm xin công nhận quyền sử dụng đất diện tích 3.996m2 và chiếc xe ô tô 16 chỗ.

Không đồng ý với quyết định trên, ngày 16/7/2007 chị Diễm làm đơn kháng cáo phần chia tài sản đối với bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 46/2007/HNGĐ-PT ngày 27/9/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định sửa bản án sơ thẩm về phần tài sản, xác định lại quyền sử dụng đất diện tích 3.996m2 và chiếc xe ô tô 16 chỗ là tài sản riêng của chị Diễm có được từ nguồn tài sản được tặng cho riêng. Anh Chiến có trách nhiệm giao trả diện tích đất và xe ô tô nói trên cho chị Diễm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Chiến có đơn khiếu nại về phần chia tài sản của bản án phúc thẩm nêu trên. Tại Quyết định số 625/2010/KN-DS ngày 02/8/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với bản án phúc thẩm số 46/2007/HNGĐ- PT ngày 27/9/2007; đề nghị Tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 08/2008/DS-GĐT, ngày 21/11/2008, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao nhận xét: Tuy anh Chiến cho rằng 10.021m2 đất tại xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do vợ chồng anh mua của cụ Quang, nhưng anh Chiến không xuất trình được căn cứ chứng minh, còn chị Diễm cho rằng cụ Quang cho riêng chị, cụ Quang cũng xác nhận điều đó. Tuy nhiên, sau khi được cho đất (năm 1990) anh Chiến, chị Diễm đã chuyển nhượng một phần đất nêu trên dùng tiền

49

chuyển nhượng mua xe ô tô, xe mô tô, xây dựng nhà và nhận chuyển nhượng nhiều lô đất ở những nơi khác; tất cả các giao dịch trên đều do cả anh Chiến và chị Diễm đứng tên và khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất đều cấp đứng tên cả anh Chiến và chị Diễm. Như vậy, có cơ sở để xác định chị Diễm đã có hành vi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tại TAND, việc xác định tài sản riêng đã được nhập (hoặc chưa nhập) vào tài sản chung của vợ chồng thường theo ba khuynh hướng:

- Đối với tài sản mà pháp luật không yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng: Để được coi là tài sản chung của vợ chồng, người có tài sản riêng phải lập thành văn bản thể hiện ý chí muốn nhập tài sản của họ. Do vậy, nếu vợ, chồng không có động thái nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì tòa án xác định đó là tài sản riêng của các nhân. Ví dụ như vợ (hoặc chồng) có tài sản riêng là bàn ghế, tủ lạnh, ti vi…, sau đó vợ chồng cùng sử dụng nhưng người có tài sản không lập văn bản thừa nhận đó là tài sản chung thì khi phát sinh tranh chấp, các tài sản trên vẫn là tài sản riêng.

- Đối với tài sản mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tòa án chỉ xác định việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung là hợp pháp nếu văn bản nhập tài sản việc nhập tài sản chung vào tài sản riêng ngoài việc phải lập thành văn bản thì văn bản đó còn phải được công chứng, chứng thực mới được xem là hợp lệ.

-Một trường hợp nữa là tài sản riêng được nhập vào tài sản chung thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như vợ (hoặc chồng) trước khi đăng ký kết hôn có nhà riêng. Sau khi kết hôn, căn nhà được cấp lại sổ mà khi cấp lại đứng tên cả hai vợ chồng và việc đứng tên chung này được sự đồng ý của người có tài sản thì tài sản riêng được xem là tài sản chung. Trường hợp này không cần phải lập văn bản và công chứng, chứng thực.

Trong ba giải pháp nêu trên, thì giải pháp xử lý trong hai trường hợp đầu là phù hợp với tinh thần của pháp luật. Giải pháp thứ ba mang tính thực tế, giải pháp này dù chưa được pháp luật ghi nhận nhưng có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với thực tiễn.

50

2.1.3. Thực tiễn áp dụng cơ chế hạn chế quyết định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng

- Thực tiễn xác định tính hợp pháp của các giao dịch do vợ hoặc chồng thức hiện liên quan đến tài sản riêng đưa vào sử dụng chung tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thông thường khi xác định tính hợp pháp của các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng, Công chứng viên, công chức tư pháp thường chỉ yêu cầu người đi công chứng cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản đang giao dịch, xuất trình các giấy tờ, tài liệu liên quan nhằm chứng minh tài sản là thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng chứ không chú trọng vào việc xác định loại tài sản đang giao dịch đang trong tình trạng như thế nào, có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt tài sản52 của chủ sở hữu là một bên vợ hoặc chồng hay không.

Ngoài ra, khi Công chứng viên hay công chức làm công tác tư pháp yêu cầu người đi công chứng cung cấp thông tin về tình trạng của tài sản riêng của vợ hoặc chồng đang được giao dịch, thì người đi công chứng cũng thường không đề cập đến vấn đề tài sản đang được đưa vào sử dụng chung cho gia đình và cũng không trình bày những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được đưa vào sử dụng chung có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống gia đình. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân là người đi công chứng không biết nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng tài sản, cũng như vai trò của hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được đưa vào sử dụng chung cho gia đình có ý nghĩa quan trong đối với việc xác định hình thức hợp pháp của giao dịch; hay họ cố tình che giấu để thực hiện giao dịch mà không phụ thuộc ý chí của bên kia. Do đó Công chứng viên, công chức tư pháp khó khăn trong việc xác định hình thức hợp đồng bắt buộc trong trường hợp pháp luật quy định.

Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khi xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung là “nguồn sống duy nhất” cũng rất khó khăn bởi quy định của pháp luật còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Có quan điểm cho rằng việc quy định như vậy là pháp luật cho phép thẩm quyền xem xét của Thẩm

52 Khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ năm2000.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng quy định của pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)