Hoàn thiện cơ chế pháp lý khác về tài sản riêng của vợ, chồng

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng quy định của pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG – VƯỚNG MẮC VÀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ HOÀN THIỆN

2.4. Hoàn thiện pháp luật về tài sản của, vợ chồng

2.4.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý khác về tài sản riêng của vợ, chồng

Để giải quyết bất cập, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác đinh đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, tác giả xin đưa ra những giải pháp pháp lý cho vấn đề này như sau:

Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản dưới luật, hướng dẫn chi tiết những tài sản được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân theo hướng xác định đồ dùng tư trang cá nhân là những vật phục vụ nhu cầu thiết yếu của của mỗi người, mang tính chất riêng tư: đồ dùng, trang sức (nhẫn, dây chuyền, đồng hồ đeo tay…), hay quần áo, giày dép…và những vật dụng có tính chất tương tự. Ngoài ra, trong hướng dẫn chi tiết vấn đề này cần xác định rõ các loại trang sức (nhẫn, dây chuyền, vòng đeo tay, hoa tai, đồng hồ..) bằng kim loại quý hoặc đá quý mặc dù được chế tác theo kiểu dáng giành riêng cho mỗi phái nhưng để có được tài sản này cần phải huy động nguồn tài sản lớn của gia đình thì cũng không được xem là loại đồ dùng, tư trang cá nhân. Bởi vì, món trang sức có được trong trường hợp này được ghi nhận như một hình thức tích lũy của cải của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mang thuộc tính “tiền tệ” như một phương thức để cất giữ, tiết kiệm tài sản gia đình. Hiện nay thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định đồ dùng, tư trang cá nhân cho thấy các tòa án đều xác định các loại đồ dùng, tư trang cá nhân có giá trị lớn so với tỷ trọng tổng tài sản gia đình đều là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy việc pháp luật ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết vấn đề này là việc làm cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để các tòa án thống nhất trong phướng hướng giải quyết.

Ngoài ra, văn bản hướng dẫn chi tiết về đồ dùng, tư trang cá nhân cần làm rõ nguồn gốc hình thành cũng như giá trị giới hạn của những tài sản đó. Theo quan điểm của tác giả hiện nay việc pháp luật thừa nhận nguồn gốc hình thành tài sản là đồ dùng

62

tư, trang cá nhân có thể là từ khối tài sản chung của vợ chồng là hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo khối tài sản chung không bị xâm hại bằng hành vi chuyển dịch tài sản chung thành khối tài sản riêng, thiết nghĩ pháp luật cần quy định giới hạn gía trị tối đa tài sản được xem là đồ dùng, tư trang. Nếu giá trị của đồ dùng tư trang dưới hoặc bằng giá trị cho phép thì chúng ta xác định đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng mà không căn cứ vào nguồn gốc hình thành. Còn nếu chúng có giá trị vượt quá giới hạn cho phép thì chúng ta cần căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản đó. Nếu đồ dùng, tư trang cá nhân được mua từ tài sản chung của vợ chồng thì thừa nhận đây là tài sản chung của vợ chồng. Còn nếu đồ dùng, tư trang cá nhân đó có nguồn gốc từ tài sản riêng như mua được từ tài có trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng (không nhập vào tài sản chung)…thì chúng ta thừa nhận đó là tài sản riêng của họ. Mặt khác, liên quan đến vấn đề xác định giới hạn giá trị tài sản được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân, tác giả cho rằng không nên đưa ra một hạn mức nhất định bởi nó dễ bị lạc hậu khi kinh tế đất nước đang phát triển và thay đổi qua từng thời kỳ. Hơn nữa, việc đưa ra một giới hạn giá trị về tài sản được coi là đồ dùng, tư trang cá nhân như là mẩu số chung cho tất cả các gia đình cụ thể vốn có điều kiện tài sản, kinh tế khác nhau là không phù hợp. Theo đó, một tỷ lệ nhất định giữa tài sản xác định và tổng tài sản hiện có của gia đình là một giải pháp theo tác giả là phù hợp trong trường hợp này. Đây là giải pháp không hoàn toàn mới mà đã được đề cập tại Điểm B mục 3 NQ01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ năm 1986; tuy nhiên đến nay văn bản này đã đã hết hiệu lực khi bị thay thế bởi NQ 02/2000/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao.

- Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia trong thời kỳ hôn nhân Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2000, thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung được chia là tài sản riêng của vợ, chồng. Theo quan điểm cá nhân tác giả quy định này là phù hợp với mục đích và bản chất của việc chia tài sản chung. Tuy nhiên nếu xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản được chia là tài sản riêng của vợ chồng mà không quy định nghĩa vụ tài sản đối với gia đình sẽ dẫn đến sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quan hệ vợ chồng với nhau và với các thành viên khác. Bởi lúc đó mỗi bên đều lo phát triển khối tài sản riêng của mỗi người, để làm lợi cho bản thân trong khi các công việc chung của gia đình không được thực hiện. Để khắc phục vấn đề

63

này theo tác giả cần phải: Sửa đổi Điều 30, Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, theo hướng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên (về tài sản) đối với gia đình sau khi chia tài sản chung. Quy định như vậy sẽ hợp lý, một mặt đảm bảo quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức của chủ sở hữu; mặt khác đảm bảo được quyền lợi của các thành viên trong gia đình, đồng thời đảm bảo ý nghĩa và mục đích của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Mặt khác, để đảm bảo quy định về hậu quả pháp lý từ việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không mâu thuẫn với quy đinh tại Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiết nghĩ, pháp luật cũng cần quy định hướng dẫn về tài sản là hoa lợi, lợi tức để phân biệt với thu nhập hợp pháp, thu nhập hợp pháp khác.

- Vấn đề hạn chế quyền định đọat của vợ, chồng đối với tài sản riêng

Hiện nay, pháp luật HNGĐ quy định trong một số trường hợp việc định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng cần phải có sự đồng ý của bên kia. Trong trường hợp các bên không tuân thủ quy định này thì giao dịch liên quan tài sản đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu có yêu cầu. Tuy nhiên theo quan điểm tác giả, để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu tài sản riêng trong trường hợp bên còn lại cố tình ngăn cản quyền định đoạt tài sản riêng một cách không chính đáng, pháp luật cần cho phép các bên yêu cầu tòa án giải quyết (khi không thỏa thuận được) để xác định có hay không tài sản riêng thuộc trường hợp hạn chế quyền định đoạt. Trong trường hợp này, người có yêu cầu có nghĩa vụ đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Ngoài ra, liên quan đến thuật ngữ quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000 theo tác giả nên sửa cụm từ “nguồn sống duy nhất của gia đình” thành cụm từ “nguồn sống chủ yếu của gia đình”. Như đã đề cập, hiện nay hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình là điều không xảy ra trên thực tế cuộc sống hôn nhân. Do đó, nếu chung ta quy định theo hướng hoa lợi, lợi tức là “nguồn sống chủ yếu” của gia đình thì phạm vi áp dụng của điều luật sẽ được mở rộng. Điều luật thật sự thể hiện được ý nghĩa của nó trong việc duy trỳ, đảm bảo tính ổn định, bền vững của gia đình. Chính vì vậy tác giả cho rằng khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000, cần sửa đổi như sau:

64

“5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng.”

- Xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu là vợ, chồng đối với tài sản riêng đã (sẽ) đưa vào sử dụng chung

Hiện nay tại khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000, quy định tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, quy định này không thể hiện rõ đây quyền hay nghĩa vụ của bên có tài sản riêng. Do đó để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như áp dụng điều luật tác giả cho rằng, Luật HNGĐ sửa đổi cần xác định cụ thể việc đưa tài sản riêng vào sử dụng cho nhu cầu của gia đình trong trường hợp này là nghĩa vụ bắt buộc của chủ sở hữu tài sản. Theo đó, pháp luật ghi nhận quyền tự thỏa thuận của các bên; trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Ngoài ra, để đảm bảo tính khả thi của điều luật, quy định này cần có văn bản hướng dẫn chi tiết, trong đó đưa ra chế tài cụ thể trong trường hợp các bên không tuân thủ.

Liên quan đến vấn đề tỷ lệ đóng góp tài sản tài sản riêng vào sử dụng cho nhu cầu gia đình trong trường hợp cả vợ và chồng đều có tài sản riêng, tác giả cho rằng cần quy định tỷ lệ đóng góp trước tiên do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi tỷ lệ đóng góp trên cở sở có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi bên như căn cứ vào khối tài sản riêng hiện có, thu nhập thực tế của các bên (trong trường hợp đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân).

Theo tinh thần này, khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000, cần được sửa đổi như sau:

“4. Vợ, chồng có nghĩa vụ đưa tài sản riêng vào sử dụng vào nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đinh trong trường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng”.

Đối với việc xác định nghĩa vụ chung hay riêng đối với các khoản tiền vay tác giả cho rằng, pháp luật cần quy định thủ tục vay liên quan đến tài sản có giá trị lớn (vay

65

có thế chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất…) hoặc vay với số tiền lớn theo hướng cần phải có chữ ký đồng ý của cả hai bên vợ và chồng trong hợp đồng vay.

Trường hợp không có chữ ký xác nhận sự đồng ý của một bên vợ hoặc chồng thì xác định đây là nghĩa vụ riêng của một bên, theo đó nghĩa vụ này trước hết phải được đảm bảo bằng tài sản riêng của mỗi bên. Ngoài ra Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000 có đưa ra nguyên tắc: Trường hợp các bên không chứng minh được tài sản đó là chung hay riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, trong trường hợp một khoản vay không chứng minh được mục đích chung hay riêng, theo quan điểm tác giả, sẽ hợp lý khi pháp luật xác định đó là nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn.

- Đối với vấn đề xác nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy các tòa án thừa nhận các hình thức thể hiện gián tiếp là một cách thức thể hiện của hành vi tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong qua trình áp dụng pháp luật đối với vấn đề mà hiện nay đang được xem xét giải quyết dựa trên thực tiễn xét xử. Pháp luật HNGĐ cần quy định thừa nhận văn bản thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng theo hướng không nhất thiết phải thể hiện dưới hình thức trực tiếp, có chữ ký của vợ chồng mà còn có thể tồn tại dưới các hình thức gián tiếp trong đó thể hiện sự tự nguyện ý chí của vợ, chồng trong việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của bên có tài sản riêng, và chắc chắn hành vi nhập tài sản riêng vào tài sản chung là hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu, Luật HNGĐ cũng cần xác định các hình thức cụ thể được xem là văn bản thể hiện việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung; cùng với đó, luật cũng cần xác định các chủ thể có thẩm quyền trong việc xác lập sự chuyển dịch thức sở hữu trong trường hợp này.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, quy định việc nhập tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 phải được lập thành văn bản có chữ ký của vợ chồng. Văn bản có thể được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Như vậy, văn bản nhập tài sản trong trường hợp này là điều kiện để

66

hành vi nhập tài sản riêng vào tài sản chung có giá trị. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp có sự tranh cãi về việc lập hay không lập văn bản ghi nhận việc nhập vào khối tài sản chung một khối tài sản riêng nào đó mà không phải nhà ở hay quyền sử dụng đất, thì đâu là tiêu chí xác định tài sản liên quan là tài sản có giá trị lớn hay không lớn? Theo quan điểm tác giả có lẽ sẽ hợp lý, và dễ dàng áp dụng hơn khi pháp luật quy định rằng cụ thể tiêu chí để xác định tài sản có giá trị lớn và phạm vi các văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được công chứng.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng quy định của pháp luật và giải pháp pháp lý hoàn thiện (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)