CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG – VƯỚNG MẮC VÀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ HOÀN THIỆN
2.2. Bất cập, vướng mắc liên quan đến vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng
Hiện nay, theo quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 thì đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là quy định tiến bộ của Luật HNGĐ năm 2000. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến việc xác định chính xác đối tượng là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả thấy rằng những bất cập liên quan đến vấn đề này xuất phát từ việc pháp luật không có quy định giới hạn giá trị những tài sản được coi là đồ dùng, tư trang cá nhân. Việc pháp luật bỏ ngõ như vậy dẫn đến nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại vợ hoặc chồng không được đảm bảo. Ngoài ra, vấn đề xác định các loại tài sản thuộc đồ dùng tư trang cá nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn khi pháp luật không hề đề cập đến tài sản thuộc đồ dùng tư trang cá nhân là loại tài sản nào? Điều này đã gây lúng túng và sự thiếu thống nhất trong các bản án, quyết định của các tòa trong quá trình giải quyết vụ việc về liên quan. Thêm vào đó, với quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 có thể hiểu rằng, mọi tài sản là đồ dùng tư trang cá nhân đều thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng mà không phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành tài sản đó. Người nào (chồng hoặc vợ) quản lý sử dụng tài sản đó sẽ được xác định là tài sản riêng của người đó. Cùng với việc không quy định giới hạn giá trị của đồ dùng, tư trang cá nhân, đồng thời không quy định rõ nguồn bắt buộc của tài sản được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân pháp luật đã vô tình tạo ra đã tạo kẽ hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép khối tài sản chung thành tài sản riêng của mình, gây thiệt hai cho bên còn lại.
2.2.2. Vướng mắc liên quan đến việc xác định những nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản riêng
Về nguyên tắc sản nghiệp của một người bao gồm tích sản và tiêu sản. Tích sản phải gánh chịu tiêu sản53. Tuy nhiên, hiện nay lợi ích được mang lại từ hoạt động nghề
53 Nguyễn Mạnh Bách, (2005), “Luật dân sự Việt Nam lược khảo gia đình”, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội.Tr.79.
53
nghiệp riêng của vợ hoặc chồng đều rơi vào khối tài sản chung của vợ chồng. Nhưng vận dụng quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000, “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”, cho nên phần lớn các tòa án xác định nợ gây ra trong phạm vi nghề nghiệp được xem là nghĩa vụ riêng và phải được đảm bảo bằng tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, đây là điểm bất hợp lý và thiếu công bằng khi lợi ích mang lại từ hoạt động nghề nghiệp riêng sẽ rơi vào tài sản chung mà khoản nợ gây ra từ hoạt động nghề riêng đó phải do khối tài sản riêng của vợ, chồng gánh chịu.
2.2.3. Bất cập về vấn đề thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài sản vào nhu cầu thiết yếu của gia đình
Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000 thì “Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Quy định này là hợp lý, tiến bộ, đảm bảo lợi ích chung của gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy sự bất cập khi pháp luật quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể. Việc sử dụng cụm từ “cũng được” trong quy phạm pháp luật đặt ra câu hỏi, việc đưa tài sản riêng vào sử dụng chung trong gia đình trong trường hợp này là quyền hay nghĩa vụ của người có tài sản riêng? Nếu là nghĩa vụ thì họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý gì từ việc không tuân thủ quy định của pháp luật; và một bên vợ hoặc chồng có thể sử dụng biện pháp gì để yêu câu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ luật định? Còn nếu đây là quyền của bên có tài sản riêng thì quy định này thật sự không thể hiện được ý nghĩa của nó và tính khả thi là không có.
Ngoài ra, nếu việc đưa tài sản vào sử dụng chung là nghĩa vụ của vợ chồng thì vấn đề khác đặt ra ở đây là tỷ lệ đóng góp là bao nhiêu, căn cứ vào yếu tố nào để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phân định?
Liên quan đến vấn đề hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng, hiện nay theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000 thì “Trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng”. Với quy định trên một trong các căn cứ để xác định trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản riêng là việc xác
54
định hoa lợi, lợi tức phát sinh trong trường hợp tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng có phải là “nguồn sống duy nhất” của gia đình hay không? Quy định này cho phép hiểu rằng điều luật chỉ được áp dụng khi thu nhập từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đã đưa vào sử dụng chung là nguồn sống của gia đình, mà nếu không có nó thì gia đình không thể tồn tại, bởi ngoài nó gia đình không còn nguồn thu nhập nào khác. Dựa trên tình hình kinh tế thực tế của gia đình Việt Nam hiện nay, trường hợp trên gần như không tồn tại. Có thể những nguồn tài sản đó có giá trị và ý nghĩa lớn đối với việc đảm bảo nhu cầu của gia đình nhưng không phải nó là nguồn lợi duy nhất duy trì sự tồn tại của gia đình . Qua đó có thể thấy với cụm từ “nguồn sống duy nhất” đã làm cho phạm vi áp dụng của điều luật trên bị thu hẹp, hay nói đúng hơn nó đã làm cho quy định trên không có điều kiện để được áp dụng trên thực tế.
2.2.4. Vướng mắc liên quan đến các loại tài sản có tính chất “mập mờ” không đƣợc quy định tại Điều 27 và Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000
Như đã trình bày thì hiện nay Luật HNGĐ năm 2000, vừa đưa ra các căn cứ xác định tài sản chung, vừa đưa ra các cứ xác định riêng của vợ chồng. Quy định như vậy về cơ bản thật sự rõ ràng cho việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng xuất hiện trường hợp các cơ quan, tổ chúc có thẩm quyền lúng túng khi một số tài sản của vợ chồng không thuộc Điều 27 cũng không thuộc Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000. Đó là tài sản là hoa lợi lợi tức hình thành từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng54; tài sản hình thành từ các giao dịch bằng tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng; tài sản là các nguồn bồi thường mang tính chất cá nhân như: Tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp sức khỏe của vợ hay chồng bị xâm hại, tiền bồi thường do có hành vi xâm hại đến tài sản riêng của vợ, chồng; tiền bồi thường tai nạn lao động; bảo hiểm sinh mạng.
54 Hiện nay luật chỉ quy định hoa lợi lợi tức hình thành từ tài sản được chia từ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 30 Luật HNGĐ năm 2000 thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia.
55
2.2.5. Vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng
Khoản 2 Điều 32 Luật HNGĐ năm 2000 quy định vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu, thể hiện dưới một dạng thức văn bản. Tuy nhiên theo Điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, quy định việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất, và các tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung không chỉ được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng và văn bản đó còn phải được công chứng, chứng thực theo hình thức giao dịch tài sản được quy định. Quy định của pháp luật là như vậy nhưng thực tiễn thực hiện pháp luật hiện nay cho thấy hình thức thỏa thuận này không được áp dụng nhiều trên thực tế mà thay vào đó,trong quá trình giải quyết tranh chấp các tòa án đều thừa nhận các hình thức khác như: giấy tờ kê khai, hồ sơ đăng ký, hợp đồng chuyển nhượng, đơn đăng ký quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất như là phương thức gián tiếp thể hiện ý chí nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Và khi phát sinh tranh chấp dựa trên các căn cứ này các tòa đều đi đến kết luận cuối cùng là đã có hành vi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vì vậy khối tài sản có nguồn gốc “riêng” đều được xem xét chia đôi dựa trên nguyên tắc công sức đóng góp. Tuy nhiên, hành vi của chủ sở hữu tài sản riêng không phải lúc nào cũng thể hiện ý chí muốn nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, mà đó là hệ quả của thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật, phương hướng giải quyết dựa trên thực tiễn xét xử của tòa án hiện nay. Do đó, trong trường hợp này vô tình làm cho quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng không được bảo đảm.