Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ

2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nhƣ đã phân tích ở trên, việc giao thẩm quyền điều tra các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp cho Viện kiểm sát là hoàn toàn phù hợp bởi lĩnh vực hoạt động kiểm sát tƣ pháp đặc thù của Ngành Kiểm sát dễ dàng phát hiện tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, cũng nhƣ những thuận lợi, nhũng ƣu thế vốn có của Viện kiểm sát khi tiến hành điều tra loại tội phạm này. Trên cơ sở đó, pháp luật thực định đã quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đối với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Cụ thể, Khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nhƣ sau: “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp”.

Căn cứ theo điều luật này thì Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ có thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự khi vụ án hình sự đó có hai dấu hiệu đó là hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp và chủ thể thực hiện tội phạm là cán bộ tƣ pháp. Quy định bắt buộc khi xác lập thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đó là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là cán bộ tƣ pháp. Hiện nay, chƣa có giải thích cụ thể thế nào là cán bộ tƣ pháp, tuy nhiên theo cách hiểu chung thì đây là những cán bộ làm việc trong các cơ quan tƣ pháp, đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của cơ quan tƣ pháp, có thể phân ra làm hai loại chủ thể đó là cán bộ tƣ pháp có chức danh pháp lý và cán bộ tƣ pháp không có chức danh pháp lý. Cán bộ tƣ pháp có chức danh pháp lý chính là những người tham gia vào hoạt động tố tụng để thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án, khi họ đƣợc giao các hoạt động tố tụng này thì pháp luật cũng trao cho họ các quyền năng tố tụng, nhƣ vậy có thể hiểu đây chính là người tiến hành tố tụng. Theo quy định của pháp luật, người tiến hành tố tụng gồm: Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Thẩm phán, Hội thẩm, Chánh án, Phó chánh án, thƣ ký toà, ngoài ra còn có cán bộ của cơ quan thi hành án hình sự - dân sự. Cán bộ thuộc cơ quan tƣ pháp không có chức danh pháp lý nhƣ chuyên viên, kiểm tra viên, cán bộ văn thư lưu trữ, bảo vệ cơ quan…. Họ tham gia vào các hoạt động của cơ quan tƣ pháp mang tính bổ trợ cho hoạt động chính của cơ quan tƣ

pháp như bảo vệ kho vật chứng, đánh văn bản, lưu trữ hồ sơ, tham gia áp giải bị can bị cáo…, các chủ thể này mặc dù không tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết vụ án nhƣng thông qua hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tố tụng thì họ đều có thể là chủ thể của loại tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định về đi ều kiện xác lập thẩm quyền điều tra khi và chỉ khi chủ thể của tội phạm là cán bộ tư pháp thể hiện rằng đối tượng đấu tranh, đối tượng điều tra hướng đến trong hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC là các cán bộ tƣ pháp có hành vi vi phạm. Đây là quan điểm đúng đắn vì các chủ thể này khi thực hiện tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp sẽ nguy hiểm hơn so với các chủ thể khác bởi họ nắm trong tay quyền năng tố tụng, có sự am hiểu về pháp luật và có các điều kiện thuận lợi khác khi họ được dễ dàng tiếp xúc với hồ sơ, chúng cứ vụ án. Thực tế người thực hiện tội phạm có thể là cán bộ tư pháp và các chủ thể khác trong trường hợp có đồng phạm, tuy nhiên chủ thể khác này không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác lập thẩm quyền điều tra.

Điều kiện tiếp theo đó là loại tội phạm mà Cơ quan điều tra VKSNDTC tiến hành điều tra phải là một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Căn cứ theo BLHS 1999 thì Các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định tại Chương XXII của BLHS 1999. Tuy nhiên, do bị giới hạn bởi điều kiện chủ thể thực hiện phải là cán bộ tƣ pháp nên Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ không điều tra tất cả các tội phạm thuộc Chương XXII BLHS 1999 mà thẩm quyền sẽ khoanh vùng một số tội trong chương này, cụ thể là chỉ điều tra những tội phạm nào mà cán bộ tư pháp có khả năng thực hiện tội phạm tội phạm hoặc phải là cán bộ tƣ pháp mới thực hiện đƣợc tội phạm. Các tội phạm này gồm: Điều 293 Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, Điều 294 Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, Điều 295 Tội ra bản án trái pháp luật, Điều 296 Tội ra quyết định trái pháp luật, Điều 297. Tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật, Điều 298. Tội dùng nhục hình, Điều 299. Tội bức cung, Điều 300. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, Điều 301. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn, Điều 302. Tội tha người trái pháp luật người đang bị giam, giữ, Điều 303. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật, Điều 305 Tội không thi hành án, Điều 306. Tội cản trở việc thi hành án, Điều 309 Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, Điều 310. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, Điều 312. Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử.

Quá trình tổ chức thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 không chỉ tập trung vào một Cơ quan điều tra mà sẽ phân

chia thẩm quyền điều tra cho hai cơ quan là Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng. Cụ thể Điều 18 Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 về tổ chức điều tra hình sự quy định:

1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

Quy đinh về việc phân chia thẩm quyền điều tra trong lĩnh vực tƣ pháp phân nhánh giữa yếu tố quân sự và phi quân sự thể hiện sự khoa học trong tổ chức điều tra, có thể thấy rằng sự phân hoá theo lĩnh vực hoạt động diễn ra sâu sắc nhằm đem lại hiệu quả hoạt động điều tra đồng thời bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ khác nhƣ quốc phòng an ninh, bảo đảm bí mật quân sự.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đƣợc trao rộng hơn so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, đƣợc thể hiện tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào ngày 19/8/2010 (Quy chế này ban hành kèm Quyết định số 1169/2010/VKSTC- C6, sau đây gọi tắt là Quy chế số 1169), Điều 4 Quy chế 1169 quy định Cơ quan điều tra VKSNDTC có thẩm quyền điều tra đối với các loại tội nhƣ sau:

1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật Hình sự mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2. Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động...) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;

3. Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiếm sát nhân dân tối cao đang khởi tổ, điều tra.

Như vậy, theo Điều 4 Quy chế 1169, sẽ có ba trường hợp mà hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC:

Trường hợp thứ nhất: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII – Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tƣ pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm qụyển xét xử của Tòa án nhân dân . Trường hợp thứ nhất này giống với quy định tại Khoản 3 Điều 110 của BLTTHS 2003 về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đồng thời kết hợp yếu tố tương thích với thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân nhƣ quy định tại Khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004.

Trường hợp thứ hai: “Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động...) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”. Các hành vi phạm tội này tuy không đƣợc quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự nhưng lại xâm phạm đến quan hệ tư pháp hay xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Do đó để đấu tranh toàn diện, Cơ quan điều tra VKSNDTC vẫn điều tra các tội phạm này. Trường hợp thứ hai đề cập đến hai khả năng đó là “có nguồn gốc phát sinh” và “liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn”.

Để xác lập thẩm quyền theo trường hợp các tội phạm có “nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp” thì đầu tiên, hành vi đó phải xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Ngoài ra hành vi xâm phạm này phải có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tƣ pháp, nguồn gốc phát sinh có thể hiểu là vì lý do thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sẽ dẫn đến vi phạm, trong quá trình thục hiện nhiệm vụ thì phát sinh các hành vi vi phạm, hoặc nếu không đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sẽ không thể dẫn đến vi phạm. Trường hợp này dấu hiệu về mặt chủ thể cũng không bắt buộc, nghĩa là ngoài cán bộ tư pháp có thể sẽ có các chủ thể khác, các tội phạm trong trường hợp này tập trung ở một số tội phạm thuộc Chương XXI Các tội phạm về chức vụ của BLHS 1999, thường là các hành vi: Điều 285 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 286 Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác; Điều 287 Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác; Điều 288 Tội đào nhiệm. Cần phân biệt có những trường hợp tội phạm có nguồn gốc phát sinh nhưng không xâm phạm hoạt động tư

pháp thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ví dụ nhƣ cán bộ điều tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã phạm tội “Vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ” quy định tại Điều 202 BLHS 1999 nhƣng vì không xâm phạm hoạt động tƣ pháp nên không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC.

Đối với trường hợp tội phạm liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tƣ pháp trong quá trình tiến hành tố tụng thì cũng phải thoả mãn các dấu hiệu có hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Ngoài ra dấu hiệu đặc trưng trong trường hợp này đó là hành vi xâm phạm phải liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn, sự liên quan này là việc nhiệm vụ quyền hạn đƣợc giao tạo ra các điều kiện để các chủ thể lợi dụng thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Dấu hiệu chủ thể không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp này, có thể là chính cán bộ tƣ pháp đƣợc giao nhiệm vụ, quyền hạn hoặc các chủ thể khác như hành vi đưa hối lộ. Các hành vi này gồm một số tội phạm thuộc Chương XXI Các tội phạm về chức vụ của BLHS 1999: Điều 278 Tội tham ô tài sản; Điều 279 Tội nhận hối lộ; Điều 280 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Điều 282 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Điều 283 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Điều 284 Tội giả mạo trong công tác;

Điều 289 Tội đƣa hối lộ; Điều 290 Tội làm môi giới hối lộ; Điều 291 Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Trường hợp thứ ba: “Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra”.

Đây là những vụ án tuy không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nhưng trong quá trình khởi tố điều tra các vụ án thuộc hai trường hợp nêu trên phát hiện các vụ án có liên quan thì vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Sự liên quan ở chỗ khi cán bộ tƣ pháp đƣợc giao giải quyết một vụ án nào đó, sau đó họ có hành vi tiêu cực trong việc giải quyết vụ án này, hành vi tiêu cực này vừa xâm phạm hoạt động tƣ pháp vừa khiến cho việc giải quyết vụ án mà họ đƣợc giao không còn đúng đắn nữa. Do đó, để đảm bảo khách quan, Cơ quan điều tra VKSNDTC sẽ điều tra hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp và điều tra luôn cả vụ án bị cán bộ tƣ pháp xâm phạm đến việc giải quyết đúng đắn.ác động đến việc giải quyết đúng đắn vụ án này. Việc xác lập thẩm quyền theo sự liên quan trong trường hợp này khiến cho thẩm quyền điều tra của VKSNDTC

rất rộng cả về chủ thể lẫn tội danh. Mục đích quy định trường hợp này nhắm đến là nhằm đảm bảo khách quan trong việc giải quyết các vụ án có liên quan. Việc mở rộng nhƣ vậy để đảm bảo khách quan là không cần thiết vì để đảm bảo khách quan chúng ta có thể thay đổi người tiến hành tố tụng là đã đủ đảm bảo. Thực tế các tội phạm mà Cơ quan điều tra VKSNDTC đã điều tra gồm các tội danh quy định trong BLHS 1999 là các tội phạm: Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; Điều 133 Tội cướp tài sản; Điều 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; Điều 248 Tội đánh bạc; Điều 267 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 6 năm 2015 quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nhƣ sau:

Điều 20. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Có thể thấy rằng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC vẫn điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và mở rộng theo hướng điều tra thêm tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong lĩnh vực tƣ pháp, còn chủ thể thực hiện tội phạm bắt buộc phải là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tƣ pháp. Tuy nhiên đây là văn bản luật mới ban hành, vẫn còn chờ BLTTHS đang sửa đổi để có những quy định đồng bộ về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nên tại thời điểm hiện nay chƣa thể đánh giá đƣợc các vấn đề quy định pháp luật cũng nhƣ thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Qua nghiên cứu, có thể đánh giá quy định của BLTTHS Việt Nam 2003 về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Việc Khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 chỉ quy định giới hạn thẩm quyền điều tra

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)