CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
3.2 Hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của
Trước yêu cầu đặt ra của quá trình cải cách tư pháp, cũng như nghiên cứu quá trình thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra, có thể thấy vẫn còn những hạn chế bất cập trong việc quy định thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC, cần phải tiếp tục hoàn thiện. Việc hoàn thiện quy định về thẩm quyền có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC, đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, đối với hoạt động điều tra hình sự và trên hết là thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đặt ra của quá trình cải cách tƣ pháp, góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC, có thể đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhƣ sau:
3.2.1 Mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các tội phạm về chức vụ mà người phạm tội là cán bộ tư pháp.
Quy định tại Khoản 3 điều 110 BLTTHS 2003 hiện nay đang giới hạn thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC chỉ đối với các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp, khiến cho cơ quan này chƣa thể đấu tranh toàn diện với hành vi xâm phạm hoạt động tƣ pháp, cũng nhƣ chƣa tận dụng hết đƣợc các ƣu thế để tiến hành điều tra các đối với các tội danh khác. Trong khi đó, một số quy định của Quy chế 1169 mở rộng hợp lý thẩm quyền điều tra cho Cơ quan điều tra VKSNDTC so với quy định của BLTTHS 2003 lại phát huy những hiệu quả trong thực tiễn. Nhằm tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong việc quy định thẩm quyền điều tra VKSNDTC, và đảm bảo hoạt động đấu tranh các tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, hoạt động đấu tranh với các hành vi phạm tội do cán bộ tƣ pháp thực hiện đƣợc hiệu quả, toàn diện, tác giả xin đề xuất mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đối với tội phạm chức vụ do cán bộ tƣ pháp thực hiện:
Các tội phạm về chức vụ quy định tại Chương XXI BLHS 1999 trong những năm gần đây đạt đƣợc nhiều kết quả, số lƣợng vụ việc phát hiện, khởi tố ngày càng tăng, tuy nhiên, so với tình hình vụ việc thực tế xảy ra lại rất lớn, việc chƣa giải quyết triệt để vấn nạn này khiến cho cả xã hội rất bức xức, gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Vấn đề này hiện nay vẫn chưa giải quyết được hiệu quả, một phần vì đây là loại tội phạm rất tinh vi, một phần nguyên nhân vì cơ quan điều tra đƣợc giao thẩm quyền chƣa thực sự có đƣợc sự độc lập. Các cơ quan điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ đều thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng - thuộc nhánh hành pháp, đối tƣợng vi phạm chủ yếu cũng thuộc các Cơ quan hành chính, do đó không thể đảm bảo triệt để tính khách quan độc lập khi tiến hành điều tra các tội về tham nhũng, chức vụ. Có thể thấy rằng, điều tra tội phạm tham nhũng chức vụ rất khác so với công tác điều tra hình sự thường. “Điều tra tội phạm chức vụ, tham nhũng là để kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, còn điều tra tội phạm hình sự thường là để kiểm soát hành vi trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội. Điều tra tội phạm chức vụ tham nhũng là lấy quyền lực để chế ƣớc quyền lực, vậy chỉ có độc lập với nhau, không nằm trong nhau thì mới thực hiện đƣợc”43. Để hoạt động điều tra án tham nhũng, chức vụ đòi hỏi phải có địa vị pháp lý độc lập với hành pháp để vƣợt qua những chi phối cản trở hoạt động điều tra. Nếu giao thẩm quyền điều tra án tham nhũng chức vụ cho các
43 Đỗ Văn Đương (2014), “Sự cần thiết và định hướng sửa đổi tổ chức và hoạt động điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân” , Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (số 01), tr.48.
Cơ quan thuộc hệ thống hành pháp nhƣ Công an, thanh tra thì không tránh khỏi những can thiệp hành chính. Ngoài ra nếu giao cho Cơ quan thanh tra thì sẽ dẫn đến sự lẫn lộn về ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự, mặt khác với cơ cấu tổ chức, lực lƣợng hạn chế thì khả năng của Cơ quan Thanh tra điều tra các tội phạm tham nhũng chức vụ nhất là trong lĩnh vực tƣ pháp là rất khó. Nếu tổ chức cơ quan độc lập khác thuộc quốc hội cũng gây nên sự thay đổi, xáo trộn trong mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực Nhà nước và xáo trộn trong tổ chức Bộ máy Nhà nước. Do đó với cơ cấu tổ chức độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo theo ngành dọc, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nên giao thẩm quyền điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ cho Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, việc giao thẩm quyền điều tra các tội về tham nhũng chức vụ cho Viện kiểm sát nhân dân cần từng bước mở rộng theo lộ trình, phù hợp với khả năng và tình hình thực tiễn.
Mặt khác, phạm vi của loại tội phạm tham nhũng, chức vụ quyền hạn rất rộng lớn, ở đâu có sự quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước là ở đó đều có thể dẫn đến xảy ra các tội phạm về chức vụ quyền hạn. Nếu chỉ giao Cơ quan điều tra của lực lƣợng Công an nhân dân điều tra và Quân đội nhân dân điều tra là không thể tiến hành có hiệu quả được, bởi vì lĩnh vực quản lý Nhà nước là quá rộng lớn, trong khi đó lực lƣợng Cơ quan điều tra trong hai ngành này lại chỉ có số lƣợng biên chế nhất định, lại phải thực hiện nhiệm vụ đấu tranh dàn trải đối với các loại tội phạm khác nhau, nếu để tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội phạm tham nhũng, chức vụ chắc chẳn sẽ gây quá tải cho hệ thống Cơ quan điều tra của hai ngành này. Do đó cần phải phân chia thẩm quyền điều tra vụ án tham nhũng làm sao để đấu tranh có hiệu quả, bài bản với tội phạm tham nhũng, việc phân chia cần cân nhắc đến tính khoa học, đảm bảo khách quan, có sự chuyên biệt, chuyên môn hoá và tận dụng các ƣu thế sẵn có.
Đối với các hành vi tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người thực hiện là cán bộ tƣ pháp, loại tội phạm này mặc dù xâm phạm đến đôi tƣợng tác động là hoạt động bình thường đúng đắn của Cơ quan Nhà nước, nhưng bản chất là xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của Cơ quan tư pháp, các hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi do cán bộ tƣ pháp thực hiện lại là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm các hoạt động tƣ pháp, ví dụ nhƣ hành vi nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ vụ án, hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản trong kho vật chứng khiến chứng cứ bị sai lệch, chứng cứ bị mất gây thiệt hại đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Đây đều là các hành vi xâm phạm đến khách thể mà Cơ quan điều tra VKSNDTC đang bảo vệ. Thực tế trong những năm
qua, cơ quan điều tra VKSNDTC cũng đã điều tra, đấu tranh với các tội phạm về chức vụ mà người phạm tội là cán bộ tư pháp, có thể thấy rõ điều này qua các số liệu nêu ra tại Chương 2 luận văn này, khi Cơ quan điều tra xác lập thẩm quyền điều tra theo khoản 2 điều 4 Quy chế 1169 thì các tội phạm mà cơ quan này điều tra đều thuộc Chương XXI Các tội phạm về chức vụ trong BLHS 1999. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật lập pháp còn hạn chế nên nội dung của quy định trong điều 4 Quy chế 1169 còn khó hiểu, do đó tác giả chỉ đề xuất tiếp thu, ghi nhận những trường hợp thực tế khi áp dụng quy chế 1169 sẽ điều tra tội danh gì, tội danh cụ thể nào khi xác lập Quy chế 1169 vào trong hoàn thiện quy định của Pháp luật mà thôi. Vì vậy khi mở rộng thẩm quyền điều tra đối với các tội phạm về chức vụ mà cán bộ tƣ pháp là người phạm tội thì cũng đồng thời hợp lý hoá một phần thực tiễn áp dụng Quy chế 1169. Ngoài ra, tham khảo pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên Thế giới đều quy định Viện kiểm sát/ Cơ quan Công tố có quyền điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ nhƣ Nhật Bản (điều tra các vụ án tham nhũng lớn)44, Hàn Quốc (điều tra một số tội phạm về tham nhũng)45, Trung Quốc (điều tra các tội phạm về tham nhũng)46.
Hiện nay, Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 mới có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 6 năm 2015 quy định Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tƣ pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Có thể nói rằng, đây là xu hướng của quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC trong thời gian sắp tới.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất giao thẩm quyền điều tra các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong lĩnh vực tư pháp mà người phạm tội là cán bộ tƣ pháp cho Cơ quan điều tra VKSNDTC.
44 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1994), Bộ luật TTHS Nhật Bản (Bản dịch), Hà Nội, Điều 191.
45 Đỗ Văn Đương (2014), “Sự cần thiết và định hướng sửa đổi tổ chức và hoạt động điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân” , Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (số 01), tr.42.
46 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1994), Bộ luật TTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Bản dịch), Hà Nội, Điều 18.
3.2.2 Mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân mà người phạm tội là cán bộ tư pháp.
Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân quy định tại Chương XIII BLHS 1999 như: Điều 123 Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Điều 124 Tội xâm phạm chỗ ở của công dân; Điều 125 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; Điều 132 Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo; Tình tiết định khung tăng nặng của những tội phạm này quy định về lợi dụng chức vụ quyền hạn nên vẫn có thể do cán bộ tƣ pháp thực hiện trong hoạt động tƣ pháp. Các tội phạm trên có thể nảy sinh trong quá trình cán bộ tƣ pháp áp dụng các biện pháp cƣỡng chế Tố tụng hình sự, các biện pháp cƣỡng chế trong tố tụng hình sự bao gồm: Biện pháp ngăn chặn (bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nới cƣ trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo); Biện pháp đảm bảo thu thập chứng cứ (khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật); Biện pháp đảm bảo cho việc điều tra, truy tố xét xử (áp giải, dẫn giải, kê biên…). Trong các biện pháp cƣỡng chế vừa nêu thì biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đƣợc xem là các biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất, tính nghiêm khắc đó thể hiện ở chỗ những biện pháp này tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời sẽ tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền tự do của đối tượng bị áp dụng như: khi bắt người sẽ ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị bắt; Khi áp dụng các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam thì bị can, bị cáo bị tước quyền tự do đi lại trong một thời hạn nhất định;
khi bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cƣ trú, bị can, bị cáo bị hạn chế quền tự do đi lại, lựa chọn nơi cƣ trú…Mặc dù nghiêm khắc nhƣ vậy nhƣng đây đề là biện pháp có tính lựa chọn nghĩa là biện pháp ngăn chặn không áp dụng cho tất cả các trường hợp khi có tội phạm xảy ra và đối với tất cả các bị can, bị cáo mà chỉ trong những trường hợp thật cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế, khi tiến hành tố tụng, các biện pháp ngăn chặn được xem là nghiêm khắc nhất này lại thường xuyên được áp dụng, có nghĩa là khi lựa chọn thì cán bộ tư pháp luôn có xu hướng chọn những biện pháp nặng nề nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi của bị can bị cáo, chính xu hướng này dễ tạo ra các hành vi phạm tội xâm phạm quyền tư do dân chủ của công dân do cán bộ tư pháp thực hiện. Hành vi vi phạm thường là do cán bộ tư pháp sử dụng các quyền năng tố tụng của mình mà không có căn cứ hoặc lạm quyền, khi sử dụng quyền năng tố tụng mà không có căn cứ hay lạm quyền, vƣợt quá thì rõ ràng hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng đó đã không còn đúng đắn nữa, lúc này các hành vi vi phạm cũng phần nào xâm phạm đến khách thể là hoạt động
tƣ pháp, khách thể mà Cơ quan điều tra VKSNDTC đang bảo vệ. Nếu trao thẩm quyền điều tra các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân do cán bộ tƣ pháp thực hiện cũng tận dụng đƣợc các ƣu thế về tính độc lập, khách quan, lĩnh vực hoạt động chuyên biệt của ngành kiểm sát, hơn nữa với trách nhiệm kiểm sát hoạt động tƣ pháp, tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng nên Ngành Kiểm sát cũng dễ dàng phát hện vi phạm này hơn. Ngoài ra, các tư tưởng lập pháp tiến bộ trong thời gian gần đây luôn đề cao và bảo vệ quyền con người, tại Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ “bảo vệ quyền con người, quyền công dân” nên nếu giao thẩm quyền điều tra các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân cho cán bộ tư pháp thực hiện cũng chính là một phương thức thực hiện nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003 cũng đã từng giao cho Ngành Kiểm sát điều tra các tội phạm xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, cụ thể là tại Mục I, Khoản 2, Điểm d thông tƣ số 79-VKSND/TT ngày 15 tháng 09 năm 1989 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự trong ngành kiểm sát:
d) Điều tra những vụ án khác - là những vụ án nghiêm trọng xét thấy ngành Kiểm sát cần trực tiếp điều tra (ngoài các trường hợp a, b, c, nêu trên) - do Viện trưởng VKSNDTC quyết định..
…Trong tình hình và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm hiện nay, nên vận dụng quy định này để khởi tố điều tra một số hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân (quy định tại chương III Bộ luật hình sự);…
… mà chủ thể của những tội phạm này là cán bộ, nhân viên Nhà nước, chính quyền cơ sở…
Tác giả ủng hộ quy định này và cho rằng đây là hạt nhân hợp lý của quy định trước đây về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC cần phải ghi nhận, tiếp thu. Do đó, tác giả đề xuất giao thẩm quyền điều tra các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân mà người phạm tội là cán bộ tư pháp cho Cơ quan điều tra VKSNDTC.
Hiện nay có ý kiến mở rộng thẩm quyền điều tra hơn nữa cho Cơ quan điều tra VKSND “đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng không giới hạn về chủ thể thực hiện tội phạm vì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao xuất phát từ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Pháp luật hiện