Thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 56)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ

2.2 Thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại sự phát triển toàn diện cho đất nước. Tuy nhiên, những mặt trái nền kinh tế thị trường cũng dần thể hiện, tình hình tội phạm ngày càng tăng cao, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp để giải quyết các vụ việc vì thế cũng tăng cả số lƣợng và cường độ giải quyết, những sai sót, vi phạm của các cơ quan tư pháp là không thể tránh khỏi. Theo xu hướng đó, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có chiều hướng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Số lƣợng thông tin tội phạm, số lƣợng vụ án giải quyết thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra VKSNDTC cũng tăng dần theo thời gian,

các vụ việc phát hiện, xử lý có tính chất nguy hiểm gia tăng. Nhận thức đúng đắn diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp và tính nguy hiểm của loại tội phạm này, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã có những định hướng đúng đắn để đầu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong đó có việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Cơ quan điều tra VKSNDTC đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, thực hiện tốt thẩm quyền điều tra một số tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, kết quả đạt đƣợc bước đầu có sự chuyển biến tích cực: Số lượng các vụ án khởi tố tăng đáng kể, chất lƣợng điều tra xử lý các vụ án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, điều tra làm rõ đƣợc nhiều vụ án phức tạp; góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan tƣ pháp.

Qua quá trình nghiên cứu, tình hình thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC nhƣ sau:

2.2.1 Thực trạng tiến hành các hoạt động thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.2.1.1 Thực trạng công tác tiếp nhận, phân loại và giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan điều tra VKSNDTC tiếp nhận số lƣợng tin báo tố giác rất lớn, trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2014 tiếp nhận 545124 thông tin, trong khi đó số lƣợng án xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà cơ quan này khởi tố là 264, bằng khoảng 4,8% so với số lƣợng thông tin tiếp nhận, thu thập. Nhƣ vậy có thể thấy rằng để

“chắt lọc” đƣợc trong số thông tin tiếp nhận đó thành thông tin nào có dấu hiệu tội phạm, thông tin nào thuộc thẩm quyền phải trải qua một quá trình phân loại, xác minh, xử lý rất chặt chẽ, chất lƣợng cao, tốn rất nhiều nhân lực, vật lực của Cơ quan điều tra VKSNDTC, qua đó cũng có thể thấy rằng chiếm phần lớn hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC là hoạt động giải quyết tin báo tố giác tội phạm.

Số lƣợng thông tin mà cơ quan điều tra tiếp nhận năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2014 tăng khoảng 383% so với năm 2008, giai đoạn tăng đột biến là trong khoảng từ năm 2012 đến 2014 (năm 2008 chỉ có 375 thông tin, năm 2012 là 863 thông tin, năm 2013 là 1112 thông tin, năm 2014 là 1435 thông tin25). Sở dĩ

24 Bảng 1 Số số liệu thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã tiếp nhận từ năm 2008 đến năm 2014.

25 Biểu đồ 1A số liệu thông tin tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp cơ quan điều tra VKSNDTC đã tiếp nhận.

trong giai đoạn này có sự tăng nhƣ vậy là bắt đầu từ năm 2012, Cơ quan điều tra VKSNDTC tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, đồng thời thay đổi mạnh mẽ, đề ra và thực hiện các khâu đột phá trong trong tổ chức và hoạt động, một trong các khâu đột phá này đó là “đổi mới công tác tiếp nhận, thu thập thông tin vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền” 26, bên cạnh đó Quy chế 1169 ban hành ngày 19/8/2010 có tính mở rộng thẩm quyền, việc xác định thẩm quyền cũng rõ ràng hơn, theo đó, phạm vi thông tin thuộc thẩm quyền cũng đƣợc mở rộng, những thông tin tội phạm nếu trước khi quy chế 1169 ra đời sẽ thuộc thẩm quyền các Cơ quan điều tra khác nay sẽ chuyển về Cơ quan điều tra VKSNDTC dẫn đến tăng số lƣợng thông tin tiếp nhận.

Nguồn thông tin tiếp nhận đƣợc cũng rất đa dạng, chủ yếu là tố giác của công dân chuyển; tin báo của Cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện chuyển đến; tin báo do cơ quan, tổ chức chuyển đến; tin báo đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao trực tiếp phát hiện, thu thập đƣợc.

Tổng số thông tin đã phân loại là 501027, trung bình đạt 92% , số thông tin còn lại đang trong quá trình xử lý. Có thể đánh giá đây là một kết quả rất cao bởi số lƣợng điều tra viên, cán bộ chuyên viên của Cơ quan điều tra VKSNDTC rất ít, không có đầu mối tại các địa phương mà cán bộ phải xuống tận địa bàn để xác minh tố giác, tin báo. Thời điểm đầu năm 2012, tổng biên chế của Cơ quan điều tra VKSNDTC là 52 người, trong đó có 38 Điều tra viên các cấp (14 Cao cấp, 20 Trung cấp, 4 Sơ cấp)28 . Ngày 16/8/2012, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 522e/NQ-UBTVQH13 tăng số lƣợng biên chế từ 52 lên 185, trong đó có 35 Điều tra viên cao cấp, đây là một chủ trương đúng đắn bởi từ năm 2008 đến năm 2012 đã xử lý 2661 thông tin tội phạm, so với số lƣợng điều tra viên là 35 (thời điểm năm 2012, các năm về trước có thể thấp hơn), trong vòng 5 năm, như vậy trung bình 01 năm 01 Điều tra viên giải quyết 14 thông tin, thời gian giải quyết theo quy định là 20 ngày (khoản 2 điều 103 BLTTHS), nhƣ vậy một năm Điều tra viên cần khoảng 280 ngày/365 ngày chỉ để giải quyết tin báo tố giác tội phạm, chƣa tính đến việc quá trình xác minh phải di chuyển xuống các địa bàn khác nhau, do đó, tăng số lƣợng biên chế là đúng đắn để tăng hiệu quả cho hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Tuy nhiên, sau khi tăng biên chế, số lƣợng thông tin giải quyết

26 Nguyễn Hải Phong (2012), “Đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Kiểm sát (số 1), tr.45;

27 Bảng 1 Số số liệu thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã tiếp nhận từ năm 2008 đến năm 2014.

28 Nguyễn Hải Phong (2012), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Kiểm sát (số 1), tr.43.

trong hai năm 2013 và 2014 là 2349 thông tin, số lƣợng điều tra viên trung bình là 65, nhƣ vậy trung bình 01 năm 01 điều tra viên giải quyết 18 tin báo, tố giác tội phạm, tăng trung bình 04 tin so với thời điểm trước năm 2013, cho thấy rằng, sau khi tăng số lượng Điều tra viên, cường độ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của Điều tra viên vẫn tăng thêm chứ không giảm.

Qua quá trình nghiên cứu hoạt động giải quyết tin báo tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tác giả nhận xét kết quả đạt đƣợc rất khả quan, số lƣợng tiếp nhận và giải quyết năm sau luôn cao hơn năm trước, cường độ làm việc của các cán bộ ngày càng tăng, có được kết quả này một phần cũng là nhờ nỗ lực và tinh thần phấn đấu của cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2.2.1.2 Thực trạng điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Từ năm 2008 đến năm 2014, số vụ án xâm phạm hoạt động tƣ pháp trên địa bàn cả nước là 1188, trong đó Cơ quan điều tra VKSNDTC đã điều tra 264 vụ (chiếm 22%)29, so với số thông tin tiếp nhận là 5451, tỷ lệ này có vẻ nhƣ là hơi thấp nhƣng đây lại là điều khách quan khi không phải thông tin nào cũng có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, bên cạnh đó, Cơ quan điều tra VKSNDTC chỉ điều tra các vụ án khi đối tƣợng phạm tội là cán bộ tƣ pháp, những đối tƣợng còn lại thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan khác. Tuy nhiên, số lƣợng các vụ án Cơ quan điều tra VKSNDTC điều tra có chiều hướng gia tăng30: Từ năm 2008 đến năm 2012 (năm 2008 là 14 vụ, năm 2009 là 15 vụ, năm 2010 là 21 vụ, năm 2011 là 52 vụ, năm 2012 là 66 vụ), từ năm 2012 đến năm 2014 có chiều hướng giảm (năm 2013 là 50 vụ, năm 2014 là 46 vụ) tuy nhiên vẫn ở mức cao so với năm 2008, sự giảm này có thể bởi tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp biến động hoặc do chính sách phòng ngừa tội phạm phát huy hiệu quả.

Chất lƣợng các vụ án khởi tố, điều tra đƣợc nâng cao, không có án đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên không phạm tội, tỷ lệ giải quyết án đạt trung bình 63%31, tỷ lệ giải quyết án có chiều hướng gia tăng từ năm 2010 đến 2014 tăng từ 43% lên 74%32. Mặc dù số lƣợng vụ án giải quyết không

29 Bảng số 4 Tỷ lệ án xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố, điều tra so với số án xâm phạm hoạt động tƣ pháp trên toàn quốc.

30 Biểu đồ 3A Số vụ án cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố, điều tra từ năm 2008 đến năm 2014.

31Biểu đồ 5A Tỷ lệ trung bình án xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã và đang giải quyết từ năm 2008 đến năm 2014.

32 Biểu đồ 5B Tỷ lệ án đã giải quyết hàng năm.

tăng nhƣng tính chất nguy hiểm, phức tạp của các vụ án lại tăng, điển hình là vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngày 9/5, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Thế Vinh (trưởng phòng 10, Viện KSND tỉnh Bắc Giang) và ông Trần Nhật Luật (thƣợng tá, phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Cả hai bị can bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo điều 300 Bộ luật Hình sự. Hai bị can này bị khởi tố do liên quan đến việc điều tra, kiểm sát điều tra trong vụ án “Nguyễn Thanh Chấn giết người” gây oan sai cho ông Chấn phải chấp hành bản án 10 năm tù giam33. Số liệu cũng cho thấy các tội phạm mà Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố rất đa dạng:

Đối với nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp đƣợc quy định tại Chương XXII BLHS 1999, quá trình điều tra tội phạm các chương này Cơ quan điều tra VKSNDTC xác lập thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 và Khoản 1 Điều 4 Quy chế 1169, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố điều tra 126 vụ/ 151 bị can34, đây là loại tội phạm mà Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố điều tra nhiều nhất trong các loại tội phạm. Bao gồm các tội35: Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294 BLHS) 13 vụ/ 13 bị can; Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296) 23 vụ/ 23 bị can, Tội dùng nhục hình (Điều 298 BLHS) 31 vụ/ 46 bị can; Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300 BLHS) 24 vụ/ 26 bị can; Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 301 BLHS) 29 vụ/ 39. Các tội xảy ra lần đầu trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2014 là: Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295 BLHS) 1 vụ/ 00 bị can; Tội bức cung (Điều 299 BLHS) 1 vụ/ 00 bị can; Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (Điều 312 BLHS) 4 vụ/ 4 bị can. Đối với tội dùng nhục hình là loại tội phạm phổ biến nhất trong Chương XXII BLHS 1999 mà cán bộ tư pháp thường phạm tội, lý giải điều này xuất phát từ mô hình tố tụng hình sự của nước ta là mô hình tố tụng thẩm vấn, mô hình này có ưu điểm là kiểm soát tốt tội phạm, tuy nhiên hạn chế của mô hình này là thường sử dụng hình thức thẩm vấn, hỏi cung để tìm chứng cứ và việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án đƣợc đề cao hơn là bảo vệ quyền con người. Do đó không tránh khỏi được quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can, cán bộ tư pháp trước áp lực phải tìm ra sự thật vụ án đã dùng nhục

33 Minh Quang (2014), “Bắt nguyên phó công an huyện và nguyên kiểm sát viên”, Báo tuổi trẻ online, nguồn: <http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140509/bat-nguyen-pho-cong-an-huyen-va-nguyen-kiem-sat- vien/606555.html>

34 Bảng 6 Cơ cấu tội phạm các vụ án Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố, điều tra từ năm 2008 đến năm 2014.

35 Bảng số 7 Số liệu các tội phạm cụ thể.

hình đối với người tham gia tố tụng, ép cung, bức cung người tham gia tố tụng.

Điển hình là vụ: Ngày 13/5/2012, Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy) cùng Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thƣợng úy), Đỗ Nhƣ Huy (nguyên trung úy) và Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá Công an tỉnh Phú Yên) có hành vi dùng nhục hình đối với nghi phạm Ngô Thanh Kiều khiến anh Kiều tử vong trên đường chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Ngày 15/4/2015, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Nguyễn Thân Thảo Thành 8 năm tù, Nguyễn Tấn Quang 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 2 năm 3 tháng tù, Đỗ Nhƣ Huy 1 năm tù nhƣng cho hưởng án treo, Nguyễn Minh Quyền 2 năm 6 tháng tù cùng về tội Dùng nhục hình và Lê Đức Hoàn - nguyên thượng tá, Phó Công an TP Tuy Hòa - Trưởng ban chuyên án trong vụ điều tra anh Ngô Thanh Kiều - mức án 9 tháng tù nhƣng cho hưởng án treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng36.

Đối với nhóm tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXI BLHS 1999, đây là nhóm tội phạm chủ yếu khi xác lập thẩm quyền điều tra theo Khoản 2 Điều 4 Quy chế 1169, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố điều tra tổng cộng 125 vụ/ 137 bị can37. Gồm các tội38: Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) 37 vụ/ 54 bị can; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS) 29 vụ/

25 bị can; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS) 21 vụ/ 20 bị can; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ( Điều 282 BLHS) 6 vụ/ 6 bị can; Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ( Điều 285 BLHS) 19 vụ/ 15 bị can; Tội đƣa hối lộ ( Điều 289 BLHS) 6 vụ/ 12 bị can,Tội làm môi giới hối lộ ( Điều 290 BLHS) 5 vụ/3 bị can. Các tội xảy ra lần đầu trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2014 là: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS) 1 vụ/1 bị can; Tội giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS) 1 vụ/1 bị can. Các tội phạm trong nhóm này cũng khá phổ biến, gần như xấp xỉ nhóm tội tại Chương XXII BLHS 1999, hành vi phổ biến nhất là nhận hối lộ, ngoài ra các hành vi phạm tội có mục đích vụ lợi cũng chiếm phần lớn, thực trạng này xuất phát từ một trong các nguyên nhân sau: Thu nhập của cán bộ tƣ pháp còn thấp so với mức sống của xã hội, nhất là cán bộ tƣ pháp của các ngành nhƣ Viện kiểm sát, Toà án, Thi hành án, rất khó để cán bộ tƣ pháp có thể đảm bảo cuộc sống với mức thu nhập thấp nhƣ hiện nay. Trong khi đó

36 Đức Huy (2015), “Công an dùng nhục hình: Nguyên Phó trưởng Công an TP.Tuy Hòa lãnh 9 tháng tù treo”, nguồn: < http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/cong-an-dung-nhuc-hinh-nguyen-pho-truong- cong-an-tptuy-hoa-lanh-9-thang-tu-treo-552145.html>

37 Bảng 6 Cơ cấu tội phạm các vụ án Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố, điều tra từ năm 2008 đến năm 2014.

38 Bảng số 7 Số liệu các tội phạm cụ thể.

quyền năng tố tụng mà cán bộ tư pháp được giao là một dạng quyền lực Nhà nước rất lớn do đó dễ dần đến vụ lợi, lạm quyền. Một nguyên nhân nữa đó là bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức kém của một số cán bộ tƣ pháp. Ví dụ: Vụ án Ngô Thanh Phong, Nguyễn Văn Nên và Phạm Văn Út bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang do có hành vi sử dụng tiền tang vật trong vụ án để gửi ngân hàng thu lợi hơn 1,2 tỷ đồng. Ngày 24/6/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang đó tuyên phạt bị cáo Ngô Thanh Phong 03 năm tù giam; bị cáo Phạm Văn Út 01 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”39.

Đối với các tội phạm khác có liên quan, Cơ quan điều tra xác lập thảm quyền theo Khoản 3 Điều 4 Quy chế 1169, trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012 không có vụ án nào Cơ quan điều tra VKSNDTC khởi tố điều tra, bắt đầu từ năm 2013 đến cuối 2014 khởi tố điều tra 13 vụ/ 5 bị can40. Gồm các tội41: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS) 2 vụ/0 bị can, Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) 1 vụ/1 bị can, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) 6 vụ/3 bị can, Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) 1 vụ/1 bị can, Tội đánh bạc (Điều 248 BLHS) 1 vụ/0 bị can, Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS) 2 vụ/0 bị can.

Từ số liệu cơ cấu các tội phạm mà Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố điều tra có thể nhận thấy các tội phạm thường xảy ra là: Hành vi phạm tội của cán bộ tư pháp thường có động cơ vụ lợi cá nhân như: Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hoặc do áp lực trong quá trình giải quyết vụ việc dẫn đến vi phạm: Tội dùng nhục hình; Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Hoạt động điều tra các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp của Cơ quan điều tra VKSNDTC có một đặc thù đó là đối tƣợng điều tra là cán bộ tƣ pháp có sự am hiểu về pháp luật nên việc tiến hành điều tra khó khăn hơn các đối tƣợng khác bởi các đối tƣợng này rất giỏi che dấu tội phạm, biết rõ đƣợc tình tiết nào định tội, tình tiết nào định khung, tình tiết nào không có tội…thậm chí am hiểu cả các các nghiệp vụ để tiến hành điều tra, trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2014 có 293 bị can thì

39 Hoàng Thị Quỳnh Chi (2014), “Hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo tinh thần cải cách tƣ pháp”, nguồn: <http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-4506>

40 Bảng 6 Cơ cấu tội phạm các vụ án Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố, điều tra từ năm 2008 đến năm 2014.

41 Bảng số 7 Số liệu các tội phạm cụ thể.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)