Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

3.3 Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện

3.3.1 Giải thích pháp luật theo hướng rõ ràng, cụ thể

Yêu cầu của cải cách tƣ pháp nhƣ đã nêu là cần phải quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC, hạn chế tình trạng tuỳ nghi khi áp dụng, hạn chế tranh chấp về thẩm quyền, tránh sự lạm quyền, đảm bảo việc đấu tranh phòng chống hướng đến các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Hiện nay, những văn bản luật và dưới luật có giá trị áp dụng đối với thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC đều chƣa quy định rõ các vấn đề về “cơ quan tƣ pháp” gồm những cơ quan nào, “cán bộ các cơ quan tƣ pháp” gồm những chủ thể

nào, “hoạt động tƣ pháp” gồm những hoạt động nào. Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 110 BLTTHS năm 2003 nhƣ nêu trên chắc chắn cũng sẽ nảy sinh các vấn đề, các khái niệm cần đƣợc thống nhất nhận thức. Để giải quyết vấn đề này cần phải tích cực nghiên cứu để đƣa ra nhận thức thống nhất về các khái niệm trên và để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thì cần có văn bản dưới luật do cả bốn ngành tư pháp là Công An, Viện kiểm sát, Toà án, Thi hành án thống nhất hướng dẫn cụ thể các khái niệm liên quan, liệt kê cụ thể cơ quan nào là cơ quan tƣ pháp, cán bộ tƣ pháp gồm những chủ thể nào, tiến hành hoạt động tƣ pháp gồm những hoạt động nào... Càng rõ ràng bao nhiêu thì càng hạn chế đƣợc những vấn đề nhƣ lúng túng, chồng chéo, đùn đẩy, tranh chấp thẩm quyền, có nhƣ vậy mới đảm bảo hiệu quả khi áp dụng, quá trình giải quyết vụ án cũng nhanh chóng, chính xác.

3.3.2 Giải pháp củng cố, kiện toàn và đổi mới về tổ chức của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân hiện nay đƣợc tổ chức tập trung tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 8 Thường trực Cơ quan điều tra tại Hà Nội, Tp.

Hồ Chí Minh, khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Trước đây, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức ở hai cấp (Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 36 phòng điều tra trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), việc tổ chức nhƣ vậy có ƣu điểm trong việc nắm bắt thông tin về tội phạm đƣợc kịp thời. Tuy nhiên, yêu cầu của cải cách tƣ pháp là thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra để đảm bảo tính chỉ huy thống nhất để xử lý tội phạm.

Việc tổ chức Cơ quan điều tra VKSNDTC tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 8 Thường trực Cơ quan điều tra như hiện nay đảm bảo tính “thu gọn đầu mối” vừa đảm bảo nắm bắt, xử lý thông tin kịp thời, chính xác tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, đồng thời đảm bảo thời hạn tố tụng. Do đó tác giả đề xuất nên duy trì mô hình tổ chức như hiện nay, trong tương lai, tuỳ theo diễn biến tình hình và số lượng tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp tại các vùng miền chúng ta có thể mở thêm một số Thường trực Cơ quan điều tra tại một số tỉnh thành phố khác.

Hiện nay, lƣợng thông tin về tội phạm Cơ quan điều tra VKSNDTC giải quyết chủ yếu do nguồn tố giác và tin báo, đây chính là nguồn thông tin chính để đấu tranh của Cơ quan điều tra VKSNDTC, số lƣợng thông tin tội phạm tự mình phát hiện là không nhiều một phần bởi Cơ quan điều tra VKSNDTC không có bộ phận hỗ trợ hoạt động là trinh sát. Có thể thấy rằng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào số lƣợng thông tin tội phạm tiếp nhận và giải quyết, để tăng cường hiệu quả trong công tác đâu tranh

phòng chống tội phạm cần phải tăng cường về số lượng, chất lượng thông tin “đầu vào” tội phạm. Với mục đích đó, tác giả xin đề xuất giao trách nhiệm hơn nữa trong việc tiếp nhận, thu thập thông tin cho Thường trực Cơ quan điều tra VKSNDTC, Thường trực Cơ quan điều tra VKSNDTC không chỉ tiếp nhận thông tin mà phải chủ động thu thập các thông tin, sử dụng các biện pháp để tăng số lƣợng và chất lƣợng thông tin về tội phạm, xem đây là nhiệm vụ chính, là thành tích hoạt động của Thường trực Cơ quan điều tra VKSNDTC, đồng thời từng bước nghiên cứu tổ chức bộ phận trinh sát tại 8 Thường trực Cơ quan điều tra VKSNDTC.

Cơ quan điều tra của VKSNDTC đƣợc tổ chức tập trung ở cấp Trung Ƣơng và chịu trách nhiệm hoạt động trên địa bàn cả nước, tuy nhiên hiện nay, số lượng điều tra viên chƣa đủ về số lƣợng để có thể đấu tranh với loại tội phạm này, mặt khác nếu mở rộng thẩm quyền nhƣ đề xuất thì chắc chắn phải tăng số lƣợng điều tra viên để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Đồng thời, các cán bộ điều tra phải tự mình nâng cao nghiệp vụ điều tra, nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tƣ pháp, rèn luyện để có bản lĩnh chính trị vững vàng; Lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSNDTC cũng phải được tăng cường, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Đảng và Nhà nước giao cho ngành kiểm sát đấu tranh với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp bởi lĩnh vực hoạt động riêng của ngành, cùng với các ƣu thế của ngành khi đấu tranh với loại tội phạm này. Do đó, cần phải xác định, việc đấu tranh với tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp là nhiệm vụ chung của toàn ngành Kiểm sát, chứ không chỉ riêng Cơ quan điều tra, hoạt động điều tra chỉ là một hoạt động nằm trong các hoạt động để đấu tranh với tội phạm tƣ pháp, các cấp Kiểm sát cần phải phối hợp trong việc cung cấp thông tin tội phạm, quan hệ phối hợp giữa cấp điều tra và công tố, giữa hoạt động điều tra với kiểm sát hoạt động tƣ pháp và tạo các điều kiện khác khi cán bộ Cơ quan điều tra VKSNDTC tiến hành tác nghiệp trên địa bàn.

3.3.3 Giải pháp đổi mới về hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Hoạt động chủ yếu, chiếm phần lớn của Cơ quan điều tra VKSNDTC hiện nay là hoạt động giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Đây là một hoạt động mang

tính trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian, công sức, nhân lực, vật lực của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Hoạt động này gồm tiếp nhận – phân loại, xử lý- giải quyết.

Thứ nhất, tác giả xin đề xuất nâng cao hoạt động tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm: Việc tiếp nhận đƣợc xem là “đầu vào” của cả quá trình hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC, Tác giả nhận thấy, hoạt động tiếp nhận có hai dạng: chủ động và thụ động. Cơ quan điều tra VKSNDTC hầu nhƣ tiếp nhận theo dạng thụ động nghĩa là cá nhân tổ chức sẽ tự báo cho Cơ quan điều tra VKSNDTC, Cơ quan điều tra không tự mình dự báo đƣợc số lƣợng tăng giảm tin báo hàng năm mà sẽ phải phụ thuộc vào việc cá nhân tổ chức có báo thông tin tội phạm đến hay không.

Tuy nhiên mặc dù thụ động nhƣng hoạt động này vẫn mang đến số lƣợng thông tin hàng năm tương đối lớn và có chiều hướng gia tăng, muốn hoạt động này muốn có hiệu quả tác giả xin đề xuất phải lập được đường dây nóng và phổ biến đường dây nóng đó. Đồng thời tiến hành một số hoạt động tiếp nhận thông tin mang tính chủ động như: Mua thông tin tội phạm, thưởng vật chất hoặc các lợi ích như được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Điểm q Khoản 1 Điều 46 BLHS 1999; Tiến hành công tác dân vận, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhất là ở các địa bàn hay xảy ra vi phạm trong lĩnh vực tƣ pháp;…

Thứ hai, tác giả xin đề xuất cần phải tăng cường hơn nữa hiệu quả của hoạt động phân loại xử lý thông tin thông qua việc tăng cường phối hợp trong việc phân loại xử lý thông tin. Việc phân loại chính xác, kịp thời mang lại nhiều thuận lợi cho Cơ quan điều tra VKSNDTC nhƣ: Không mất thời gian xác minh những thông tin không có dấu hiệu tội phạm; Phân loại đƣợc những thông tin chính xác, đúng thẩm quyền để tiến hành xác minh; Hạn chế mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm; Áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tội phạm…Tuy nhiên với những khó khăn về mặt mạng lưới tổ chức và lực lượng, Cơ quan điều tra VKSNDTC muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động phân loại, xử lý thông tin về tội phạm cần phải tăng cường phối hợp hơn nữa trong hoạt động này. Trước hết cần tăng cường phối hợp phân loại trong ngành kiểm sát. Quy chế 1169 đã tạo cơ sở cho việc phối hợp, theo đó cần xác định Cơ quan điều tra VKSNDTC giữ vai trò chủ trì, nêu rõ trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát. Thực hiện nghiêm túc quy định này Cơ quan điều tra VKSNDTC cần chủ trì trao đổi thông tin, báo cáo, bồi dƣỡng, sơ kết, tập huấn nghiệp vụ về công tác tiếp, phân loại, xử lý các thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp, làm sao để các đơn vị, lãnh đạo các đơn vị, các kiểm sát viên, cán bộ có thể tự mình phân loại đƣợc thông tin nào thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC để chuyển cho Cơ quan điều tra VKSNDTC.

Việc không xác định đƣợc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC dẫn đến khả năng những thông tin thuộc thẩm quyền điều tra Cơ quan điều tra VKSNDTC thì không chuyển cho Cơ quan điều tra VKSNDTC mà chuyển cho các cơ quan khác nhƣ Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân… Vì thế để hạn chế thất thoát thông tin, bỏ lọt tội phạm cần phải tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố với nhau. Đối với công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra VKSNDTC và các đơn vị ngoài ngành hiện nay cần phải có quy chế phối hợp cụ thể, ràng buộc hơn nữa trách nhiệm các bên, nhất là về những thông tin tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC bị chuyển nhầm đến cơ quan điều tra khác, vì thế tác giả đề xuất VKSNDTC phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng thông tƣ liên tịch quy định về quan hệ phối hợp để tăng hiệu quả hơn nữa trong việc phát hiện, xử lý thông tin tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC.

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều tra:

Thứ nhất, để nâng cao chất lƣợng hoạt động điều tra, cần hoàn thiện, rút kinh nghiệm trong hoạt động điều tra để làm tài liệu giảng dạy, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các điều tra viên cũng nhƣ kiểm sát viên, các cán bộ khác của ngành kiểm sát. Qúa trình tiến hành điều tra, điều tra viên cần chú trọng một số vấn đề sau để đạt hiệu quả:

- Tạo sự đồng thuận từ phía cơ quan tƣ pháp chủ quản của cán bộ tƣ pháp có hành vi vi phạm.

- Cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân nơi xảy ra tội phạm trong việc phát hiện xác minh, điều tra, xử lý tội phạm.

- Đối với hồ sơ vụ việc tƣ pháp đã phát sinh tội phạm cần phải nghiên cứu thật kỹ để phát hiện những vấn đề có dấu hiệu không bình thường hoặc các vi phạm pháp luật do đối tƣợng thực hiện trong quá trình giải quyết.

- Chú trọng các biện pháp chống phản cung, thay đổi lời khai trong quá trình điều tra:

+ Trước tiên, qúa trình hỏi cung phải làm rõ lề lối, cách thức làm việc hàng ngày của đối tƣợng để biết hành vi của đối tƣợng đã tác động vào quá trình nào, vi phạm ở đâu (làm rõ đối tƣợng tác động của tội phạm), đồng thời yêu cầu đối tƣợng tự đánh giá năng lực, trình độ bản thân để tránh sau đó đối tƣợng phủ nhận lỗi mà cho rằng do năng lực, trình độ yếu kém nên để xảy ra sai sót.

+ Đối tượng chủ yếu là người am hiểu hoạt động tư pháp nên Điều tra viên không đƣợc thoả mãn lời khai nhận mà phải tìm thêm các chứng cứ củng cố, làm rõ lời khai nhận đó.

+ Điều tra viên cần am hiểu và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật để đối tƣợng không dựa vào đó để bắt bẻ, chống đối, cho rằng bị bức cung, ép cung, lời khai khác với biên bản, có thể để bị can viết bản tự khai, trong quá trình viết tự khai tuyệt đối không được viết thay, hướng dẫn sửa cho mạch lạc rõ ràng mà luôn luôn để đối tƣợng tự viết…

+ Nếu có nhiều chứng cứ thì phải chia ra chứng cứ dùng để đấu tranh và chứng cứ để kiểm tra lại lời khai. Nếu có nhiều Điều tra viên nên thay nhau để hỏi và kết hợp Kiểm sát viên để khách quan hơn.

+ Quá trình hỏi cung nên ƣu tiên thuyết phục, khơi gợi tính tự trọng, tạo điều kiện cho họ khắc phục tính nguy hiểm nhƣ khai báo thành khẩn, khắc phục hậu quả…tránh đe doạ, thách thức.

Thứ hai, để đảm bảo hoạt động cần trang bị, đầu tƣ thêm các điều kiện cơ sở vật chất bổ trợ cho hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC nhƣ: Trụ sở làm việc, cơ sở giam giữ, các phương tiện máy móc khác như máy ghi âm, ghi hình, phương tiện đi lại, công cụ hỗ trợ…Việc đầu tư phải đảm bảo thiết thực, trọng tâm, tránh dàn trải, lãng phí.

Kết luận chương 3

1. Nghiên cứu, hoàn thiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC có ý nghĩa to lớn không chỉ trong tổ chức và hoạt động điều tra của cơ quan này mà còn có ý nghĩa đối với cả hệ thống cơ quan điều tra hình sự, hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo đƣợc nền tƣ pháp trong sạch vững mạnh. Yêu cầu của việc nghiên cứu, hoàn thiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu của cải cách tƣ pháp, đảm bảo hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC phải thật sự khoa học, hiệu quả. Cần phải nghiên cứu dựa trên tổng kết thực tiễn, tiếp thu những hạt nhân hợp lý của pháp luật trước đây cũng như tư tưởng tiến bộ của Pháp luật TTHS Thế giới.

2. Mở rộng thẩm quyền đối với các tội danh mà cán bộ tư pháp là người phạm tội: Mở rộng thẩm quyền điều tra đối với các các tội phạm về chức vụ và các

tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân mà người phạm tội là cán bộ tƣ pháp.

3. Các văn bản áp dụng pháp luật cần giải thích theo hướng rõ ràng, cụ thể hơn nữa các khái niệm liên quan, các trường hợp xác lập thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC cần đƣợc tiến hành hợp lý, đồng bộ, thiết thực, trọng tâm. Nhất là về cơ cấu tổ chức, nâng ca năng lục cán bộ, đầu tư trang thiết bị, phương tiện bổ trợ hoạt động.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)