CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
3.1 Hoàn thiện pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, BLTTHS số 101/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua và dự kiến có hiệu lực vào năm 2017. Riêng về chế định tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, BLTTHS 2015 đã khắc phục được những hạn chế của BLTTHS 2003 đồng thời đưa ra những quy định mới đầy đủ và rõ ràng hơn, cụ thể:
Thứ nhất, BLTTHS 2015 quy định rõ các khái niệm tố giác về tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
BLTTHS 1988 cũng như BLTTHS 2003 đều quy định về tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tuy nhiên cả hai bộ luật đều không đưa ra các khái niệm tố giác về tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tạo cách hiểu thống nhất. Khắc phục bất cập đó, BLTTHS 2015 đã dành riêng một điều luật để chỉ nêu ra các khái niệm tố giác về tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”; “Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”; “Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi
55
kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho CQĐT, VKS có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”.
Thứ hai, BLTTHS 2015 đã quy định kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là một cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm. Nếu BLTTHS 1988 và BLTTHS 2003 đều ghi nhận tồn tại năm cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm thì BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm một căn cứ tuy không hoàn toàn là mới nhưng là quan trọng và cần thiết được luật hóa để trở thành một căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm, đó là kiến nghị khởi tố. Bởi lẽ, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là một nguồn tin quan trọng, để CQĐT, VKS xem xét và xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm, đây cũng chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, quyết định việc khởi động hay không khởi động một quy trình tố tụng.
Thứ ba, BLTTHS 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm. Chủ thể cung cấp tố giác tội phạm là cá nhân, mở rộng chủ thể cung cấp tin báo là cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khắc phục hạn chế của BLTTHS 2003 và sự không thống nhất giữa BLTTHS 2003 và thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA- BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC như đã phân tích ở mục trên, BLTTHS 2015 quy định chủ thể cung cấp tố giác về tội phạm là cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế phát hiện dấu hiệu tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 cũng mở rộng cả chủ thể cung cấp tin báo không chỉ là cơ quan, tổ chức như BLTTHS 2003 mà còn bao gồm cả cá nhân.
Thứ tư, BLTTHS năm 2015 đã quy định thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho VKS và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, theo đó:CQĐT giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền điều tra của mình; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình;VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
56
kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục [37].
Thứ năm, BLTTHS năm 2015 đã tăng thời hạn giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố nhằm khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, đảm bảo việc phát hiện và xử lý nhanh chóng kịp thời mọi tội phạm, đảm bảo quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ [37]. Theo đó, ngoài quy định thời hạn thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng thì BLTTHS 2015 còn quy định bổ sung đối với trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định như trên thì Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Đồng thời đưa ra thời hạn cụ thể để đề nghị việc gia hạn là chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh đã quy định, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.Thứ sáu, nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của BLTTHS 2003 về chế định tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, BLTTHS năm 2015 đã bể sung những quy định về thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; chuyển tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố cho CQĐT có thẩm quyền; về tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố. Về thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin
57
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Điều 145 quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: CQĐT, VKS tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Về thủ tục tiếp nhận điều 146 quy định thủ tục đối với hai hình thức tố giác, báo tin về tội phạm trực tiếp và gián tiếp. Trường hợp, cơ quanm tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì CQĐT, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Về chuyển tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền.Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền.
Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho CQĐT nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
58
nghị khởi tố, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.Như vậy so với BLTTHS năm 2003, thì BLTTHS năm 2015 đã có điều luật riêng quy định cụ thể về thẩm quyền và thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, chuyển tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết.Về tạm đình chỉ giải quyết tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo Điều 148 khi hết thời hạn giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả. Việc bổ sung các trường hợp được tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố này sẽ khắc phục được những vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với những trường hợp nêu trên. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, VKS phải gửi quyết định đó cho CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp
59
không quá 01 tháng kể từ ngày CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.Về phục hồi giải quyết tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Điều 149 quy định khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp theo không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Điều 150 quy định tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do VKS cấp trên trực tiếp giải quyết.
Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do VKS có thẩm quyền giải quyết.Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các CQĐT cấp tỉnh, giữa các CQĐT quân sự cấp quân khu do VKS tối cao, VKS quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các CQĐT cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các CQĐT quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do VKScấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
60
khởi tố giữa các CQĐT của Công an nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân và CQĐT của VKS tối cao sẽ do Viện trưởng VKS tối cao giải quyết.Thứ bảy, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Nếu BLTTHS 2003 chỉ quy định VKS có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố rải rác ở các điều luật thì BLTTHS 2015 đã dành riêng một điều luật quy định và cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Cụ thể VKS có trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm;
kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho VKS;Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm; Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra. Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 còn trao cho VKS nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Sự cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn như trên