CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH
1.4. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo
Từ khi đổi mới, với những chính sách nới lỏng và tự do hóa kinh tế hàng hóa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Song song với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, ở tầm vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng “lớn lên” cả về số lượng và quy mô. Trong những năm đầu đổi mới, khi sự thay đổi của chính sách và quy định không đủ nhanh so với sự phát triển của các
20 Theo CSĐT, Xuất khẩu gạo- một năm nhìn lại và những thách thức mới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia,
http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/xuatkhaugao%E2%80%93motnam-nd-14715.html, [truy cập 03/03/2015]
doanh nghiệp, thì xu hướng xuất khẩu nổi lên như là một trong những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế phát triển trong nước.
Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện từ năm 1989 nhưng phải đến năm 1995 văn bản pháp lý đầu tiên về hoạt động xuất khẩu gạo mới được ban hành. Đó là Thông tư liên tịch số 02/TTLB-NN- TM ngày 06/02/1995 quy định về việc điều hành xuất khẩu gạo trong năm 1995.
Thông tư này ra đời đã tạo một cơ sở cơ bản cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo.
Ngày 08/3/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 141/ TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1997. Ngày 10/5/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 312/TTg về việc phân bổ tiếp hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 1997. Ngày 23/01/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 12/1998/QĐ-Tg quy định về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998. Đồng thời trong cùng năm Bộ Thương mại cũng tiếp tục ban hành Quyết định số 0089/1998/TM-XNK quy định về hạn ngạch xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998.
Đến ngày 18/2/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/1998/QĐ-TTg quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo điều hành hoạt động xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón. Sau đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-NHNN1 ngày 25/2/1998 quy định về việc cho vay vốn để mua lúa xuất khẩu gạo và lúa dự trữ năm 1998. Cùng năm này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 17/1998/CT-TTg ngày 2/4/1998 quy định về điều hành xuất khẩu gạo và đảm bảo an toàn lương thực trong năm 1998.
Ngày 13/2/1999 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 20/1999/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón thay thế cho Quyết định số 39/1998/QĐ-TTg.
Sau một thời gian dài không có văn bản pháp lý chính thức điều chỉnh cụ thể hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Ngày 4/11/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo sau đó là một loạt các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP như:
Thông tư số 44/2010/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; Thông tư số 08/2011/TT-NHNN quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010; Thông tư số
89/2011/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu và Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay, xát thóc gạo.
Như vậy, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP cùng với một số văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành liên quan chính là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với quá trình hoàn thiện các văn bản mang tính pháp quy, số lượng các doanh nghiệp cũng như quy mô dự án kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp cũng tăng lên rất nhanh.
Vì thế, có thể nói Nghị định số 109/2010/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động 109/2010/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam, thổi một luồng sinh khí mới vào hoạt động đó, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới, góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài, tạo lập một môi trường pháp lý ổn định, thì việc hoàn thiện chính sách xuất khẩu gạo là một đòi hỏi tất yếu. Những quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã đánh dấu một mốc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với lợi thế là đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Giá trị GDP ngành xuất khẩu gạo góp phần không nhỏ trong tổng GDP của cả nước. Để hoạch định, quản lý và phát triển thị trường lúa gạo nói chung và hệ thống marketing trong xuất khẩu gạo nói riêng cần những chính sách về kinh doanh xuất khẩu gạo. Có thể thấy rằng việc hoàn chỉnh cơ chế, chính sách sản xuất, xuất khẩu lúa gạo khó có thể được thực hiện trong thời gian ngắn. Hiện tại Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010 NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Sau khi Nghị định có hiệu lực đã đem lại không ít thành công cho ngành xuất khẩu lúa gạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cần cải thiện, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình đất nước và đem lại quyền lợi tuyệt đối cho người nông dân và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Tiếp theo chương 2 và chương 3 của luận văn sẽ đi sâu vào phân tích những bất cập của Nghị định, từ đó đưa ra một số gợi ý cho điều chỉnh Nghị định để khắc phục những khiếm khuyết hiện nay.