CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
3.2. Các kiến nghị cụ thể
Thứ nhất: Bỏ quy định giới hạn số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo phân tích ở trên, Quyết định số 6139/ QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên Quyết định này thiếu tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp khi chốt đến năm 2015 chỉ có 150 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó tiêu chí ưu tiên được xét duyệt là không rõ ràng khi chỉ quy định chung chung “ưu tiên cho thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa”. Vì vậy, xin kiến nghị:
Thay vì giới hạn số lượng là 150 đầu mối xuất khẩu gạo như hiện nay, Chính phủ cần đưa ra các chính sách cụ thể nhằm giảm bớt đầu mối doanh nghiệp xuất khẩu gạo như: Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên kết với nhau để nâng
cao quy mô và sản lượng xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại (chính sách giảm thuế trong những năm đầu, chính sách ưu đãi khác…); Ngay cả các các doanh nghiệp cung cấp vật tư cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, lúa giống cũng cần liên kết lại, cùng tổ chức những vùng nguyên liệu lớn để cho nhà xuất khẩu có thể hợp tác dễ dàng hơn thay vì họ phải đầu tư trọn gói. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân thực hiện những cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo ra những giống gạo chất lượng cao, giảm tình trạng sản xuất manh múm như hiện nay. Khuyến khích nông dân liên kết với nông dân trước để tạo thành các hợp tác xã (HTX) kiểu mới tổ chức trên cơ sở liên kết của cá nhân, hộ gia đình, cung cấp các dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra, các khâu của quá trình sản xuất, như vậy doanh nghiệp được dễ dàng hơn khi hợp tác với đại diện của nông dân.
Trong HTX kiểu mới, tài sản, vốn liếng, đất đai vẫn là thuộc về xã viên (nay là thành viên), HTX chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra. HTX kiểu mới không chỉ đánh giá hiệu quả của các xã viên như thế nào mà còn đánh giá kinh tế tập thể làm gia tăng cái gì cho các hộ nông dân. Đó là những điểm khác biệt cơ bản của HTX kiểu mới và kiểu cũ52.
Đầu tiên, cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể, cần nghiên cứu xây dựng đề án truyền thông giới thiệu các mô hình HTX tiêu biểu, nhận thức đúng đắn về HTX nông nghiệp kiểu mới (về tính chất, mục tiêu tổ chức, quan hệ giữa HTX và thành viên, tài sản chung, phân chia lợi nhuận). Trong đó các cơ quan truyền thông cần có kế hoạch tuyên truyền cụ thể và rộng rãi. Làm cuộc vận động nhân dân hình thành hợp tác xã kiểu mới ở quy mô toàn quốc với sự tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông Dân, Cựu Chiến binh... Từ khâu tuyên truyền, tư vấn để hình thành HTX kiểu mới. Cần vận động nhân dân tham gia vào HTX kiểu mới. Cần nêu cao trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu ở mỗi bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương về HTX. Các HTX sẽ thực hiện liên kết các hộ nông dân thành một khối thống nhất về chất lượng đồng thời cũng là khâu trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân. HTX cần có chương trình, kế hoạch sản xuất dài hạn, thực hiện cung cấp các
52 Phi Long, 7 nhóm giải pháp cho đổi mới hợp tác xã, Báo Dân Việt,
http://danviet.vn/nha-nong/7-nhom-giai-phap-cho-doi-moi-hop-tac-xa-584166.html, [truy cập 10/12/2015]
dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra, các khâu của sản xuất, không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn phải mang lại lợi ích cho nông dân, xã viên. HTX hỗ trợ xã viên những dịch vụ mà xã viên không làm được hoặc khó có điều kiện làm được.Vì vậy, kiến nghị về xây dựng hợp tác xã kiểu mới cụ thể như sau:
Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách phát triển HTX, nghiên cứu xây dựng ban hành nghị định riêng về HTX trong nông nghiệp.
Tái cấu trúc tổ chức, hoạt động của tất cả HTX nông nghiệp theo Luật HTX 2012 trên phạm vi cả nước. Tùy theo điều kiện sản xuất của từng địa phương mà xây dựng số lượng HTX nông nghiệp kiểu mới phù hợp, hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của thành viên dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống. Đồng thời thực thi các nhóm chính sách hỗ trợ, thúc đẩy để tạo lập môi trường mới, phát triển. Hỗ trợ lãi suất cho nông dân để thuê đất mở rộng diện tích và thuê máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất lúa, có chính sách nâng định mức vay tín dụng cho các mô hình, tập trung, đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ thủ tục cho vay, không ràng buộc yếu tố tài sản.
Thứ hai: về quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đối với doanh nghiệp, bên cạnh những biến động liên tục của thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng gặp phải không ít khó khăn do thiếu vốn và những cơ chế hỗ trợ. Để tăng tính cạnh tranh cho ngành gạo, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn để khuyến khích doanh nghiệp tham gia cơ giới hóa nông nghiệp. Theo điều 13 khoản 1 Nghị định 109/2010/NĐ-CP, Thương nhân thực hiện mua thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Điều này được vay tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành. Hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ từ các ngân hàng. Vì vậy, các chi nhánh tổ chức tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; đồng thời chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cần phát huy cao hơn vai trò trên địa bàn, chủ động tổ chức diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp, cũng như tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ vướng mắc về hoạt động tín dụng trên địa bàn. Một số giải pháp được đề xuất để tháo gỡ nút thắt về tín dụng như: Có chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; có chính sách ưu đãi như chuyển vốn lưu động ngắn hạn thành vốn trung và dài hạn với các
khoản vay đầu tư; có chính sách riêng cho doanh nghiệp thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cải cách hành chính trong thủ tục cho vay, nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho người dân và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Kịp thời ban hành các quy định tín dụng đối với một số đối tượng đặc thù với thủ tục cho vay đơn giản hơn nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đề nghị điều chỉnh lại thủ tục vay vốn, đặc biệt là quy trình công chứng, chứng thực tài sản thế chấp để hạn chế phiền hà, tốn kém cho người nông dân. Đối với các khoản vay nhỏ của các hộ dân sản xuất nông nghiệp cần có thủ tục đơn giản, thuận tiện để người dân có điều kiện tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Đề nghị có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đối với loại hình kinh tế Hợp tác xã, nhằm giúp Hợp tác xã có điều kiện thuận lợi, để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển đất nước.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét cơ cấu lại các khoản vay trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay.
Mở rộng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ đào tạo. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các tổ chức tín dụng để cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho tổ chức tín dụng khi tham gia các quan hệ tín dụng.
Bộ Tài chính cũng cần xem xét áp dụng mức thuế suất bằng 0% đối với mặt hàng lúa gạo, tấm, cám tiêu thụ nội địa. Đặc biệt Chính phủ cần có chính sách khuyến khích để hỗ trợ thương nhân đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo thay vì quy định lộ trình bắt buộc, có cơ chế kiểm soát cung cấp và giá cả nguyên vật liệu đầu vào…Ngoài ra chính sách tín dụng cần được mở rộng ra cả với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào khác như doanh nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu,...Chính
phủ cần ban hành chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp, để tăng cường cơ sở pháp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới.
Thứ ba: về thủ tục kinh doanh xuất khẩu gạo
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tốt cũng chưa thể hoàn tất thủ tục. Vì vậy Chính phủ, Bộ ngành cần phải xem xét các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tốt và giúp đỡ để doanh nghiệp có thể hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp đang có đơn hàng tốt nhưng không thể xuất. Cụ thể: Trước hết cần xem xét, giải quyết nhanh việc cấp Giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký; Thứ hai, đối với các doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục, các Bộ, Ban, ngành có trách nhiệm cần phải tìm hiểu, hỗ trợ để xem xét các doanh nghiệp hiện đã hoàn tất những thủ tục nào, thủ tục nào đang còn khó khăn để có hướng giải quyết phù hợp. Một số kiến nghị được đề xuất để gỡ rối cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện về kho bãi như: các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng không cùng nằm trên một địa bàn nhưng nếu đảm bảo về cơ sở vật chất, máy móc vẫn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo quy định; tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể thuê được lò sấy, hoặc kho bãi trong thời gian đầu tư.
Đối với thủ tục xin duy trì Giấy chứng nhận, những trường hợp đủ điều kiện, Bộ Công Thương cần giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị xuất khẩu gạo. Đặc biệt, tiêu chí để thu hồi giấy chứng nhận cần phải linh động chứ không nhất thiết tất cả các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn/năm đều bị thu hồi, mà phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác như chất lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, hay tình hình hợp tác, liên kết với các hộ nông dân… để đưa ra quyết định đúng đắn.
Thứ tư về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo Về chính sách thu mua tạm trữ
Kiến nghị là: Nhà nước cần xem xét ưu đãi cho các doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng lúa và hợp tác xã. Trong đó, cần ưu tiên cho doanh nghiệp liên kết trong cánh đồng mẫu lớn mua tạm trữ lúa gạo đồng thời giao cho địa phương và phân bổ theo sản lượng cũng như khả năng xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước cần hạ
mức lãi suất vay vốn của doanh nghiệp để đầu tư vùng nguyên liệu trồng lúa. Đề xuất tổ chức đấu thầu tạm trữ để nguồn tiền Nhà nước từ chương trình được sử dụng hiệu quả hơn; cần tiến hành xây dựng thêm nhiều kho tạm trữ đúng quy chuẩn và hỗ trợ nông dân và hợp tác xã được gửi miễn phí hay tính phí hợp lý khi lúa gạo vào vụ rộ, giá xuống thấp mà nông dân chưa muốn bán; cần có chính sách tín dụng phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân và hợp tác xã tạm trữ gạo.
Trong những năm tới, chính sách tạm trữ cần có sự điều chỉnh nhất định để nông dân có lợi nhiều nhất. Chính phủ nên ban hành chính sách tạm trữ lúa gạo trước khi thu hoạch lúa và việc triển khai tạm trữ dựa vào tình hình thực tế từng địa phương chứ không thực hiện đồng loạt như hiện nay. Tùy theo cơ cấu mùa vụ từng địa phương, nơi nào thu hoạch vụ lúa trước sẽ mua trước và ngược lại. Xây dựng quy chế về thu mua tạm trữ lúa gạo để tạo căn cứ pháp lý cần thiết, giúp quá trình điều hành, quản lý từ Trung ương đến địa phương được thuận lợi và thống nhất trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Quy chế sẽ quy định về thời điểm, số lượng, điều kiện, phương thức và cơ chế chính sách mua tạm trữ các loại lúa, gạo hàng hóa. Trong đó, nêu rõ những điều kiện thị trường để các cơ quan liên quan có thẩm quyền quyết định việc tạm trữ, các điều kiện của thương nhân được tham gia mua tạm trữ, chính sách về tài chính, lãi suất đối với thương nhân mua tạm trữ. Quy chế cũng quy định trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ, ngành trong việc thu mua tạm trữ lúa, gạo, vai trò đầu mối của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sự phối hợp với các bộ, ngành với địa phương, doanh nghiệp để phân giao, triển khai chỉ tiêu, tổ chức thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.
Về việc điều tiết giá gạo xuất khẩu, giá sàn gạo xuất khẩu
Điều bất hợp lý trong cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay là Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) được giao định giá sàn xuất khẩu nhưng lợi nhuận của họ lại độc lập với mức giá này, trong khi nông dân không được quyền tham gia ý kiến. Thực tế VFA chỉ là một hiệp hội ngành hàng, tập hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hoạt động vì lợi nhuận, cho dù là doanh nghiệp Nhà nước, cũng không có quyền quyết định thu nhập của nông dân bằng cách ấn định giá thu mua lúa. Việc quy định giá sàn xuất khẩu, chính sách này không những không đem lại phần lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân mà còn vô tình phá hoại chính sách khuyến khích nông dân chuyển dịch sang trồng các loại lúa gạo có chất lượng cao. Vì vậy, việc
quy định giá sàn gạo xuất khẩu cần phải có thêm tiếng nói của người trồng lúa, để đảm bảo lợi ích cho người nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo.
Kiến nghị là định hướng lại các tổng công ty lương thực theo hướng thiên về thực thi chính sách, giảm dần vai trò thương mại trên thị trường, nhường chỗ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác. Tổ chức lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) để đảm bảo Hiệp hội phải có đại diện đầy đủ của doanh nghiệp tư nhân, chính quyền địa phương và nông dân trong thương mại lúa gạo. Theo dõi biến động thị trường thế giới và đưa ra các quyết định kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người nông dân. Thêm vào đó, VFA và các Tổng công ty lương thực phải thực hiện một số vai trò mà các hiệp hội ngành hàng phải tham gia như xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển và ổn định nguồn cung trong nước, mở rộng hội viên theo liên kết dọc nhằm kết nối hợp tác và phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng hiệu quả hơn …
Nhìn chung, ngoài những vấn đề cụ thể đã đề cập ở trên, về chính sách điều hành, Nhà nước nên thành lập thêm Ban điều hành lúa gạo với sự tham gia của đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đại diện Hội nông dân sản xuất lúa. Ban này chịu trách nhiệm ấn định giá sàn xuất khẩu gạo, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quy hoạch vùng trồng lúa. Để có được sự phát triển bền vững ngành lúa gạo ở Việt Nam, ai cũng phải được hưởng lợi một cách công bằng. Có thể thực hiện chính sách này như sau: khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn giá lúa do Ban điều hành công bố, Nhà nước cho phép các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) vay tiền để đầu tư máy sấy và kho trữ lúa tùy vào khối lượng lúa của các xã viên đang tạm trữ lúa. Họ có thể được ứng trước một số tiền để đáp ứng cho các nhu cầu cấp bách của nông dân. Đến khi giá lúa tăng trở lại thì họ sẽ bán lúa và trả lại tiền tạm ứng của Nhà nước. Số lượng lúa tạm trữ sẽ được hỗ trợ tối đa 100% lãi suất cho HTXNN. Như thế người nông dân sẽ hưởng trực tiếp chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Thứ năm: về kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
Đối với vấn đề củng cố đội ngũ thương nhân xuất khẩu gạo cũng như xử lý các vi phạm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh chế biến gạo chất lượng cao, Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Hải quan, Sở Công Thương các tỉnh và VFA cần thường xuyên tiến hành rà soát, thanh tra, giám