CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo
2.1.1. Chủ thể kinh doanh xuất khẩu gạo
Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân được quy định tại Điều 3 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải thực hiện các quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. Nghị định này cũng quy định rõ đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, thì khi xuất khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì xuất khẩu gạo là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.21 Vì vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về xuất khẩu gạo. Điều 3 của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP qui định thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thì có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định cũng quy định rõ thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
21 Xem Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014.
Theo Luật Thương mại 2005 (Điều 6) thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.Căn cứ theo pháp luật hiện hành thì thương nhân bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hộ kinh doanh.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 thì hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn có các tổ chức kinh tế khác là hợp tác xã và các liên hiệp hợp tác xã.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.22
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần, không được giảm vốn điều lệ23.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: có 2 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
22 Theo Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư niềm tin Việt, So sánh các loại hình doanh nghiệp,
http://www.thutucthanhlapcongty.com.vn/so-sanh-cac-loai-hinh-doanh-nghiep/, [truy cập 01/04/2015]
23 TLĐD số 22
có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên góp vốn24.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.25
Theo Điều 4 về Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định: Thứ nhất, Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Thứ hai, Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Các tiêu chí về cấp giấy chứng nhận đối với các thương nhân xuất khẩu gạo được Bộ Công thương quy hoạch tại Quyết định 6139/QĐ-BCT. Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020 (kèm theo Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương). Hiện nay, Bộ Công Thương đang chỉ đạo VFA và các doanh
24 TLĐD số 22
25 TLĐD số 22
nghiệp xuất khẩu triển khai thực hiện để đẩy mạnh thực hiện liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.
Hiện nay nước ta đang có khoảng gần 600 ngàn doanh nghiệp và khoảng 4 triệu hộ kinh doanh và vài chục ngàn hợp tác xã. Với cơ chế điều hành như hiện nay, tất cả mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khoảng 200 tấn, thậm chí có doanh nghiệp 1 năm chỉ xuất khẩu được 1 tấn. Điều đáng nói là trong số đó có nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, chỉ khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức mua lúa gạo của dân, dẫn đến tình trạng tới mùa thu hoạch, nông dân phải chờ doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu, thương lái mới đến mua. Số lượng thương nhân có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo lớn dẫn đến tình trạng các thương nhân giành giật nhau thu mua lúa, gạo và cũng tranh giành lẫn nhau khi xuất khẩu gạo.
Các doanh nghiệp nào cũng mua gạo từ nông dân về xuất khẩu dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua, tranh bán, tự phá giá. Mà hạ giá chỉ dùng cách giảm chất lượng gạo xuống hoặc gian lận gây thiệt hại cho xuất khẩu gạo của đất nước. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu gạo gây nên nhiều hậu quả xấu cho nông dân và đất nước cũng như các thương nhân khác... Vì vậy tại Hội nghị công tác điều hành xuất khẩu gạo và triển khai thực hiện Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/9/2013, Quy hoạch đã xác định mục tiêu cụ thể cần kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân, đảm bảo tối đa 150 đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trước thực trạng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm gần đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 6139/ QĐ-BCT về việc phê duyệt quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Quyết định này nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định, bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo; gắn kết hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với phát triển sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả xuất khẩu.
Theo mục I và mục II của Quyết định số 6139/ QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo với những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất về quan điểm quy hoạch: Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được xây dựng trên nguyên tắc xác định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định số109/2010/NĐ- CP và là lĩnh vực ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia, lợi ích của người tiêu dùng gạo trong nước và người nông dân sản xuất lúa;
Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được xây dựng trên nguyên tắc xác định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và là lĩnh vực ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia, lợi ích của người tiêu dùng gạo trong nước và người nông dân sản xuất lúa; Nhà nước kiểm soát, định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên phạm vi cả nước. Định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu tại các địa phương có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu lúa gạo hàng hóa với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh của thương nhân phù hợp, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế, phù hợp với thực tiễn tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trong nước từng thời kỳ26.
Thứ hai về mục tiêu quy hoạch: Xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay; Góp phần định hướng hoạt động đầu tư, tránh đầu tư tràn lan, gây lãng phí, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Cụ thể hóa các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP gồm tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo và địa bàn xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; định hướng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết, đặt hàng tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với hộ nông dân trồng lúa theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Thiết lập công cụ quản lý Nhà nước để góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo; đảm bảo tính thông suốt của thị trường lúa
26 Quyết định 6139/QĐ-BCT ngày 28/08/2013 của Bộ Công Thương
gạo trong nước, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa và sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam trong tình hình mới.
Quyết định này cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau: Đến năm 2015:
Kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn; từng bước củng cố, phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu;
Từ sau năm 2015: Điều chỉnh số lượng đầu mối và địa bàn hoạt động phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ; tập trung phát triển, nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Quyết định số 6139/ QĐ-BCT này rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, gia tăng sự gắn kết của doanh nghiệp và nông dân, nhờ vậy lợi nhuận được phân bổ thỏa đáng cho hai chủ thể.Tại quyết định này Thương nhân chỉ được xem xét, cấp Giấy chứng nhận khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây: Tiêu chí 1: Đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tiêu chí 2: Có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh; Tiêu chí 3:
Ưu tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa.
Để được ưu tiên, thương nhân phải được Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản về việc có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, Quyết định này có một số điều bất cập sau đây:
- Chưa công bằng, chưa hợp lý
Trong mục tiêu cụ thể của Quyết định quy định rõ đến năm 2015, tối đa 150 đầu mối doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Quyết định này mang tính chủ quan, thiếu công bằng khi đưa ra con số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo là 150, và
đặc biệt là thiếu tính nhất quán trong các văn bản pháp luật. Bởi lẽ Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo cũng không quy định số lượng doanh nghiệp có thể được cấp giấy chứng nhận mà chỉ quy định những điều kiện để doanh nghiệp được xét cấp giấy chứng nhận. Do vậy, sẽ không công bằng khi các doanh nghiệp xếp thứ tự sau tuy đã hội đủ các điều kiện nhưng lại không được xét cấp giấy chứng nhận. Quyết định này càng tỏ ra mâu thuẫn với Nghị định số 187/2013 NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Tại Điều 3 quy định rõ: Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
- Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vượt quá quyền hạn cho phép.
Theo điều 19 quy định về giá sàn gạo xuất khẩu được quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định:
Thứ nhất, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản lượng lúa hàng hoá lớn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu theo các nguyên tắc sau:
Phù hợp với diễn biến của thị trường trong nước và thế giới; Phù hợp với giá thóc định hướng được công bố, mặt bằng giá mua thóc, gạo hàng hoá trong nước, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thứ hai, Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu.
Thứ ba, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc công bố giá sàn gạo xuất khẩu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định này.