CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nói chung theo qui định của pháp luật như theo điều 6 Luật Thương Mại ghi nhận: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm;
Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ;
Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.”
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. (theo quy định tại Điều 7, Luật Thương mại 2005).
Khoản 1 Điều 3 Nghị Định 187/2013/NĐ-CP quy định thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh; trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
Khi thưc hiện hoạt động xuất, nhập khẩu thương nhân có nghĩa vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;
Theo Nghị Định 109/2010/NĐ-CP thì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua này để người dân biết; niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trực tiếp giao dịch. Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định. Thương nhân thực hiện mua thóc, gạo hàng hoá theo quy định tại Điều 13 được vay tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp các chi phí phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết, thương nhân nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 (mười) ngày làm việc.
Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung hợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu. (Điều 17 Nghị định 109/2010/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo như sau:
1. Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có trụ sở chính và nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát về tình hình mua, giá mua thóc, gạo, việc tạm trữ, dự trữ, ký kết và
thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Báo cáo định kỳ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi không đáp ứng được các điều kiện về kho chứa, cơ sở xay, xát theo quy định tại Điều 4 Nghị định này hoặc khi không còn Giấy chứng nhận đã được cấp do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu huỷ và nêu rõ lý do.Trong thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Một loạt chính sách đã được ban hành liên quan đến quyền của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đó là chính sách trợ cấp tín dụng. Theo Thông tư số 08/2011/TT-NHNN Quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối đảm bảo nguồn vốn theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để cho vay đối với thương nhân được quyền kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hỗ trợ cho vay để thu mua thóc, gạo nhằm mục đích điều tiết khi giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc, gạo định hướng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nước. Theo phát biểu ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): “Hiện nay doanh nghiệp lớn dễ tiếp cận nguồn tín dụng, còn doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn để mua lúa, gạo tạm trữ - bởi ngân hàng rất dè dặt với doanh nghiệp nhỏ”28.
Trong khi đó, đối tượng sản xuất lúa gạo trực tiếp là người nông dân thì lại không được nhắc đến trong Thông tư số 08/2011/TT-NHNN Quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ. Vì vậy, mặc dù trong thời gian qua có nhiều chính sách hỗ trợ người dân song người dân vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn như: Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 142/2009 và quyết định số 49/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất ở những
28 Cao Phong, Mua tạm trữ lúa, gạo: Doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn vay, Sài Gòn Giải Phóng online, http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2015/3/378089/#sthash.mV2LmOSY.dpuf, [truy cập ngày 01/06/2015]
vùng có thiên tai, có dịch; quyết định số 2261 ngày 15-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các Hợp tác xã, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; thành lập mới, tổ chức lại hoạt động Hợp tác xã.