THỰC HÀNH: QUAN SÁT HÌNH DẠNG NGOÀI

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 7 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 80 - 84)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- Mô tả được cấu tạo ngoài và cách di chuyển của giun đất.

- Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như: Sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ: miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Mẫu vật giun đất.

- Tranh hình 15.1  16.4 2. Học sinh:

- Mỗi nhóm chuẩn bị hai con giun đất.

- Học kĩ bài giun đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Để quan sát cấu tạo của giun đất như: Sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ: miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái.Ta tìm hiểu...

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất a) Mục tiêu: biết được cấu tạo ngoài của giun đất.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, hình 15.1-15.4, trả lời câu hỏi:

+ Giun đất sống ở đâu?

+ Nơi giun đất sống có đặc điểm gì?

+ Tại sao nơi giun đất sống lại thường tơi xốp?

+ Cơ thể giun đất có đặc điểm gì?

+Nêu cấu tạo ngoài của giun đất?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

I. Cấu tạo ngoài.

- Cơ thể dài, thuôn hai đầu.

- Phân đốt, mỗi đốt có vòng cơ (chi bên).

- Chất nhầy -> da trơn.

- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách di chuyển của giun đất a) Mục tiêu: biết được cách di chuyển của giun đất

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình 15.3 trong SGK tr.53, kết hợp nghiên cứu mẫu vật hoàn thành bài tập SGKtr.54.

- Tại sao giun đất chun giãn được cơ thể?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Di chuyển:

- Giun đất di chuyển bằng cách:

+ Cơ thể phình duỗi xen kẽ.

+ Vòng cơ làm chỗ tựa.

-> Kéo cơ thể về 1 phía.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của giun đất

a) Mục tiêu: biết được cách dinh dưỡng của giun đất.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời:

+ Quá trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào?

+ Vì sao khi mưa niều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?

+ Cuốc phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

III. Dinh dưỡng:

- Hô hấp: qua da.

- Dinh dưỡng: Thức ăn giun đất -> lỗ miệng -> hầu ->

diều(chứa thức ăn) -> dạ dày (nghiền nhỏ) -> Enzim biến đổi -> ruột tịt -> bã đưa ra ngoài.

- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: làm các bài câu hỏi cuối bài.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Đọc “Em có biết”.

* RÚT KINH NGHIỆM

...

...

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 7 KÌ 1 CÔNG VĂN 5512 5 HOẠT ĐỘNG (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w