Bài 24 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
II. Sự đa dạng của lớp hình nhện
- Lớp hình nhện đa dạng, có tập tính phong phú.
- Đa số có lợi, một số gây
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
hại cho người, động vật và thực vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau : (1): Chăng tơ phóng xạ.
(2): Chăng các tơ vòng.
(3): Chăng bộ khung lưới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.
A. (3) → (1) → (2).
B. (3) → (2) → (1).
C. (1) → (3) → (2).
D. (2) → (3) → (1).
Câu 2: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác : (1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3) → (2) → (1) → (4).
B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (3) → (1) → (4) → (2).
D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Ở phần bụng của nhện, phía trước là …(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….
A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở Câu 4: Cơ thể của nhện được chia thành
A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
Câu 5: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ? A. 3600 loài. B. 20000 loài.
C. 36000 loài. D. 360000 loài.
Câu 6: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ?
A. Ve bò. B. Nhện nhà. C. Bọ cạp. D. Cái ghẻ.
Câu 8: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?
A. Đôi chân xúc giác.
B. Bốn đôi chân bò.
C. Các núm tuyến tơ.
D. Đôi kìm.
Câu 9: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ? A. Các núm tuyến tơ.
B. Các đôi chân bò.
C. Đôi kìm.
D. Đôi chân xúc giác.
Câu 10: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện ? A. Cua nhện. B. Ve bò. C. Bọ ngựa. D. Ve sầu.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:
a.Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
b. Nhện có các tập tính gì thích nghi với lối sống của chúng?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 26.
* RÚT KINH NGHIỆM
...
...
TUẦN:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
LỚP SÂU BỌ Bài 26. CHÂU CHẤU I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, đạid iện cho lớp sâu bọ.
- Qua học cấu tạo, giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên.
- Mẫu vật con châu chấu.
- Mô hình con châu chấu.
- Tranh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu.
- Đề kiểm tra 15’ + Đáp án.
2. Học sinh.
- Mẫu vật con châu chấu.
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn trong ngành chân khớp. Đại diện cho lớp sâu bọ là châu chấu. Châu chấu có cấu tạo rất tiêu biểu, dễ quan sát . Vì vậy được chọn làn đối tượng nghiên cứu. Vậy Châu chấu có cấu tạo như thế nào? ta vào nội dung bài hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển
a) Mục tiêu: biết được cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 26.1 và trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể châu chấu gồm mấy phần?
+ Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu?
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình con châu chấu . Nhận biết các nộ phận trên mô hình.