Để biết được mức độ thu lợi, hiệu quả của một dự án sau này, thông thường người ta xem xét phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính của một dự án. Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội thì đứng trên góc độ lợi ích quốc gia, lợi ích vùng miền . Để đánh giá hiệu quảkinh tế xã hội của một dự án ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư nghĩa là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết. Chỉ tiêu NPV cho biết khả năng sinh lợi của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác.
= −
(1 + ) Trong đó:
Bt: khoản thu của dự án ở năm thứ t, thông thường bao gồm: doanh thu bán hàng, giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản và thu hồi vốn lưu động;
Ct: các khoản chi phí của dự án năm thứ t, bao gồm các khoản: chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sản xuất kinh doanh trong các năm vận hành không có khấu hao, tiền trả lãi vay vốn và các loại thuế phải nộp trong các năm vận hành khai thác;
i: lãi suất tính toán hay tỷ suất chiết khấu;
n: đời kinh tế dự án hay tuổi thọ của dự án ( khác với tuổi thọ công trình) - Nguyên tắc ra quyết định
Với tiêu chí giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế nếu NPV > 0, dự án bị từ chối nếu NPV < 0 và tiêu chuẩn hiệu quả là NPV → Max.
Trong các phương án loại trừ nhau, phương án nào có giá trị hiện tại ròng lớn nhất là phương án có lợi nhất [2].
- Đặc điểm phương pháp NPV
+Cách tiếp cận giá trị hiện tại ròng cho biết một dự án có thể sinh lợi với tỷ suất sinh lợi theo yêu cầu của nhà đầu tư hay không.
+Phương pháp này xem xét cả độ lớn, thời gian phát sinh của dòng ngân quỹ trong toàn bộ thời kỳ phân tích của dự án và xét đến yếu tố rủi ro. Giá trị hiện tại ròng của một dự án là số tiền kỳ vọng làm tăng giá trị hiện tại của chủ đầu tư nhờ thực hiện dự án đó.
+ Phương pháp này phụ thuộc vào suất chiết khấu, NPV càng giảm khi suất chiết khấu tăng và NPV càng tăng khi suất chiết khấu giảm.
2.2.2. Suất thu lợi (IRR)
Đây là phương pháp phân tích hiệu quả của dự án theo nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đ ối. Mức lãi suất nội tại IRR được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau.
Với vai trò nhà đầu tư thì việc huy động vốn cho dự án là rất cần thiết.
Trên thực tế các nhà đầu tư luôn phải huy động vốn bằng các h đi vay lãi suất của các ngân hàng hay các tổ chức trong và ngoài nước hoặc lãi suất trái phiếu. Do đó nhà đầu tư cần phải nghiên cứu phân tích để chọn một lãi suất thích hợp để đầu tư cho dự án sao cho không bị thua lỗ. Mặt khác trong phân tích phương án thì nguồn vốn xây dựng và lãi suất vay mượn vẫn chưa biết trước, nên việc phân tích chọn lãi suất hợp lý chỉ mang tính nội tại.
Xét về phương diện toán học, mức lãi suất nội tại IRR là một tỷ lệ lãi suất giả định sao cho NPV= 0.
IRR là một mức lãi suất đặc biệt, khi ta dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí, tức là NPV = 0. Xác định IRR được tính theo công thức tổng quát sau:
= −
(1 − ) = 0
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với hệ số chiết khấu để xem mức độ hấp dẫn kinh tế của dự án [4].
- Nguyên tắc ra quyết định:
Một dự án được xem là đáng giá về mặt kinh tế khi tỷ suất sinh lời nội tại của dự án lớn hơn hoặc bằng suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu chấp nhận được: IRR ≥ MARR
Trong đó: MARR (Minimum Attractive Rate of Return) - suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu chấp nhận được.
MARR của từng doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào cơ cấu vốn, tính rủi ro của dự án, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các phương án loại trừ nhau, tiêu chuẩn hiệu quả là IRR ≥ MARR và IRR→ Max.
- Đặc điểm phương pháp IRR:
Phương pháp này xem xét cả độ lớn và thời gian phát sinh của dòng ngân quỹ trong toàn bộ thời kỳ phân tích của dự án. Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan, do đó tránh được việc định suất chiết khấu rất khó chính xác như khi dùng chỉ tiêu NPV. Trị số IRR còn được hiểu là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chịu đựng được nếu phải vay vốn để đầu tư.
2.2.3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích chi phí là chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án theo số tương đối. Được đo bằng tỷ số giữa tổng giá trị tương đ ương các khoản thu nhập so với tổng giá trị tương đương các khoản chi phí được quy đổi về cùng một thời điểm chọn trước để phân tích đánh giá.
/ =∑ (1 + )
∑ (1 + )
Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đãđược chiết khấu. Thông qua chỉ tiêu này người ta xác định một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỉ lệ là bao nhiêu [4].
Một dự án được xem là đáng giá theo tiêu chí B/C là: B/C > 1 Tiêu chuẩn hiệu quả là: B/C → Max
Các tham số được sử dụng:
Bt : Lợi ích thu về tại năm t Ct : Chi phí bỏ ra tại năm t
T : thời gian
i : hệ số chiết khấu- tỷ lệ chiết khấu n : Số năm tồn tại của dự án
Ba đại lượng trình bày trên đều căn cứ vào giá trị hiện thời của dòng lợi ích và chi phí. Giữa chúng có mối liên hệ khăng khít và chúng sẽ được ưu tiên lựa chọn tuỳ vào từng loại dự án cụ thể. Trong phân tích lợi ích chi phí thì dòng tiền bao gồm cả các lợi ích, chi phí ngoại tác [4].