Các thông số cơ bản của công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng áp dụng cho đập dâng bồng sơn tỉnh bình định (Trang 50 - 63)

3.1.1. Các thông số chính của công trình

Công trình Đập dâng Bồng Sơn, tỉnh Bình Định bao gồm các hạng mục chính sau :

- Phần đập dâng có cửa van:

Đập chính ngăn sông ngăn mặn giữ ngọt, dâng nước và xả lũ bằng bê tông cốt thép có hệ thống cửa van để chủ động giữ mực nước ổn định và xả lũ khi có mưa lớn ở thượng nguồn.

Gồm 07 cửa sập bằng thép có kích thước (BxH)=(18 x 5)m, của được đóng mở bằng xi lanh thủy lực, giữa các khoang có chia khe lún, nối giữa các khoang là khớp nối chắn nước SIKA O-32.

Kết cấu khoang đập chính: ngưỡng, bể tiêu năng, tường chắn bằng BTCT M25–M20, sân sau gia cố bằng bê tông và rọ đá Gabion.

Tổng chiều rộng tràn nước qua các cửa nxB =7x18 =126m. Cao trình ngưỡng cửa cống -0.70m, cao trình đỉnh cửa van +4.30m, cao trình đỉnh trụ pin +8.80m bằng với cao trìnhđê 02 bờ tại vị trí này của sông Lại Giang.

Bể tiêu năng tràn bằng BTCT M20 dài 20m, cao độ đáy bể -2.20m. Sân sau bể tiêu năng có cao trình -0.70m dài 50m gồm 2 đoạn : đoạn đầu dài 10m bằng BTCT M20 dày 40cm, đoạn sau bằng rọ đá dài 40m dày 50cm trên lớp đệm dăm dày 15cm.

-Cầu giao thông kết hợp với đập dâng phục vụ giao thông nối liền 2 bờ.

Sử dụng các trụ pin trên phần tràn để kết hợp làm trụ cầu giao thông bên trên, cầu giao thông được đặt ở cao độ +8.80m, cao hơn mực nước lũ P=10% tại công trình : +7.80m .

Cầu giao thông bên trên bố trí gồm 7 nhịp mỗi nhịp dài 20m, dầm chính dạng dầm bê tông cốt thép dự ứng lực BTCT M300 đúc sẵn.

Cầu dạng cầu tràn, tải trọng H18, chiều rộng ngang cầu B=4,5m.

-Khu quản lý vận hành, hệ thống điện vận hành.

Dự kiến vị trí đặt nhà quản lý công trình bên bờ phải, sát trục đường giao thông từ xã HoàiĐức đi Hoài Mỹ.

Quy mô nhà quản lý : nhà trệt, cấp IV, diện tích sàn xây dựng khoảng 60m2.

Hệ thống điện vận hành bao gồm:

+ Tuyến đường dây 22kV:

Hiện tại bên bờ phải tuyến đập đã có tuyến đường dây trung thế 22kV di dọc theo trục đường giao thông từ Hoài Đức đi Hoài Mỹ chạy song song với sông Lại Giang đoạn qua tuyến đập dâng.

Dự kiến chiều dài tuyến đường dây 22kV xây dựng mới đấu nối từ tuyến đường dây trung thế trên vào trạm biến áp của công trình dài khoảng 1000 m.

+ Trạm biến áp 150kVA –22/0,4kV:

Xây dựng mới 1 trạm biến áp phụ tải 22/0,4kV – 150kVA để sử dụng điện cho các động cơ đóng mở xi lanh thủy lực, chiếu sáng và quản lý vận hành.

Trạm biến áp đặt cuối tuyến đường dây trung thế xây dựng mới; máy biến áp được treo trên hai cột bê tông ly tâm cao 12m. Xung quanh có tường rào bảo vệ. Vị trí đặt trạm rất thoáng, không ảnh hưởng đến vật kiến trúc xung quanh và phải đảm bảo cao trình vượt lũ chính vụ P=1.5%.

+ Tuyến đường dây 0.4kV và cáp :

Xây dựng mới tuyến đường dây hạ thế từ vị trí cột TBA đến vị trí tủ điện điều khiển động cơ xi lanh đặt trên các trụ pin : Sử dụng cáp bọc không thấm đi trên mép dầm cầu, chiều dài tuyến là 150m.

+ Phần đường dây chiếu sáng:

Xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng trên đập gồm 06 đèn chiếu sáng, các đèn được gắn trên các trụ pin, với chiều dài tuyến là 150m .

- Kè bảo vệ bờ thượng hạ lưu đập.

Căn cứ vào các điều kiện :

+ Hiện trạng công trình đê kè bờ Bắc sông Lại Giang (bờ trái) đã xây dựng;

+ Hình tháiđoạn sông Lại Giang tai thượng và hạ lưu tuyến đập.

Xác định phạm vi kè bảo vệ bờ sông đoạn thượng hạ lưu đập như sau :

Phía bờ trái sông: Hiện trạng kè bảo vệ bờ trái đã xây dựng tới vị trí đầu đập dâng; do đó bên bờ trái, phạm vi kè xây dựng thêm từ cuối sân sau của đập về phía hạ lưu dài khoảng 250m tới đầu vị trí bãi bồi cát ở phái hạ lưu.

Phía bờ phải sông : Trong đoạn sông thượng hạ lưu đập dâng, hiện chưa xây dựng kè bờ bảo vệ, bờ phải sông trước và sau đập có hình thái dạng bờ lõm, lòng

sông bên phải xói sâu hơn, khả năng xói lở bờ xảy ra lớn, do đó kè bảo vệ bờ tập trung bên bờ phải của thượng hạ lưu đập dâng.

Phía bờ phải hạ lưu đập, bố trí tuyến kè bảo vệ đoạn bờ lõm dài 450m.

Phía bờ phải thượng lưu đập, bố trí tuyến kè bảo vệ đoạn bờ lõm dài 800m.

Tổng cộng toàn bộ kè bờ dài 1500m.

- Nâng cấp sửa chữa 2 trạm bơm Định Trị và Song Khánh (nằm sát thượng lưu đập ngăn mặn)

+ Hiện trạng chung: Tất cả các trạm bơm đã có trong khu tưới của dự án đều là dạng trạm bơm hở lấy nước đặt ở bờ sông Lại Giang, máy bơm dạng hỗn lưu hoặc bơm ly tâm trục ngang chạy điện. Các trạm bơm này đãđược xây dựng đã lâu từ 15÷20 năm trước đây. Kết cấu chính là đá xây nay đã bị xuống cấp (bể hút, bể xả, mặt bằng), nhà trạm dạng nhà cấp 4 cơ bản đã hư hỏng nặng; cao trìnhđặt máy bơm đều thấp hơn mực nước lũ, không có kết cấu tháo dỡ và cất thiết bị khi ngập lũ nên hàng năm đến mùa lũ phải tháo máy và di chuyển bằng thủ công lên nơi cao để bảo vệ, sau đó tới mùa tưới mới lắp vào vận hành.

Đặc điểm chung của hệ thống kênh tưới các trạm bơm này cơ bản là kênh đất đào đắp, phần lớn chưa được gia cố và kiên cố hóa để giảm lượng tổn thất nước.

Do hai trạm Bơm Song Khánh và Định Trị nằm ngay thượng lưu đập ngăn mặn, hiện nay đã xuống cấp nặng, nên trong dự án bổ sung nâng cấp sửa chữa hai trạm bơm này.

+ Hiện trạng trạm bơm Định Trị - xã Hoài Mỹ:

Trạm bơm có quy mô 05 máy bơm chạy điện, hiện chỉ vận hành được 03 máy.

Máy bơm có công suất bơm Q=250m3/giờ, Nđc =15kW, đường kính ống hút, ống xả D=250mm.

Bể hút, nhà trạm bơm và mặt băng gia cố gia cố xung quanh gần như đã hư hỏng nặng, xói lở nghiêm trọng.

Diện tích tưới của trạm bơm là 170 ha, hà ng năm tưới cho 02 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

Tuy nhiên vào các tháng 6 ÷ 7 nguồn nước bơm bị thiếu hụt, HTX Hoài Mỹ 1 và Hoài Xuân kết hợp đắp bờ cản (đập bổi) trên sông, chi phí hao tốn ước tính khoảng 25÷30 triệu đồng /năm.

Hệ thống kênh của trạm bơm : kênh chính đoạn đầu khoảng 800m đã được bê tông hóa với dạng kênh chữ nhật kích thước (BxH)=(1x1)m, còn lại là kênh đất chưa được kiên cố hóa, một số kênh nhánh cấp 1 đã được bê tông hóa. Do đó hiệu suất sử dụng nước của hệ thống kênh chưa cao.

+ Hiện trạng Trạm bơm Song Khánh- xã Hoài Xuân:

Trạm bơm có quy mô 02 máy bơm chạy điện , hiện đang vận hành cả 02 máy.

Máy bơm có công suất Q = 800m3/giờ, Nđc =33kW, đường kính ống hút,ống xả D=350mm.

Bể hút bị hư hỏng và bối lấp cát, nhà trạm bơm và mặt băng gia cố gia cố xung quanh gần như đã hư hỏng nặng, xói lở nghiêm trọng.

Diện tich tưới của trạm bơm là 90 ha, hàng năm tưới cho 02 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu và 1 vụ màu.

Chi phí vận hành sửa chữa và tiền điện hàng năm khoảng 150 triệu đồng Tuy nhiên vào các tháng 6 ÷7 nguồn nước bơm bị thiếu hụt, HTX Hoài Xuân đắp bờ cản (đập bổi) trên sông, chi phí hao tốn ước tính khoảng 25÷30 triệu đồng /năm.

Hệ thống kênh của trạm bơm : kênh chính đoạn đầu khoảng 800m chưa được bê tông hóa đoạn sau đã bê tông hóa với dạng kênh chữ nhật kích thước (BxH)=(1x1)m, một số kênh nhánh cấp 1 đãđược bê tông hóa. Hiệu suất sử dụng nước của hệ thống kênh tương đối cao.

+ Giải phápxây dựng mới, nâng cao năng lực tưới . Bảng 3–1 Bảng thông số chính của công trình

TT Thông số Đơn vị Trị số

I Thông số thủy văn

1 Diện tích lưu vực Flv sông đến tuyến đập Km2 1300 2 Diện tích lưu vực Flvn (lưu vực tính nước đến) Km2 591,6

3 Chiều dài sông chính Ls Km 75,5

4 Độ dốc trung bình lòng sông Js %o 10,3

5 Lưu lượng trung bình năm Qo m3/s 27,85

6 Tổng lượng dòng chảy năm Wo 106m3 878,3

7 Lưu lượng bình quân năm Q (p=85%) m3/s 17,86 8 Lưu lượng đỉnh lũ ứng với các tần suất

P = 0,5 % m3/s 8.215

TT Thông số Đơn vị Trị số

P = 1,5 % m3/s 6.840

P = 10 % m3/s 3.334

II Đập

1 Tuyến chọn Tại hạ lưu

trạm bơm Định Trị- xã

Hoài Mỹ

2 Hình thức Đập dâng

BTCT, cửa van phẳng

3 Cấp công trình Cấp III

4 Mực nước dâng bình thường m +4,0

5 Mực nước ứng với lũ chính vụ 10% m +7,8

6 Diện tích mặt hồ trên sông ứng với mực nước thiết kế

ha 164,4

7 Cao trìnhđỉnh trụ pin/trụ biên m +5,5/+8,8

8 Cao trình ngưỡng tràn có cửa m -0,7

9 Loại cửa van Cửa van thép

10 Số khoang cửa Khoang 10

11 Chiều rộng một khoang m 12,00

12 Chiều cao cửa m 5,00

13 Cao độ đỉnh cửa van m +4,3

14 Tổng chiều dài tràn nước qua cửa xả m 120

15 Tổng chiều dài đập (kể cả tường, trụ) m 143,5

16 Thiết bị vận hành cửa van Tời nâng thủy

lực, chạy điện

17 Tổng chiều dài tràn tự do và máng bên m 20

18 Cao độ ngưỡng tràn tự do m +4.00

19 Chiều dài bể tiêu năng m 20

20 Cao trìnhđáy bể tiêu năng m -2,2

21 Chiều dài sân sau m 50

22 Cao trình sân sau m -0,7

TT Thông số Đơn vị Trị số

23 Xử lý gia cố nền Cọc BTCT

III Cầu giao thông qua đập

1 Hình thức kết cấu BTCT, kết

hợp trụ pin đập

2 Tải trọng thiết kế H13

3 Cao trình mặt cầu m +9,15

4 Bề rộng mặt cầu m 4,5

5 Dầm chủ BTCT dự ứng

lực

6 Chiều dài một nhịp m 13,2m và

6,25m

7 Tổng số nhịp cầu nhịp 11

8 Tổng chiều dài cầu m 143,5

IV Thiết bị cơ khí

1 Cửa phẳng m (12x5)m

2 Số bộ cửa cái 10

3 Thiết bị đóng mở cửa Tời nâng thủy

lực 30T

4 Bộ khephai sửa chữa bộ 01

5 Thiết bị đóng mở phai Cầu trục 10T

V Hệ thống điện vận hành

1 Đường dây trung áp 22KV km 01

2 Trạm biến áp 22/0,4KV, công suất 250KVA 01

3 Hệ thống hạ áp đến thiết bị vận hành và chống sét van

HT 01

VI Nhà quản lý vận hành đập

1 Vị trí khu đất Đầu đập bên

phải

2 Diện tích m2 60

3 Loại cấp nhà Nhà cấp IV

VII Kè bảo vệ bờ sông

TT Thông số Đơn vị Trị số

1 Vị trí kè Thượng, hạ

lưu hai đầu đập

2 Cấp công trình kè Cấp IV

3 Hình thức kè Mái nghiêng

4 Tổng chiều dài m 2.053

5 Cao trìnhđỉnh kè m +8 đến +6,2

6 Cao trình chân kè m -1,5

7 Gia cố mái BT M200

8 Kết cấu chân kè Đá hộc

VIII Sửa chữa trạm bơm Song Khánh

1 Hình thức Xây dựng mới

2 Lưu lượng bơm thiết kế m3/s 0,45

3 Số máy bơm thay mới cái 2

4 Loại máy bơm HL 800-9,

33kW

5 Cao trình mực nước bể hút KW +3,0 - +4,4

6 Cao trình mực nước bể xả m +7,8

7 Cao trình sànđặt máy m +5,5

8 Cao trìnhđáy bể hút m 0.00

IX Sửa chữa trạm bơm Định Trị

1 Hình thức Xây dựng mới

2 Lưu lượng bơm thiết kế m3/s 1,1

3 Số máy bơm thay mới cái 6

4 Loại máy bơm HL 800-9,

33kW

5 Cao trình mực nước bể hút KW +3,0 - +4,4

6 Cao trình mực nước bể xả m +6,8

7 Cao trình sànđặt máy m +6,00

8 Cao trìnhđáy bể hút m -0,2

3.1.2. Tiến độ thực hiện và nguồn vốn thực hiện

a. Tiến độ thựchiện: Theo dự án được duyệt, thi công trong vòng 03 năm.

b. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Nhà nước

Bảng 3-2 Bảng tổng dự toán công trình Đập dâng Bồng Sơn [3]

TT Nội dung chi phí Giá trị trước

thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế 1 Chi phí xây dựng 155.131.645.455 15.513.164.545 170.644.810.000 2 Chi phí quản lý dự

án 2.473.566.364 247.356.636 2.720.923.000

3 Chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng 9.282.380.000 928.238.000 10.210.618.000 4 Chi phí khác 9.746.060.909 974.606.091 10.720.667.000 5 Chi phí dự phòng

khối lượng 18.261.040.909 1.826.104.091 20.087.145.000 6

Chi phí bồi thường GPMB và TĐC

5.105.306.364 510.530.636 5.615.837.000 Tổng mức

đầu tư 200.000.000.000 20.000.000.000 220.000.000.000 3.1.3. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của dự án

3.1.3.1.Giai đoạn chuẩn bị và thi công dự án a. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải - Ô nhiễm không khí, tiếng ồn

Ô nhiễm từ hoạt động san ủi mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng. Lượng chất ô nhiễm do các nguồn thải với khoảng cách tính toán 0,2 km hầu hết nằm trong phạm vi cho phép. Trong thời điểm có nhiều hoạt động khác diễn ra trên cùng một khu vực sẽ có khả năng ô nhiễm cộng hưởng. Tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường.

+ Nguồn ồn gây nên từ tuyến đường vận chuyển:

Các phương tiện vận chuyển trên đường gồm xe tải hạng nặng, xe cần trục, máy xúc, ủi v.v. Do công trường ở khá xa khu dân cư (20-30km) nên đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là người điều khiển phương tiện, máy móc và công nhân tham gia các hoạt động trên công trường.

Các ảnh hưởng về tiếng ồn là tạm thời, xảy ra trong phạm vi mặt bằng công trình. Do vậy tác động ảnh hưởng chủ yếu đến người lao động trên công trường cònđối với khu dân cư là không nhiều.

- Ô nhiễm chất lượng nước:

+ Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải do quá trình hoạt động của công trình có thể tác động đến chất lượng nước sông chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Các khu lán trại công nhân sẽ tạo nguồn gây ô nhiễm cho nước sông Lại Giang trong thời kỳ xây dựng công trình,đặc biệt trong thời kỳ tập trung cao điểm.

Ngoài ra còn có nước thải từ các trạm bê tông, khu sản xuất có tính kiềm cao nếu xả trực tiếp có thể làm tăng độ kiềm nước suối và sông.

+ Ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt

Nguồn ô nhiễm này chủ yếu do rác thải sinh hoạt gồm rác thải từ các khu lán trại và cơ sở dịch vụ và phân thải trong vùng dự án phụ thuộc vào số người có mặt trên công trường.

+ Ô nhiễm do chất thải từ xây dựng

Do bóc vỏ lớp phủ thực vật và thải các khối đất cátkhông đạt chất lượng sử dụng nên bề mặt khu vực thi công trong mùa mưa sẽ bị rửa trôi đất đá và chảy về sông Lại Giang làm tăng độ đục. Các hoạt động như đổ đất đá lấp sông, nghiền sàng, hoạt động máy móc, ô tô vận chuyển cũng làm tăng hàm lượng độ đục ở các đoạn sông, suối phụ cận. Các loại phế liệu như giấy xi măng, ni lông…có thể làm cản trở dòng chảy, khi phân huỷ làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài ra còn phải kể đến sự ô nhiễm không thường xuyên do dầu mỡ từ các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng xe máy và rò rỉ từ các máy thi công.

Chất thải rắn từ sinh hoạt và xây dựng sẽ gia tăng ô nhiễm môi trường đất và nước ở các xã có khu phụ trợ. Tuy nhiên tác động này xảy ra cục bộ, tạm thời và có thể giảm thiểu. Khi công trình vào giaiđoạn hoàn thiện, lắp máy các tác động này sẽ giảm dần và sẽ hết khi công trình vận hành.

b. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải - Xói mòn bề mặt lưu vực

+ Vấn đề xói mòn lưu vực, đặc biệt là khu vực xây dựng công trình sẽ xảy ra ở các mức độ khác nhau thông qua các hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có thể liệt kê như sau:

+ Tổn thất thảm thực vật, thảm phủ bề mặt do san ủi tạo mặt bằng thi công.

+Đào đắp, san ủi xây dựng công trình.

+ Làm mới hệ thống các đường giao thông thi công, vận hành.

+ Tất cả các yếu tố trên sẽ tạo lên sự xói mòn bề mặt cho khu vực này, đặc biệt các hoạt động đó thực hiện trong mùa mưa.

-Tác động đến hệ sinh thái không đáng kể -Tác động đến đời sống kinh tế-xã hội

+ Thiệt hại đất đai, nhàở, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng:

Bảng 3-3 : Bảng thống kê diện tích chiếm đất của công trình [3]

TT Hạng mục Đơn vị Diện tích

1 Đất sử dụng lâu dài ha 1.62

- Đất lòng sông - 1.3

- Đất thềm sông - 0.32

- Đất vườn - 0

- Đất thổ cư - 0

2 Đất sử dụng thạm thời ha 2,26

- Đất lòng sông - 0.18

- Đất thềm sông - 1.2

- Đất vườn - 0.84

- Đất thổ cư - 0.04

3.1.3.2. Giai đoạn vận hành

a. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới y tế, giáo dục:

Các tuyến đường giao thông sẽ được mở mang, gia cố đến chân công trìnhđể vận chuyển vật tư, trang thiết bị.

Hệ thống cầu giao thông bắt giữa hai bờ sông cho phép rút ngắn khoảng cách giữa xã Hoài Xuân và Hoài Mỹ. Giao thông thuận tiện sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực, giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng ngày càng mạnh, cuộc sống của người dân cũng được cải thiện.

Đi cùng với phát triển mạng lưới giao thông là sự mở rộng của mạng lưới giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự nâng cao của mặt bằng cơ sở hạ tầng sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao đời sống văn hóa và văn minh nông thôn, mở rộng giao lưu văn hóa cùng với giao lưu kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng áp dụng cho đập dâng bồng sơn tỉnh bình định (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)