Phân tích kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng áp dụng cho đập dâng bồng sơn tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

- Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội.

- Phân tích kinh tế - xã hội của dự án nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại, cần phải so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn bộ xã hội thu được với chi phí xã hội đã bỏ ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án.

- Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội. Những đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải cách môi sinh, bổ sung nguồn năng lượng điện cho Quốc gia..., hoặc đo lường các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ hay giá trị sản phẩm gia tăng thuần túy.

- Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong thời gian không xa.

- Như vậy, lợi ích ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình cho dự án và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế.

3.3.2. Kết quả phân tích - Tổng dòng tiền thu bao gồm:

+ Doanh thu bán sản phẩm: Doanh thu bánlúa, thủy sản.

+ Các loại doanh thu khác như cấp nước sinh hoạt,... không có số liệu nghiên cứu, nên trong phạm vi đề tài không tính, cho là bằng 0.

- Tổng dòng tiền chi phí bao gồm:

+Chi phí đầu tư ban đầu: Tổng mức đầu tư của dự án + Phí vận hành & bảo dưỡng.

Các chi phí ngoại tác khác như chi phí môi trường, chi phí sửa chữa ... không có số liệu tính toán, nên trong phạm vi đề tài không tính.

a. Phân tích số liệu

Bảng 3 -10 Bảng tổng hợp hiệu ích trước khi có dự án (106 đ)

Hạng mục Diện tích (ha)

Thu nhập (106đ)

Chi phí (106đ)

Lãi ròng (106đ)

Tổng thu nhập (106đ)

Lúa DX 900 34.19 22.55 11.64 10476

Lúa HT 755 25.29 22.55 2.73 2061.15

Lúa mùa 490 25.35 22.55 2.8 1372

NTTS 105 720 530 190 19950

Tổng cộng 33859

Bảng 3 - 11 Bảng tổng hợp hiệu ích sau khi có dự án

Hạng mục Diện tích (ha)

Thu nhập (106 đ)

Chi phí (106đ)

Lãi ròng (106đ)

Tổng th,nhập (106đ)

Lúa DX 900 42.25 22.55 19.7 17730

Lúa HT 900 39 22.55 16.45 14805

Lúa mùa 900 31.2 22.55 8.65 7785

NTTS 155 720 520 200 31000

Tổng cộng 71320

Ghi chú: đối với diện tích nuôi tôm, hiệu ích được tính cho 2 vụ/năm, và được tính bằng 50% hiệu ích (dự phòng 50% rủi ro do dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt, tôm giảm năng suất và giá bán)

b. Xác định suất chiết khấu kinh tế

Tác giả lấytỷ suất chiết khấu kinh tế là ick = 10%. (Áp dụng theoTiêu chuẩn TCVN 8213 : 2009: Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu)

c. Xác đinh vòng đời kinh tế của dự án thủy lợi :

Đối với cụm công trình thủy lợi có quy mô vừa, vòngđời kinh tế t = 40 năm (Áp dụng theoTiêu chuẩn TCVN 8213 : 2009:Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu)

d. Kết quả tính toán phân tích kinh tế- xã hội Bảng 3 – 12 Kết quả phân kinh tế

CÁC CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ

B/C 1,52

EIRR 12,81%

NPV 55,385 Tỷ đồng

Bảng tính các chỉ tiêu lợi ích chi phí thể hiện trong Phụ lục 21.

Kết quả tính toán như sau:

- Giá trị hiện tại ròng tài chính NPV =55,385tỷ đồng >0 - Suất thu lợi nội tại EIRR=12,81%> MARR = 10%

- Tỷ số Lợi ích/Chi phí B/C=1,52 > 1 Nhận xét, đánh giá:

Giá trị NPV có giá trị là 55,385x 109 đồng > 0 nên dự án đạt yêu cầu về chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi.

Tỷ số lợi ích/chi phí: B/C = 1,52 > 1 nên dự án đạt yêu cầu về chỉ tiêu chỉ số lợi ích – chi phí của dự án.

Tỷ suất nội hoàn kinh tế EIRR có giá trị là 1 2,81% > 10% nên dự án đạt yêu cầu về chỉ tiêu suất thu lợi nội tại

Như vậy nhìn một cách tổng quát có thể thấy rằng công trình này có tính khả thi kinh tế rất lớn. Hiệu quả công trình mang lại cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực dự án nói riêng là tương đối cao. Hiệu ích của nó được thể hiện ở nhiều mặt, do có mối liên hệ tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đầu tư xây dựng dự án này là hết sức đúng đắn. Nhưng để

biết được dự án khả thi đến mức nào về mặt kinh tế chúng ta cần phải xem xét sự biến động về mặt hiệu quả kinh tế, khi có sự biến động của các yếu tố hiệu quả đầu tư như vốn đầu tư, chi phí hàng năm, lợi ích hàng năm, sự tăng giảm năng suất hay giá lúa... Do vậy tiếp theo sẽ tiến hành nghiên cứu nội dung này thông qua phân tích độ nhạy của dự án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tr̀nh đập dâng áp dụng cho đập dâng bồng sơn tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)