Phân loại công nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Địa bàn bà rịa – vũng tàu (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1.3 Phân loại công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, sự đa dạng là không thể phủ nhận. Phân loại công nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt và đa chiều, tuỳ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phân nhóm:

1. Theo phương thức sử dụng vốn và phân phối lao động: Chia thành hai loại chính là công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, thể hiện mức độ phức tạp trong công nghệ trong quá trình chế biến.

2. Theo danh mục sản phẩm, lĩnh vực: Công nghiệp được phân thành các nhóm dựa trên loại sản phẩm hoặc ngành nghề sản xuất, ví dụ như công nghiệp xăng dầu, dệt may...

3. Theo cấp độ quản lý: Công nghiệp được phân thành các kiểu quản lý, bao gồm công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, tùy thuộc vào tổ chức và

Trong đa số quốc gia Đông Nam Á, ngành công nghiệp đa dạng và phong phú, bao gồm một loạt các lĩnh vực khác nhau. Từ khai thác đến sản xuất thực phẩm và gỗ, từ cung cấp năng lượng đến sản xuất hàng may mặc hay đồ dùng gia đình…. Công nghiệp đóng vị trí hàng đầu với phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế và xã hội.

Tại Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, thường sử dụng một số hệ thống phân loại phổ biến như Standard Industrial Classification (SIC), Global Industry Classification Standard (GICS), và North American Industry Classification System (NAICS)

Hệ thống SIC, được thành lập vào năm 1937 bởi Interdepartmental Committee, là hệ thống phân loại lâu đời nhất trong ba hệ thống này. Nó phân loại thị trường tổng hợp theo mã bốn chữ số. Mục tiêu của việc thiết lập mã SIC là để phát triển nó cho dữ liệu thống kê và được Chính phủ Liên bang thông qua (Pearce, 1957). Mặc dù ban đầu được phát triển cho mục đích sử dụng của chính phủ, nhưng cách phân loại trên đã được những nhà marketing và kinh tế tài chính đồng ý rộng rãi trong những năm sau đó. Ví dụ, “việc sử dụng rộng rãi của hệ thống cho thấy sự chuyển động của nền kinh tế theo định kỳ và tổ chức công nghiệp” (Bhojraj, Lee và Oler, 2003). Do tính tiên tiến và sáng tạo của nó vào thời điểm đó, nó đã có vị trí ưu việt trên thị trường cho tới khi NAICS thay thế vào những năm 1990. Mặc dù vậy, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vẫn tiếp tục sử dụng mã SIC cho đến ngày nay.

Năm 1999, Cục Thống kê của Hoa Kỳ, Canada và Mexico, xây dựng hệ thống NAICS mới bao gồm 358 ngành và sắp xếp lại các danh mục SIC. Nó có phạm vi rộng hơn bao gồm nhiều ngành hơn và chi tiết hơn trong cấp ngành so với mã SIC. NAICS sử dụng sáu chữ số để phân loại thị trường tiền tệ. Theo đó, hai chữ số đầu tiên đại diện cho các ngành kinh doanh lớn nhất, chữ số thứ ba cho biết phân ngành, các chữ số thứ tư, thứ năm và thứ sáu đại diện cho nhóm ngành, các ngành NAICS và những ngành công nghiệp quốc gia. Các ưu điểm của nó bao gồm: (1) NAICS phân loại dựa trên sản xuất; (2) Nó xác định những ngành công nghiệp mới và sơ đồ phân loại những lĩnh vực của NAICS điều chỉnh chuyển động theo thời gian thực của thị trường kinh tế

(Saunders, 1999). Do đó, Clarke (1989), cũng như Amit và Livnat (1990) chứng minh rằng NAICS tốt hơn SIC về cách phân nhóm tương đồng.

Năm 1999, “Tiêu chuẩn Phân loại Ngành Toàn cầu Global Industry Classification Standard – GICS được tổ chức Morgan Stanley Capital International MSCI phối hợp với S&P Dow Jones Indices (Standard & Poor’s)” phát triển nhằm hỗ trợ một công cụ hiệu quả, chi tiết và linh hoạt để sử dụng trong quá trình đầu tư. Nó được tạo ra giúp thỏa mãn yêu cầu của cộng đồng tài chính toàn cầu về một cách tiếp cận toàn cầu, chính xác, đầy đủ và được chấp nhận rộng rãi để xác định các ngành và phân loại chứng khoán theo ngành. Cách tiếp cận phổ quát của nó đối với phân loại ngành nhằm mục đích thay đổi tính chính xác và hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Các tiêu chí tạo dựng GICS gồm: (a) Tính toàn cầu (Universal): cấu trúc của hệ thống được áp dụng cho các công ty trên toàn cầu. (b) Tính tin cậy (Reliable): Cấu trúc phản ánh đúng tình trạng hiện tại của các ngành. (c) Tính linh hoạt (Flexible): Cấu trúc cung cấp bốn cấp độ phân tích, từ ngành chung nhất đến ngành chuyên biệt nhất. (d) Tính phát triển (Evolving):

Đánh giá hàng năm được thực hiện bởi MSCI và S&P Dow Jones Indices để đảm bảo rằng cấu trúc vẫn đại diện đầy đủ cho các thị trường toàn cầu ngày nay.

Hiện nay, GICS bao gồm 11 nhóm ngành chính (sectors), 24 nhóm ngành (Industry groups), 69 ngành (industries) và 158 ngành phụ trợ (sub-industries). (Hình 1.1)

Hình 1.1. Hệ thống phân loại công nghiệp GICS

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Địa bàn bà rịa – vũng tàu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)