CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
2.2.1.1. Tình hình phát triển công nghiệp tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tình hình phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2020-2023 tại Tỉnh BRVT có những bước phát triển khả quan.
*Đưa giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 9,82% so với năm 2022
*Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2023, giá trị sản xuất công nghiệp, bao gồm cả dầu thô và khí đốt, đạt 2.386.807,49 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân 2,78%
mỗi năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt ước đạt 1.255.351 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 52,6% toàn tỉnh), với mức tăng trưởng bình quân 9,88% mỗi n ăm.
*Công nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, chiếm tỷ trọng khoảng 87,64% giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi các dự án công nghiệp mới, tăng cường năng lực trong nhiều lĩnh vực
Những dự án này đã đóng góp tích cực vào hướng phát triển của tỉnh, đặc biệt là trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chất lượng cao và hỗ trợ. Trên toàn tỉnh, đã có hơn 1.500 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, trong đó có 23 dự án hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chất lượng cao. Ngoài ra, có hơn 77 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hạ tầng. Một số ngành sản xuất như thép, nhựa, hóa dầu, và cơ khí đã được chọn để trở thành ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ cho chuỗi sản xuất công nghiệp hiện đại. Điều này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và công nghiệp hóa
Theo kế hoạch phát triển trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020- 2025 với tầm nhìn đến năm 2030, đã được nhà nước phê duyệt thông qua văn bản số
tích khoảng 486 ha. Trong năm 2019, tỉnh đã bổ sung thêm 2 cụm công nghiệp mới là Cụm công nghiệp chế biến hải sản Lộc An (diện tích 50,13 ha), Cụm công nghiệp chế biến hải sản Bình Châu (diện tích 21,49 ha) theo Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 15/11/2019. Hiện nay, tỉnh đã có tổng cộng 16 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 557,62 ha. Trong đó, 14/16 cụm công nghiệp đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao cho các doanh nghiệp (8 cụm) và các địa phương (6 cụm) làm chủ đầu tư . Còn lại là Cụm công nghiệp Phước Tân (thuộc Xuyên Mộc) và Cụm công nghiệp Tân Phước (thuộc Thị xã Phú Mỹ) chưa có chủ đầu tư.
Hình 2.4 Thông tin quy hoạch KCN 2022 BRVT.
(Nguồn https://vlr.vn/)
Về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp:
Từ năm 2016 đến 2023, Sở Công Thương đã chứng minh cam kết không ngừng nâng cao sức mạnh của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp. Với việc tổ chức 16 khóa đào tạo, họ đã tạo điều kiện cho 600 học viên từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tham gia, mang lại sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất. Các khóa đào tạo không chỉ là cơ hội để tiếp cận với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhất mà còn là nền tảng cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất. Đặc biệt, việc cải thiện kỹ năng quản lý sản xuất đã giúp tạo ra một lực lượng lao động chủ động và hiệu quả. Đối tượng học viên đa dạng, từ những người trực tiếp vận hành thiết bị đến các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, đều được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tăng cường năng lực của họ Tổng kinh phí đáng kể lên đến 2.188.314.000 đồng là một minh chứng rõ ràng cho cam kết và nỗ lực không ngừng của Sở Công Thương trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực. (Nguồn: Trung tâm Khuyến công BRVT)
Nhằm tăng cường đổi mới phương thức đào tạo theo chiều sâu, Sở Công Thương đã tổ chức mời các chuyên gia tập huấn và tư vấn trực tiếp cho 16 doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình “Kết nối chuyên gia” vào năm 2019. Tổng kinh phí thực hiện cho chương trình này là 589.600.000 đồng, trong đó doanh nghiệp đóng góp 50%, và ngân sách đóng góp 50% (tương đương 292.400.000 đồng). (Nguồn: Trung tâm Khuyến công BRVT)
2.2.1.2. Tình hình công nghiệp vừa và nhỏ tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Theo báo cáo từ cấp huyện, Tỉnh BRVT đã hình thành khoảng 4.873 cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất CNNT. Qua khảo sát của TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT:
Về loại hình kinh doanh của các cơ sở sản xuất CNNT:
Bảng 2.2. Loại hình kinh doanh của các cơ sở sản xuất CNNT tại Tỉnh BRVT
(Nguồn: TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT) Bảng 2.3 cho thấy đặc điểm các doanh nghiệp của tỉnh như sau: cơ sở sản xuất nhỏ với loại hình đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 3723 cơ sở chiếm 76,45%; loại hình công ty TNHH có 620 công ty, chiếm tỷ lệ 12,73%; Loại hình doanh nghiệp tư nhân có 191 doanh nghiệp, chiếm 3,91%; loại hình công ty cổ phần có 106 công ty chiếm 2,18%.
Ngoài ra, có 233 cơ sở chưa đăng ký kinh doanh, tỷ lệ 4,78%.
Về vốn điều lệ và vốn đăng ký của các cơ sở và doanh nghiệp, phần lớn có quy mô từ siêu nhỏ đến vừa. Cụ thể, có 3.455 cơ sở (chiếm tỷ lệ 70.91%) có vốn đăng ký dưới 100 triệu đồng, 567 cơ sở (chiếm tỷ lệ 11.64%) có vốn đăng ký từ 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, 394 cơ sở (chiếm tỷ lệ 8.09%) có vốn đăng ký từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng, 359 cơ sở (chiếm tỷ lệ 7.36%) có vốn đăng ký từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng, và chỉ có 97 cơ sở (chiếm tỷ lệ 2%) có vốn đăng ký từ 20 tỷ trở lên (Hình 2.5)
Hình 2.5. Tình hình vốn đăng ký của các cơ sở CNNT
(Nguồn: TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT)
Về lao động: Tổng số lao động hiện tại trong 4873 cơ sở CNNT là 39.214 người. Trong đó, có 76 cơ sở (chiếm tỷ lệ 1,55%) sử dụng trên 100 lao động; 580 doanh nghiệp (chiếm 11,91%) có từ 10-100 lao động; có 767 cơ sở (chiếm 15,73%) có từ 5-10 lao động; còn lại là các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng dưới 5 lao động, chiếm 70,81%.
Các cơ sở chủ yếu tập trung tại các huyện nên số lao động tại mỗi cơ sở có từ 2-5 lao động chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, mặc dù tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn của Tỉnh BRVT vào năm 2020 đạt con số ấn tượng là 266.832 người, nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ (chỉ khoảng 14,7%) trong số đó làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và chế biến nông thôn (CNNT). Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng: dù tiềm năng về lực lượng lao động tại khu vực nông thôn là rất lớn, nhưng đa số vẫn làm việc trong lĩnh vực “thuần nông”. Do đó, việc hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn nàyMục tiêu của quá trình này không chỉ là giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn mà còn là để nâng cao tay nghề và kỹ thuật cho lao động tại các cơ sở sản xuất. Điều này sẽ giúp tăng cường năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng.
Vể sản phẩm: Ngành nghề và sản phẩm CNNT đa dạng, phong phú, tập trung trên địa bàn huyện thị như sau:
+ Chế biến nông sản: hồ tiêu, hạt điều, cacao, gỗ, … tập trung tại huyện Châu Đức, Xuyên Mộc;
+ Chế biến thủy sản tập trung tập tại các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo, Thành phố Vũng Tàu;
+ Sơ chế, sấy nông sản: Tập trung tại các huyện Đất Đỏ, Long Điền;
+ May mặc: Tập trung tại thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức, Thành phố Bà Rịa.
+ Chế biến thực phẩm: Bún, hủ tiếu, bánh tráng, tập trung tại Thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, Đất Đỏ.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ: tập trung tại Thành phố Vũng Tàu, Long Điền.
sở ngành sản xuất này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh như sau:
- Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: 434 cơ sở, chiếm 8,91%.
- Nhóm sản phẩm nông lâm, thủy sản: 2321 cơ sở, chiếm 47,64%.
- Nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; sản phẩm cơ khí khác: 1143 cơ sở, chiếm 23,45%.
- Nhóm sản phẩm công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn: 27 cơ sở, chiếm 0,55%.
- Nhóm sản phẩm sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản: 124 cơ sở, chiếm 2,55%.
- Nhóm sản phẩm dệt, may mặc, da giày: 342 cơ sở, chiếm 7%.
- Nhóm sản phẩm khác: 482 cơ sở, chiếm 9,91%.
Nhìn tổng quan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông lâm thủy hải sản liên tục phát triển và mở rộng, góp phần quan trọng vào việc tăng cường giá trị sản xuất công nghiệp và gia tăng giá trị cho các sản phẩm. Đặc biệt, việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương như nông sản, lâm sản và thủy sản không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn giảm thiểu chi phí vận chuyển. Ngoài ra, những cơ sở này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm ổn định cho người lao động địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng lao động. Đây là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng địa phương.
Danh sách sản phẩm từ các DN VVN chế biến nông lâm thủy hải sản ở Tỉnh BRVT rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm một loạt các sản phẩm như hải sản chế biến, hạt điều, sô cô la, mật ong, sản phẩm từ trái nhàu, hồ tiêu, đồ cơ khí dân dụng, đồ mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này minh chứng cho sự đa dạng và tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh.
Ngoài việc phát triển các ngành nghề truyền thống, không ít ngành nghề mới đã được mở ra, tạo ra thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng. Đồng thời, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư vào máy móc và thiết bị, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Đây là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, mặc dù có sự đa dạng về sản phẩm, các sản phẩm chủ yếu được cung cấp vẫn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa phương trong tỉnh. Bao gồm các sản phẩm cơ khí như cửa nhôm, cửa sắt; sản xuất và chế biến các sản phẩm như hạt điều, bánh tráng, xay xát gạo. Dù vậy, do phần lớn sản xuất là nhỏ lẻ từ các hộ kinh doanh, vấn đề đầu tư vào đóng gói bao bì, thiết kế sản phẩm cũng như tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường chưa được chú trọng. Những kênh tiếp thị, phân phối sản phẩm được các cơ sở sử dụng để tiếp cận được với khách hàng chủ yếu là kênh khách hàng cũ giới thiệu, có 2397 cơ sở, chiếm tỷ lệ 49,18%; kênh tiếp thị, phân phối tiếp theo là đại lý có 1138 cơ sở, chiếm 23,36%; có 399 cơ sở (8,18%) đã quan tâm tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối giao thương để mở rộng thị trường; tiếp thị trên website doanh nghiệp có 204 cơ sở, chiếm tỷ lệ 4,18%; thông qua truyền hình, truyền thanh, báo chí có 102 cơ sở, tỷ lệ 2,09%; có 62 cơ sở sử dụng kênh tiếp thị là quảng cáo trên website thương mại, quảng cáo trực tiếp, tỷ lệ là 1,27%. Ngoài việc cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước, một số doanh nghiệp ở Tỉnh BRVT cũng có đủ năng lực và tiềm năng để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm cà phê, hồ tiêu, mây tre đan lục bình, và các sản phẩm chế biến từ thuỷ hải sản. Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm này chủ yếu là các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế không chỉ giúp mở rộng phạm vi tiêu thụ mà còn đem lại cơ hội phát triển và tăng cường doanh thu cho các doanh nghiệp trong Tỉnh BRVT. Đồng thời, việc tham gia vào thị trường quốc tế cũng góp phần tăng
cường uy tín và vị thế của sản phẩm và thương hiệu của Tỉnh BRVT trên trường quốc tế
Đa phần các Doanh nghiệp V&N sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước: Có 4762 cơ sở, chiếm 97,73% sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó: 2810 cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh, chiếm 59%. Chỉ có 111 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 2,27% sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Về xây dựng và phát triển thương hiệu: Thực trạng của doanh nghiệp V&N sản xuất CNNT tại Tỉnh BRVT được thể hiện trong Hình 2.6 bên dưới.
Hình 2.6. Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp V&N (Nguồn: TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT)
Dựa vào kết quả trên, có thể nhận thấy rằng đa số doanh nghiệp sản xuất chưa quan tâm chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình. Mặc dù có một số cơ sở đã thực hiện một số bước như sử dụng logo và đăng ký chứng nhận thương hiệu, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp
Cụ thể, chỉ có 691 cơ sở (chiếm tỷ lệ 14,18%) sử dụng logo, 239 cơ sở (chiếm tỷ lệ 4,91%) đã đăng ký chứng nhận thương hiệu và chỉ có 119 cơ sở (chiếm tỷ lệ 2,45%) đã có mã số, mã vạch sản phẩm. Ngoài ra, có 204 cơ sở (chiếm tỷ lệ 4,18%) có nhu cầu đăng ký thương hiệu và 62 cơ sở (chiếm tỷ lệ 1,27%) có nhu cầu đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm. Điều này cho thấy rằng vẫn có một tỷ lệ lớn các cơ sở không chú trọng đến việc tạo dựng dấu ấn và quản lý sản phẩm một cách chuyên nghiệp.
Việc xây dựng và quản lý hàng hóa có mã số, mã vạch là rất quan trọng để tạo sự tin cậy và niềm tin từ phía người tiêu dùng. Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu cũng giúp bảo vệ quyền lợi thương hiệu và ngăn chặn việc sao chép, làm giả sản phẩm. Do đó, cần có những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương để cải thiện tình hình này.
2.2.1.3. Tình hình phát triển làng nghề, làng nghề công nghiệp tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đến nay, toàn tỉnh có 6 nghề truyền thống được UBND Tỉnh BRVT quyết định công nhận gồm:
1) Nghề bánh tráng An Ngãi huyện Long Điền;
2) Nghề bún Long Kiên, phường Phước Nguyên, Tp Bà Rịa;
3) Nghề bánh hỏi An Nhứt, huyện Long Điền 4) Nghề rượu Hoà Long thành phố Bà Rịa;
5) Nghề muối huyện Long Điền 6) Nghề sò ốc mỹ nghệ TPVT.
Bảng 2.3. Danh sách làng nghề, nghề truyền thống được công nhận
(Nguồn: TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT) Sự phát triển của ngành nghề nông thôn đã có ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế xã hội của tỉnh bằng cách tái tạo, bảo tồn và thúc đẩy các nghề truyền thống. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho một phần của lực lượng lao động và dân cư, mà còn hỗ trợ sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Kết nối sản xuất với dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển nông thôn mới và triển khai các dự án liên quan cũng đã đóng góp vào quá trình này. Đặc biệt, dự án “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực.
Điều này không chỉ là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của cộng đồng
Tình hình phát triển của công nghiệp - thương nghiệp và các làng nghề trên địa bàn Tỉnh BRVT vẫn còn đối diện với nhiều thách thức và hạn chế:
1) “Việc tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập: Công nghiệp - thương nghiệp và các làng nghề chưa thể tạo ra đủ công việc, thu nhập cho công nhân.
Chất lượng lao động vẫn còn thấp, trình độ tay nghề chưa cao…
2) Khó khăn về tổ chức sản xuất, vốn, nhân lực …: Các vấn đề liên quan đến tổ chức sản xuất, vốn, nhân lực, công nghệ, và thị trường tiêu thụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các nhóm nghề chế biến nông, lâm, thủy sản