CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn
Để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp V&N, Tỉnh BRVT cần lưu ý những vấn đề sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống quy định về hoạt động khuyến công.
Trong lĩnh vực khuyến công, hiện nay vẫn còn nhiều văn bản pháp luật đang có hiệu lực, đáng chú ý như Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2012 của Chính phủ về Khuyến công, Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ Công Thương về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia, Thông tư số 26/2014/TT- BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương quy định về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ngoài ra, còn có các văn bản khác như Thông tư liên tịch số 16/2011/TTLT-BCT-BNV ngày 05/4/2011 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, cùng với Thông tư số 28/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.
Từ danh sách các văn bản trên, có thể thấy rằng Nhà nước đã thiết lập một hệ thống quy định khá chặt chẽ và cụ thể cho các hoạt động liên quan đến khuyến công.
Các văn bản này cung cấp hướng dẫn rõ ràng về các nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này, đồng thời xác định các quy trình và tiêu chuẩn cần tuân thủ.
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, là văn bản cơ bản nhất, đã đề ra các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của hoạt động khuyến công. Thông tư số 46/2012/TT-BCT và Thông tư số 36/2013/TT-BCT tiếp tục đi sâu vào chi tiết và hướng dẫn cụ thể về thực
26/2014/TT-BCT và Thông tư số 28/2018/TT-BTC tiếp tục bổ sung và điều chỉnh các quy định, đảm bảo rằng các hoạt động khuyến công được thực hiện hiệu quả và theo đúng quy trình.
Các văn bản pháp luật trên không chỉ hướng dẫn về quản lý và tổ chức khuyến công mà còn nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
Chúng cũng đề cao vai trò của khuyến công trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
Sự tồn tại và hiệu lực của nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực khuyến công là một điều quan trọng và cần thiết, giúp đảm bảo sự hợp pháp, minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động khuyến công, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khuyến công của các địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Tỉnh cũng cần rà soát, kiểm tra trước khi ban hành các quyết định liên quan đến hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp, tránh gây ra tình trạng chồng chéo quản trong quản lý giữa các Ban, Ngành tại địa phương. Một số trường hợp điển hình có thể được kể đến như:
a. Thực hiện Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 23/9/2015 của UBND Tỉnh BRVT về việc phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT năm 2016, Sở Công Thương Tỉnh BRVT được giao nhiệm vụ triển khai chương trình đào tạo 100 lao động ngành chế tạo khuôn mẫu, với thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018. Theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã giao nhiệm vụ cho TTkC-TVPTCN phối hợp với Trường cao đẳng nghề tỉnh BRVT xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch thực hiện… để triển khai chương trình đào tạo trên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Sở Công Thương rà soát nội dung đào tạo tại Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2015-2017, thì nhiệm vụ đào tạo lao động trình độ cao đẳng cho nghề chế tạo khuôn mẫu được UBND tỉnh giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện. Như vậy là có sự trùng lắp về nhiệm vụ giữa Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và
TTKC-TVPTCN, do đó nhiệm vụ này được chuyển lại cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Và trên thực tế, từ năm 2017 đến nay, TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT chưa thực hiện thêm nội dung đào tạo nghề, truyền nghề nào cho lao động tại Tỉnh.
b. Trong Thông tư số 28/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về Hướng dẩn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công, về nội dung chi cho khuyến công có nội dung
“Hoạt động tư vấn: (…) thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói;(…)”. Tuy nhiên hiện nay nội dung tư vấn về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói lại đang được Sở KH-CN Tỉnh BRVT thực hiện, đồng thời chi phí do doanh nghiệp V&N tự chi trả. Đó cũng là lý do vì sao hiện nay TTKC-TVPTCN không thực hiện hoạt động này từ năm 2017.
Hai là, tổ chức có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp V&N.
Để có thể tổ chức có hiệu quả các đề án về hỗ trợ phát triển CNNT, lãnh đạo Tỉnh BRVT cần ưu tiên đầu tư mạnh một số dự án, đề án có lợi thế cạnh trạnh, hay nói cách khác, là ưu tiên hỗ trợ cho các lĩnh vực sản xuất ra các sản phẩm mang tính đặc trưng riêng của địa bàn. Để làm tốt được điều này cần các Sở, Ban ngành Tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc định hướng và xác định sản phẩm ưu tiên để đầu tư. Một gợi ý là, để thực hiện việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của địa phương, Tỉnh BRVT đã và đang thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), và đến nay đã có 48 DN tham gia chương trình với hơn 100 sản phẩm. Như vậy, TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT có thể căn cứ vào danh mục những sản phẩm nào đã đạt tiêu chuẩn, mang tính đặc trưng của địa phương, cộng với các điều kiện khác của doanh nghiệp V&N được hỗ trợ khuyến công theo quy định, từ đó đề xuất danh mục ưu tiên đầu tư hàng năm. Ví dụ như sản phẩm bưởi da xanh hiện nay đang được Sở NN&PTNT triển khai xác lập quyền sở hữu trí tuệ, vậy những sản phẩm khác liên quan đến sản phẩm này có thể được xem xét để hỗ trợ đầu tư như sản xuất tinh dầu bưởi, hoặc vỏ bưởi sấy, hoặc mỹ phẩm từ hoa bưởi,… Đây đều là những sản phẩm tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm xả thải ra môi trường và phù hợp với xu
Tiếp theo, cần xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp V&N mang lại cho các DN nói riêng và cho địa phương nói chung. Hiện nay, công tác hỗ trợ phát triển chủ yếu được báo cáo định kỳ (thường là hàng năm) thông qua các số liệu thống kê về các nội dung liên quan đến hoạt động khuyến công như số cơ sở được hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị,… Tuy nhiên, những báo cáo này chưa thật sự cho thấy hiệu quả thực sự của nguồn vốn. Do đó, theo tác giả, cần thực hiện việc đánh giá hiệu quả cho từng đề án đã đầu tư. Trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp V&N hợp tác trong việc kê khai các thông tin liên quan đến tình hình SX- KD trước và sau khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ, và định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Căn cứ vào đó, TTKC-TVPTCN Tỉnh có thể đối chiếu với kết quả dự kiến theo đề án, xác định những vướng mắc, khó khăn nếu như không đạt và có những giải pháp khắc phục kịp thời. Tránh trường hợp những doanh nghiệp V&N đã được đầu tư vốn, và một thời gian sau quay trở lại kiểm tra thì hiệu quả không được như mong muốn nhưng cũng đã quá muộn để khắc phục. Với cách làm này, có thể giúp tránh tình trạng lãng phí nguồn kinh phí đầu tư, đồng thời gia tăng sự quản lý của TTKC-TVPTCN Tỉnh.
Cuối cùng, cần điều chỉnh lại cách xây dựng đề án. Theo tác giả, cần xem đề án này như một dự án đầu tư, và cần xác định được các chỉ tiêu để đánh giá được hiệu quả của nó, ví dụ như: thời điểm hoàn vốn và có lời, các tác động đến môi trường… Có như vậy thì sau khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ, các cơ quan liên quan (TTKC-TVPTCN, Phòng Kinh tế - Hạ tầng,…) và doanh nghiệp V&N mới có cơ sở để đối chiếu, so sánh và thấy được hiệu quả của nguồn vốn đã hỗ trợ.
Ba là, đảm bảo tính liên tục của các đề án đầu tư hỗ trợ phát triển CNNT.
Như đã trình bày ở các nội dung trước, quá trình lập, phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển CNNT không được tiến hành cho từng đề án riêng rẽ, mà là lập kế hoạch hàng năm, do đó thời gian thường kéo dài. Trong khi đó, lại có những trường hợp có những trường hợp đề án đã được phê duyệt nhưng chủ doanh nghiệp V&N lại xin dừng đề án vì nhiều lý do, như:
Tình hình tài chính và địa điểm sản xuất của DN không thuận lợi cho việc vận chuyển và lắp đặt máy móc, thiết bị;
Sản phẩm đầu ra gặp khó khăn, không tìm được thị trường tiêu thụ;
Hoạt động SXKD gặp khó khăn, cơ sở tạm ngưng hoạt động
Nhu cầu thị trường bão hòa và thay đổi nên dự định đầu tư ban đầu thay đổi;
Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp V&N thường quyết định đầu tư phát triển sản xuất trong thời gian ngắn (từ 3 đến 6 tháng), mang tính tự phát (sản xuất theo xu hướng ngắn hạn của thị trường) nên không dự đoán được những khó khăn có thể gặp phải khi triển khai các đề án, không xác định được thị trường chủ lực của mình, từ đó dẫn đến việc xin ngừng đề án. Điều này dẫn đến việc lãng phí rất nhiều nguồn lực của các bên liên quan như thời gian, nhân lực và chi phí mà lại không đem lại hiệu quả. Vì vậy, để tránh tình trạng này, tác giả đưa ra một số đề xuất sau:
TTKC-TVPTCN Tỉnh BRVT cần xây dựng bảng thống kê số lượng các đề án phải dừng triển khai và nguyên nhân. Hiện nay, đơn vị đã có những báo cáo liên quan, tuy nhiên theo tác giả cần đưa vào hệ thống dữ liệu của Trung tâm, theo đó liệt kê nguyên nhân nào thường xuyên xuất hiện, chiếm tỷ trọng thế nào trong tổng số những nguyên nhân dừng các đề án trong kỳ. Từ đó, có thể xác định được nguyên nhân nào hay gặp nhất để từ đó có giải pháp tập trung vào nguyên nhân đó. Bảng 3.1 dưới đây là một ví dụ minh họa
Bảng 3.1. Thống kê các đề án khuyến công dừng triển khai
Nguyên nhân Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Số
lượng Tỷ lệ (%)
Số
lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nhu cầu thị
trường thay đổi 0 0 0 0 2 20
Thay đổi nội dung đề án
1 25 1 20 2 20
Chủ cơ sở thiếu 3 75 4 80 6 60
(Nguồn: Trung tâm Khuyến công BRVT) Như cách thống kê như trên, có thể nhận thấy nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho việc triển khai các đề án khuyến công phải ngừng lại chính là những khó khăn của chủ doanh nghiệp V&N về tài chính, không đủ khả năng tiếp tục đầu tư. Như vậy, các cán bộ khuyến công khi thực hiện việc tư vấn cho các doanh nghiệp V&N cần nhấn mạnh với các cơ sở về vấn đề kinh phí đầu tư, đưa ra lời khuyên để các cơ sở quyết định có đầu tư hay không, từ đó làm tránh mất thời gian và công sức của đôi bên.
Một thực trạng cũng gây nhiều khó khăn cho TTKC-TVPTCN là việc chủ các doanh nghiệp V&N thay đổi các nội dung trong đề án, chủ yếu liên quan đến thay đổi thông số của máy móc, thiết bị dự định đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian xét duyệt đề án kéo dài, trong khi có thể xuất hiện những loại máy móc mới hiện đại hơn, công suất cao hơn. Tuy nhiên, cá biệt có trường hợp xin thay đổi đến 4 lần, chứng tỏ tính chất “thời vụ” trong kế hoạch SXKD của chủ doanh nghiệp V&N. Để tránh tình trạng này, cần có cơ chế nhằm nâng cao tính trách nhiệm của các chủ cơ sở CNNT, như yêu cầu chủ cơ sở cam kết chỉ được thay đổi nội dung của đề án tối đa 01 lần, nếu quá số lần được cho phép thì sẽ dừng đề án và chuyển kinh phí để hỗ trợ cơ sở khác. Như vậy vừa tránh được lãng phí về thời gian cho các bên, vừa sử dụng nguồn kinh phí khuyến công hiệu quả và đúng đối tượng.
3.2.2 Giải pháp đối với cán bộ làm công tác hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn
Thứ nhất, kiện toàn bộ máy quản lý nhân lực về hỗ trợ phát triển CNNT.
Cho đến tháng 12/2023, tổng số cán bộ làm việc tại TTKC-TVPTCN của Tỉnh BRVT là 15 người, trong đó có 13 người có biên chế và 2 người làm việc theo hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, mạng lưới Cộng tác viên (CTV) cũng tham gia với 25 người, gồm 8 CTV cấp xã và 17 CTV cấp huyện. So với số lượng cơ sở Công nghệ thông tin (CNNT) hiện nay trên địa bàn tỉnh, lực lượng cán bộ làm công tác khuyến công vẫn còn hạn chế. Dựa vào kết quả tổng hợp ở chương 2, tổng số cơ sở CNNT trên địa bàn Tỉnh là khoảng 4873 cơ sở. Nếu mỗi cơ sở CNNT có 1% có nhu cầu tiếp cận
nguồn vốn khuyến công (tương đương 487 DN), thì trung bình mỗi cán bộ khuyến công phải đảm nhận khoảng 12 DN. Đây là một con số không hề nhỏ, đặc biệt khi mỗi DN có nhu cầu và yêu cầu riêng về đầu tư và các vấn đề phát sinh khác.
Ngoài ra, các CTV thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc, dẫn đến thời gian hạn chế cho nhiệm vụ khuyến công. Một số cộng tác viên còn chưa đạt được yêu cầu trong hợp đồng và không tích cực trong việc nghiên cứu văn bản, nắm bắt tình hình về hỗ trợ khuyến công. Điều này dẫn đến việc tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp V&N tham gia chương trình khuyến công trên địa bàn chưa đáp ứng được tiềm năng của địa phương, mặc dù hàng năm có các khóa tập huấn về khuyến công.
Theo tác giả, một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt trong số lượng doanh nghiệp V&N đăng ký nhận được hỗ trợ vốn khuyến công là do lực lượng cán bộ phụ trách khuyến công vẫn còn ít, không đủ sức lực và thời gian để tiếp cận một cách sâu sắc và chi tiết từng cơ sở, từ đó tư vấn và tuyên truyền về lợi ích của chương trình khuyến công. Vì vậy, tác giả đề xuất như sau:
(1) Bổ sung thêm cán bộ cho mạng lưới khuyến công, bao gồm cán bộ tại TTKC- TVPTCN Tỉnh BRVT và CTV tại các huyện, xã. Số lượng nhân sự bổ sung căn cứ vào kết quả báo cáo của năm trước về số lượng doanh nghiệp V&N hiện có, kết quả khảo sát nhu cầu được hỗ trợ vốn của các DN.
(2) Hiện nay, mức thù lao cho CTV các cấp xã, huyện được tính theo Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND của UBND Tỉnh BRVT, theo đó mức thù lao này bằng mức lương cơ sở (khoảng 4.470.000 đồng/ tháng). Và nhiệm vụ của CTV được quy định cũng khó rõ ràng như: Thống kê danh sách các doanh nghiệp V&N trên địa bàn phụ trách, lập kế hoạch và đề xuất các hoạt động khuyến công cụ thể phù hợp với nhu cầu và năng lực của các doanh nghiệp V&N trên địa bàn; Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp V&N gặp phải, những bất hợp lý trong cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính báo cáo TTKC-TVPTCN; Hướng dẫn, tư vấn trợ giúp các cơ sở CNNT lập dự án đầu tư, xây dựng đề án khuyến công; Báo cáo tình hình hoạt động