Kiểm định tác động của sự khác biệt các biến nhân khẩu học

Một phần của tài liệu “Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định nghỉ việc của người lao Động thế hệ gen y và gen z tại thành phố vũng tàu, việt nam (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Kiểm định tác động của sự khác biệt các biến nhân khẩu học

Kỹ thuật kiểm định về trị trung bình của 2 tổng thể - mẫu độc lập (Independent Sample T-test) và kiểm định phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) nhằm kiểm định tác động khác biệt giữa các nhóm đặc điểm của nhân viên. Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là người lao động thuộc thế hệ Y và Z. Kiểm định sự khác biệt giữa hai thế hệ này được tiến hành qua các biến kiểm soát là:độ tuổi và thâm niêm làm việc.

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi

Để kiểm tra về sự khác nhau giữa các độ tuổi của nhân viên bằng Levene Test được thực hiện trước khi phân tích phương sai.

17Bảng 4.13: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai theo độ tuổi Test of Homogeneity of Variances

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

YDNV 0.197 2.000 265.000 0.823

BC 13.076 2.000 265.000 0.000

TLPL 0.092 2.000 265.000 0.912

DTTT 0.336 2.000 265.000 0.715

HTCT 0.589 2.000 265.000 0.555

HTDN 0.240 2.000 265.000 0.787

DK 1.039 2.000 265.000 0.355

CT 3.545 2.000 265.000 0.030

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2023

Từ bảng trên cho thấy yếu tố “Bản chất công việc” và “Căng thẳng công việc” của nhân viên có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0,05. Điều này đưa đến kết luận phương sai hai nhóm giá trị này không đồng nhất. Với hai yếu tố này sẽ sử dụng kết quả của bảng Robust Test để đánh giá có hay không sự khác biệt về độ tuổi nhân viên hay không. Các yếu tố còn lại đều có mức ý nghĩa Sig lớn hơn 0.05 nên kết luận là phương sai các nhóm có giá trị đồng nhất. Bước tiếp theo để đánh giá các yếu tố này bằng phân tích ANOVA-ONEWAY theo độ tuổi.

18Bảng 4.14: Phân tích ANOVA theo độ tuổi ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

YDNV

Between Groups 1.348 2 1.673 1.268 .036

Within Groups 140.810 265 .531

Total 142.157 267

TLPL

Between Groups 2.609 2 1.304 2.241 .108

Within Groups 154.204 265 .582

Total 156.812 267

DTTT Between Groups 1.336 2 .668 1.314 .270

Within Groups 134.737 265 .508

Total 136.074 267

HTCT

Between Groups 1.435 2 .718 1.239 .291

Within Groups 153.521 265 .579

Total 154.956 267

HTDN

Between Groups .077 2 .039 .081 .922

Within Groups 126.242 265 .476

Total 126.319 267

DK

Between Groups 1.251 2 .626 .926 .398

Within Groups 179.101 265 .676

Total 180.352 267

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2023

Từ phân tích ANOVA cho ra kết quả là các mức ý nghĩa Sig của các thành phần “Chi trả và phúc lợi”,

“Đào tạo và thăng tiến”, “Hỗ trợ của cấp trên”, “Hỗ trợ của đồng nghiệp” và “Điều kiện làm việc” đều lớn hơn 0,05. Kết luận là không có sự khác nhau giữa các thành phần này trong nhóm tuổi, tức là nhân viên Gen Z hay Gen Y tại các doanh nghiệp đều đánh giá các yếu này là như nhau. Riêng Sig của nhân tố “Quyết định nghỉ việc” là 0,036 <0,05 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của nhân viên. Tiếp theo cần đánh giá sự khác biệt về yếu tố “Quyết định nghỉ việc” giữa các nhóm tuổi thông qua bảng dưới đây:

19Bảng 4.15: Kết quả kiểm định tác động về YDNV của yếu tố độ tuổi YDNV

N Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy

95% Nhỏ

nhất

Lớn nhất Cận

dưới Cận trên

Từ 22-27 tuổi 53 2.945 .7747 .0968 2.752 3.139 1.0 4.5

Từ 28-43 tuổi 116 2.793 .7160 .0501 2.694 2.892 1.5 4.8

Total 268 2.829 .7318 .0447 2.741 2.917 1.0 4.8

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2023

Bảng mô tả cho thấy quyết định nghỉ việc của nhân viên có xu hướng hình thành ở những người lao động trẻ tuổi. Cụ thể những nhân viên từ 22 – 27 tuổi đại diện cho người lao động thuộc thế hệ Z có hệ số Means là 2,945, cao nhất trong số nhóm tuổi nghiên cứu của đề tài. Còn lại là nhóm tuổi từ 28 – 43 tuổi thuộc nhân viên thế hệ Y có hệ số Means là 2,793 thấp hơn so với Gen Z. Điều này có thể hiểu là người lao động thế hệ Z đang có chiều tăng lên trong suy nghĩ về việc rời bỏ tổ chức. Lý giải cho sự giải thích này có thể hiểu là những nhân viên Z luôn có xu hướng tìm tỏi, đổi mới và làm nhiều công việc cùng một lức cũng như họ sẵn sàng có rời bỏ công việc hiện tại để tìm một công việc khác phù hợp với năng lực bản thân và thỏa mãn họ hơn. Ngược lại đối với nhân viên Y, quyết định nghỉ việc vì sự thay đổi trong cách làm việc xủa xã hội ngày nay khiến họ

59

không kịp thích ứng. Họ đã quen với những công việc cũ và ngại đổi mới cách vận hành công việc trong khi xu hướng tự động hóa và cập nhật, sáng tạo và đổi mới công việc đang là tiên phong trong công việc. Bên cạnh đó nhân viên Gen Y còn ưu tiên những khía cạnh khác trong cuộc sống và cần một công việc ổn định hoặc nguồn tài chính chắc chắn để có thể giải quyết các vấn đề khác. Ví dụ như nguồn thu nhập để cho con cái đến tuổi đi học, xây dựng nhà cửa, … Do đó nhân viên thế hệ Y có thể tạm thời tiếp tục công việc hiện tại hoặc bỏ suy nghĩ về việc rời bỏ tổ chức nếu công việc hiện tại giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ. Do đó mức độ suy nghĩ từ bỏ công việc của người lao động Gen Y kém hơn nhân viên thế hệ Z.

20Bảng 4.16: Bảng kiểm định Robust Test về độ tuổi Robust Tests of Equality of Means

Statistica df1 df2 Sig.

BC Welch 44.401 2 165.516 .000

CT Welch 1.493 2 150.329 .228

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2023

Từ bảng trên cho thấy Sig của yếu tố “Bản chất công việc” nhỏ hơn 0,05 và Sig của “Căng thẳng công việc” lớn hơn 0,05. Như vậy có thể nói ở độ tuổi nào thì người lao động cũng đánh giá yếu tố “Căng thẳng trong công việc” là như nhau, tức là không phân biệt tuổi tác, thế hệ nào cũng có các mức lo lắng, cẳng thẳng công việc và sự căng thẳng này là tương đương nhau. Riêng thành phần “Bản chất công việc” có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0,05 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi khi đánh giá về tính chất công việc. Bảng dưới đây mô tả cụ thể như sau:

21Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tác động của yếu tố độ tuổi

BC

N Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy 95%

Nhỏ nhất

Lớn nhất Cận dưới Cận

trên

Từ 22-27 tuổi 64 3.397 .0972 .0121 3.372 3.421 3.3 3.8

Từ 28-43 tuổi 204 3.593 .1567 .0110 3.572 3.615 2.8 4.0

Total 268 3.546 .1672 .0102 3.526 3.566 2.8 4.0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2023

Bảng mô tả cho thấy sự sự khác nhau giữ các nhóm tuổi khi chịu ảnh hưởng của yếu tố bản chất công việc. Cụ thể, nhóm tuổi từ 28 – 43 tuổi có hệ số Means cao nhất là 3,593 và nhóm tuổi Gen Z từ 22 – 27 tuổi là thấp nhất là 3,397. Nghĩa là người lao động thế hệ Y mong muốn làm công việc thú vị và đồng thời được ứng dụng những kinh nghiệm có được vào công việc đó. Giải thích một cách khác đó là nhân viên thế hệ Z dễ dàng giải quyết công việc nhờ việc ứng dụng và sáng tạo bằng công nghệ hiện đại, trong khi với cùng tải công việc đó, nhân viên Gen Y đã có sẵn kinh nghiệm nên có thể hoàn thành công việc đúng lúc. Tuy vậy người lao động thế hệ này đang được giao phó nhiều công việc thử thách, dồn dập. Song song đó họ đang có xu hướng gồng gánh và tiếp quản nhiều công việc hơn hai thế hệ kia. Do đó nhân viên Gen Y chịu tác động của công việc ở mức cao hơn so với nhân viên thế hệ Z.

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về thâm niêm kinh nghiệm

22Bảng 4.18: Kiểm định sự bằng nhau của phương sai theo thâm niêm kinh nghiệm Test of Homogeneity of Variances

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

YDNV .355 1 266 .552

BC 8.078 1 266 .005

TLPL .380 1 266 .538

DTTT .440 1 266 .508

HTCT .098 1 266 .755

HTDN .937 1 266 .334

DK .144 1 266 .705

CT .617 1 266 .433

Từ bảng trên cho thấy yếu tố “Bản chất công việc” có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0,05. Điều này đưa đến kết luận phương sai nhóm thành phần này không đồng nhất, sử dụng kết quả của bảng Robust Test để đánh giá sự khác biệt. Các yếu tố còn lại đều có mức ý nghĩa Sig lớn hơn 0.05 nên kết luận là phương sai các nhóm có giá trị đồng nhất. Bước tiếp theo để đánh giá các yếu tố này bằng phân tích ANOVA-ONEWAY.

23Bảng 4.19: Phân tích ANOVA theo thâm niêm kinh nghiệm ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

YDNV

Between Groups .228 1 .228 .427 .514

Within Groups 141.929 266 .534

Total 142.157 267

TLPL

Between Groups .256 1 .256 .434 .510

Within Groups 156.557 266 .589

Total 156.812 267

DTTT

Between Groups 1.756 1 1.756 3.478 .063

Within Groups 134.317 266 .505

Total 136.074 267

HTCT

Between Groups .955 1 .955 1.650 .200

Within Groups 154.000 266 .579

Total 154.956 267

HTDN

Between Groups .502 1 .502 1.061 .304

Within Groups 125.818 266 .473

Total 126.319 267

DK

Between Groups .067 1 .067 .098 .754

Within Groups 180.285 266 .678

Total 180.352 267

CT Between Groups .350 1 .350 .577 .448

61

Within Groups 161.253 266 .606

Total 161.603 267

Phân tích ANOVA cho ra kết quả là các mức ý nghĩa Sig đều lớn hơn 0,05. Kết luận là không có sự khác nhau giữa các thành phần trong thâm niêm làm việc. Tức là nhân viên thế hệ Y hay Z ít hay nhiều năm làm việc tại các doanh nghiệp đều đánh giá các thành phần là như nhau.

24Bảng 4.20: Bảng kiểm định Robust Test về thâm niệm kinh nghiệm

Robust Tests of Equality of Means BC

Statistica df1 df2 Sig.

Welch .464 2 170.738 .630

Phân tích kiểm định Robust Test cho ra kết quả là mức ý nghĩa Sig = 0,630 lớn hơn 0,05. Kết luận là không có sự khác nhau giữa các nhân viên có thâm niêm làm việc khác nhau trong thành phần “Bản chất công việc”.

Một phần của tài liệu “Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định nghỉ việc của người lao Động thế hệ gen y và gen z tại thành phố vũng tàu, việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)