Một số nghiên cứu có liên quan đến chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật tại nơi có điều kiện thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 23 - 28)

1.3.1. Trên Thế giới

- Năm 2012, Yoshiki Ishikawa và CS đã thực hiện nghiên cứu: “Tình trạng kinh tế xã hội và khác biệt trong truyền thông sức khỏe ở Nhật Bản:

Khảo sát cắt ngang toàn quốc” [25]. Nghiên cứu này đã xác định việc tìm kiếm thông tin sức khỏe và sự hiệu quả của tìm kiếm được định hình bởi trình

độ học vấn và thu nhập. Những người thất nghiệp thường cho thấy khả năng tìm kiếm thông tin về sức khỏe kém hơn, mặc dù không tìm thấy mối liên hệ tuyến tính giữa tình trạng việc làm và tìm kiếm thông tin sức khỏe hoặc sự hiệu quả của tìm kiếm thông tin. Ở Nhật Bản, số người không có việc làm thường xuyên hoặc thất nghiệp đang gia tăng trong thập kỷ qua, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Sự thay đổi nhanh chóng này trong việc phân bổ tình trạng việc làm sẽ có tác động đến sức khỏe trong tương lai gần. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự tin tưởng vào thông tin y tế từ các bản tin cộng đồng cao hơn so với các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các phương tiện truyền thông cá nhân. Trong thời đại thông tin này khi thông tin sức khỏe từ nhiều phương tiện truyền thông đang cạnh tranh với nhau, thì sự tin tưởng vào nguồn thông tin là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các bản tin cộng đồng do chính quyền địa phương phát hành sẽ trở thành một phần của các chiến lược truyền thông có ảnh hưởng nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Hiện tại, chỉ có 18,2%

người tham gia thực sự xem thông tin sức khỏe từ các bản tin cộng đồng, nên có nhiều khả năng được khai thác từ nguồn thông tin này. Mỗi đô thị ở Nhật Bản đều có trung tâm y tế công cộng riêng để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng của mình. Nếu mỗi trung tâm y tế công cộng có thể cung cấp hiệu quả thông tin sức khỏe thông qua các bản tin cộng đồng bằng cách sử dụng phương pháp truyền thông công đồng, thì điều đó có thể mang lại hiệu quả lớn cho sức khỏe của cộng đồng.

- Năm 2013, Man Ping Wang và CS đã thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tìm kiếm thông tin sức khỏe ở người trưởng thành tại Hồng Kông, Trung Quốc” [26]. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố có liên quan đến việc tìm kiếm thông tin sức khỏe thường xuyên bao gồm: giới tính nữ, độ tuổi càng lớn, không sử dụng thuốc lá và hoạt động thể chất. Các yếu tố không liên quan đến việc tìm kiếm thông tin là sử dụng rượu và các bệnh mạn tính.

Nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi có nhiều khả năng tìm kiếm thông tin sức khỏe từ báo/tạp chí và đài phát thanh. Việc tìm kiếm thông tin sức khỏe không thường xuyên cũng được quan sát thấy ở những người hút thuốc và những đối tượng không hoạt động thể chất. Điều này phù hợp với các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tìm kiếm thông tin sức khỏe có lối sống lành mạnh hơn những người không tìm kiếm [25]. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng ban đầu về sự bất bình đẳng thông tin y tế trongmột nhóm dân số đối với các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thông tin y tế do đó cần bổ sung thêm nguồn lực là cần thiết để cải thiện truyền thông giáo dục sức khỏe ở các nhóm dễ bị ảnh hưởng.

1.3.2. Tại Việt Nam

- Năm 2015, Bộ Y Tế đã thực hiện “Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015” [27]. Kết quả điều tra cho thấy xu hướng sử dụng rượu bia tăng lên theo thời gian, trong đó 44,2% nam giới uống bia ở mức nguy hại và khoảng 45% người sử dụng rượu bia đã điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống. Về chế độ dinh dưỡng, có khoảng 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau quả so với khuyến cáo của WHO (400g/ngày) và tỷ lệ này tuy có cải thiện so với năm 2010 nhưng vẫn còn ở mức cao. Về hoạt động thể lực, gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần hoặc tương đương). Bên cạnh đó, 15,6% số người dân Việt Nam hiện đang bị thừa cân béo phì và tỷ lệ này lại đang có xu hướng tăng nhanh theo thời gian. Tình hình phát hiện và quản lý người mắc BKLN hiện nay còn là một bài toán khó đối với ngành y tế. Chỉ có 43,1% số người bị tăng huyết áp và 31,1% số người tăng đường huyết từng được phát hiện bệnh; 13,6% số người bị tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết được quản lý tại các cơ sở y tế. Từ kết

quả trên, một số kiến nghị được đề xuất: đẩy mạnh can thiệp phòng chống các yếu tố nguy cơ của BKLN, tập trung vào các yếu tố nguy cơ đang có xu hướng gia tăng; Tăng cường chính sách pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia. Thực thi các biện pháp hiệu quả theo khuyến nghị của WHO như kiểm soát quảng cáo khuyến mại rượu bia; kiểm soát giờ bán và điểm bán rượu bia; chính sách giá và thuế; và phòng chống tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia. Có các can thiệp hiệu quả để giảm tiêu thụ muối thông qua các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông, các quy định về công bố hàm lượng muối và cảnh báo về tác hại sức khỏe của ăn nhiều muối trên nhãn sản phẩm, thực phẩm. Xây dựng chương trình kiểm soát thừa cân béo phì lồng ghép trong kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

Tăng cường dự phòng, phát hiện sớm và quản lý BKLN tại cộng đồng. Bảo đảm các dịch vụ tại TYT xã để phát hiện sớm và quản lý điều trị liên tục, lâu dài đối với một số BKLN phổ biến như tăng huyết áp, đái tháo đường…

- Năm 2019, Phạm Bích Diệp thực hiện nghiên cứu: “Tiếp xúc với các thông điệp về các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh không lây nhiễm ở một tỉnh nông thôn của Việt Nam” [28]. BKLN ước tính chiếm 73% tổng số ca tử vong ở Việt Nam, điều này làm cho việc tiếp xúc với các thông điệp về các yếu tố nguy cơ của BKLN là một mục quan trọng trong các chương trình phòng ngừa và kiểm soát. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy các chương trình nhấn mạnh thông điệp trên truyền hình và đài phát thanh có thể tiếp cận một lượng lớn dân số. Cần có những nỗ lực đặc biệt để tiếp cận các nhóm yếu thế như người lớn tuổi, những người có trình độ văn hóa thấp và những người có hoàn cảnh kinh tế thấp hơn, đây cũng là nhóm mà nghiên cứu nhận thấy rằng họ ít tiếp xúc với các thông điệp hơn.

- Năm 2005, Khương Văn Duy và CS đã thực hiện nghiên cứu: Mô hình bệnh tật và việc lựa chọn dịch vụ tại trạm y tế xã của nhân dân hai xã Tam

Hưng và Tân Ước, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây” [29]. Mô hình bệnh tật chủ yếu ở hai xã Tam Thanh và Tân Ước là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (có kèm ho và sốt), cảm cúm, tiêu chảy, bệnh về khớp, loét dạ dày tá tràng, đau dây thần kinh và hen phế quản… Tỷ lệ người ốm đau trong 4 tuần qua sử dụng dịch vụ tại trạm y tế chỉ chiếm 24,2% và tỷ lệ không điều trị và tự mua thuốc về điều trị chiếm 61,5%. Tỷ lệ người dân chấp nhận dịch vụ y tế tại trạm y tế xã là do trạm y tế có bác sĩ (60,9%) và do trạm có sẵn thuốc để điều trị bệnh (21,9%).

- Năm 2013, Lê Hữu Thọ thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu mô hình bệnh tật của người dân sống ở đảo Trí Nguyên của tỉnh Khánh Hòa” [30].

Nghiên cứu về mô hình bệnh tật thông qua việc khám lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại ICD-10 đưa ra kết luận: Có 28,4% người dân ở đảo đang mắc bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về 3 mối liên quan giữa giới tính, giữa các nhóm tuổi, giữa nghề nghiệp với tình trạng bệnh của người dân sống trên đảo. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân trên đảo cao nhất là bệnh hệ tiêu hóa chiếm 71,2%, xếp tiếp theo lần lượt là bệnh mắt và phần phụ chiếm 23,6%, bệnh của hệ thần kinh chiếm 11,4%, bệnh da và mô dưới da chiếm 11,0%, bệnh hô hấp chiếm 9,6%, bệnh cơ xương khớp chiếm 7,0%, bệnh hệ tuần hoàn chiếm 5,2%, bệnh hệ tiết niệu và sinh dục chiếm 4,9%, bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa chiếm 4,2% và xếp thứ 10 là bệnh tai và xương chũm chiếm 1,6%. Cùng với đó là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tỷ lệ mắc các bệnh mắt và phần phụ

ởnam gấp 1,3 lần ở nữ (p=0,033). Tỷ lệ mắc bệnh của hệ thần kinh ở nữ gấp 3 lần nam và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và bệnh của hệ thần kinh (p=0,000); Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở nữ gấp 2,15 lần nam và sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p=0,010). Trong 10 bệnh mắc cao nhất, thì ởcả 2 giới nam và nữ các bệnh về hệ tiêu hóa, mắt và phần phụ là chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w