Mô tả nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 60 - 63)

*Về mong muốn quản lý một số bệnh mạn tính của người dân.

- Mong muốn quản lý bệnh: Đa số người dân có mong muốn quản lý bệnh mạn tính chiếm 80,0% ĐTNC. Trong số các mong muốn này, tỷ lệ cao nhất chiếm 89,3%, chủ yếu là các bệnh tim mạch và tăng huyết áp, mong muốn quản lý bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 80,4%. Các bệnh ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có mong muốn quản lý chiếm 75,0%. Tỷ lệ thấp nhất trong bệnh tâm thần chiếm tỷ lệ 48,2%. Ngoài ra, còn lại 23,3% ĐTNC không có mong muốn quản lý bệnh. Kết quả này có thể giải thích do mức thu nhập của người dân còn thấp (trung bình là 1,4 triệu đồng), người dân lo ngại về chi phí quản lý bệnh cũng như hiểu biết của người dân còn thấp (đa số người dân có học vấn từ tiểu học trở xuống) nên hiểu biết về sức khỏe còn hạn chế cũng như các hoạt động tuyên truyền của YTTB còn hạn chế chưa đến với được tất cả người dân.

- Về tần suất quản lý bệnh: Đa số người dân có mong muốn quản lý bệnh hàng tháng chiếm 58,9%. Trong 41,1% ĐTNC còn lại thì mong muốn của người dân được quản lý bệnh từ 3 tháng/lần đến 1 năm/lần chiếm tỷ lệ tương đương nhau (10,7% - 14,3% ĐTNC). Chỉ có 5,4% ĐTNC có mong muốn được quản lý bệnh hàng tuần.

- Về chi phí quản lý bệnh: Người dân có mong muốn chi trả trung bình là 50.000 đồng (tương đương 3,6% mức thu nhập trung bình của người dân).

Có đến 28,6% người dân có mong muốn được quản lý bệnh miễn phí, chỉ có 10,7% người dân có khả năng chi trả trên 150.000 đồng.

*Các lý do khám bệnh: Hầu hết người dân đến khám chuyên khoa với 71/151 người tham gia chiếm tỷ lệ 47,0%. Trong đó chuyên khoa có tỷ lệ cao nhất là cơ xương khớp với 27,8% ĐTNC, các chuyên khoa khác bao gồm: tim mạch, tiêu hóa, hô hấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,9%, 9,3% và 7,3%. Ngoài ra, ĐTNC tham gia khám tổng quát chiếm đến 33,1%. Còn lại các ĐTNC đến khám vì các triệu chứng đau ngực, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,0%, 5,3% và 4,6%.

*Một số bệnh tật của ĐTNC:

- Tình hình chung: Chỉ có 12/151 ĐTNC không có vấn đề gì về sức khỏe chiếm tỷ lệ 7,9%. Trong đó các chuyên khoa có sức khỏe tốt nhất là nội khoa và ngoại khoa chiếm 88,1%. Chuyên khoa có nhiều nhất số lượng ĐTNC gặp vấn đề sức khỏe là chuyên khoa răng với tỷ lệ 77,5% ĐTNC có vấn đề sức khỏe. Tỷ lệ này cao hơn nhiều trong nghiên cứu của Khương Văn Duy trong 3000 người ở xã Tam Hưng và Tân Ước, huyện Quốc Oai năm 2004, trong đó tỷ lệ người mắc bệnh trong 4 tuần gần nhất chiếm 30,2% [29], hay nghiên cứu của Lê Hữu Thọ trong 2468 người dân ở đảo Trí Nguyên, tỉnh Khánh Hòa năm 2013, có 28,4% người đang mắc bệnh [30]. Kết quả này cho thấy các vấn đề sức khỏe trong các chuyên khoa nội ngoại chung đã được giải quyết cơ bản, tuy nhiên các chuyên khoa cần chuyên môn sâu hơn còn tồn đọng nhiều bệnh cần giải quyết. Một trong các nguyên nhân đó là do hiểu biết về sức khỏe các chuyên khoa này còn thấp; nhân lực, chuyên môn của YTTB hay cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của người dân…

- Mô hình bệnh tật cụ thể của người dân: Người dân không có các bệnh cấp tính như ho, sốt, khó thở, tiêu chảy, tai nạn, viêm phổi… mà chỉ gặp các vấn đề sức khỏe mạn tính. Các cấn đề sức khỏe gặp nhiều nhất là mất răng và giảm thị lực chiếm tỷ lệ là 56,3% và 53,6% ĐTNC. Các vấn đề thường gặp tiếp

theo là các bệnh viêm đường hô hấp trên, sâu răng và cao răng chiếm tỷ lệ là 31,8%, 24,5% và 18,5%. Kết quả này có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của Khương Văn Duy, có 8,8% ĐTNC có các bệnh cấp tính và 8,0% ĐTNC có các bệnh mạn tính hay gặp nhất là thấp khớp, loét dạ dày tá tràng, đau dây thần kinh chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,7%, 1,2% và 1,2%

[29].Trong nghiên cứu của Lê Hữu Thọ, chủ yếu người dân mắc bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ hiện mắc là 20,2%, sau đó là bệnh mắt, thần kinh, da, hô hấp và cơ xương khớp chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,7%, 3,2%, 3,1%, 2,7% và 2,0% [30]. Kết quả cũng khác biệt so với niên giám thống kê y tế năm 2018, với các bệnh thường gặp nhất vùng trung du miền núi phía Bắc gồm: bệnh về tai nạn, viêm họng và amydal, viêm phổi, tăng huyết áp và bệnh về cột sống có tỷ lệ hiện mắc lần lượt là 11,8%, 10,5%, 7,1%, 3,8% và 3,8% [34]. Như vậy, kết quả này cho thấy ĐTNC có tỷ lệ hiện mắc các bệnh về các bệnh mạn tính đặc biệt là các bệnh về tai mũi họng hay răng có tỷ lệ mắc cao hơn so với các nghiên cứu khác. Kết quả này phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe của người dân còn tồn đọng. Xu hướng chuyển dịch sang các BKLN, do đó vai trò của CSSKBĐ càng quan trọng. Các bệnh thường gặp ở cộng đồng thuộc về các chuyên khoa sâu như răng, nhãn khoa, tai – mũi – họng… đòi hỏi phải có nhân viên y tế có chuyên môn để đáp ứng nhu cầu giải quyết của người dân, đồng thời cần có sự hỗ trợ các vấn đề tài chính từ các nguồn vốn công, do thu nhập của người dân còn thấp. Các chuyên khoa khác về cơ bản đã giải quyết được cơ bản nhu cầu người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w