Các yếu tố liên quan giữa các thông điệp và yếu tố nguy cơ có liên quan đến các bệnh mạn tính

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 57 - 60)

4.1. Mô tả thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019

4.1.4. Các yếu tố liên quan giữa các thông điệp và yếu tố nguy cơ có liên quan đến các bệnh mạn tính

- Về giới tính: Trong nghiên cứu này cho thấy cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ về nghe thấy thông điệp, ở giới tính nữ có tỷ lệ nghe thấy các thông điệp thấp hơn ở nam giới (OR=0,59 – 0,96), tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,1).

- Về độ tuổi: Ở các độ tuổi khác nhau không có nhiều sự khác biệt về nhận các thông điệp trong nghiên cứu này (OR = 0,99 – 1,01).

- Về trình độ học vấn: Trong nghiên cứu này của chúng tôi có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ giữa các trình độ học vấn với nhau. Với ĐTNC có trình độ học vấn từ THCS trở lên có khả năng nghe thấy các thông điệp cao hơn so với trình độ học vấn từ Tiểu học trở xuống (OR = 1,64 – 2,62). Trong đó các thông điệp chế độ ăn uống và ít vận động thể lực có tỷ lệ nghe thấy khá tương đương lần lượt là 2,56 (KTC 95% = 0,95 – 6,87) và 2,62 (KTC 95% = 0,97 – 7,06) (p<0,1).

Kết quả này cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn có khả năng tiếp cận với các thông điệp tốt hơn khá nhiều so với những người có trình độ học vấn thấp hơn.

- Về nghề nghiệp: Có sự khác biệt đáng kể giữa các loại hình công việc, nhóm người có các công việc khác có khả năng nghe thấy thông điệp thấp hơn so với người nông dân hay công nhân (OR = 0,32 – 0,75). Đặc biệt trong thông điệp về chế độ ăn uống, với ĐTNC có nghề nghiệp khác có khả năng nghe thông điệp chỉ bằng 0,32 lần so với các ĐTNC có nghề nghiệp nông dân/công nhân (KTC 95% = 0,11 – 0,92) (p<0,05). Ở đây cho thấy những có công việc khác ít có cơ hội tiếp cận với các thông điệp hơn. Vì công việc chủ yếu của người dân là nông dân và công nhân nên YTTB đã tập trung thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho các đối tượng này. Vì nguồn thông tin phổ biến nhất là đài phát thanh/truyền hình mà các ĐTNC có nghề nghiệp nông dân/công nhân chiếm 83,4%, đây là nghề nghiệp cần thực hiện bằng sự kết hợp của tập thể, do đó, họ có nhiều thời gian tập trung hơn so với những người có công việc khác.

- Sử dụng rượu bia: Các đối tượng nghiên cứu có sử dụng rượu bia có sự nhỉnh hơn trong nghe thấy các thông điệp tuy nhiên sự khác biệt là không nhiều (OR = 1,07 – 1,37) và chưa có ý nghĩa thống kê.

- Hút thuốc lá: Trong nghiên cứu này các đối tượng đã hút thuốc lá không nghe được các thông điệp về hút thuốc lá hay uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng các thông điệp về chế độ ăn uống hay ít vận động thể chất được nghe thấy hơn nhiều lần so với các đối tượng không hút thuốc lá (OR = 6,0 – 6,86). Đặc biệt ở thông điệp chế độ ăn uống, các đối tượng hút thuốc lá có khả năng nghe thấy gấp 6,86 lần so với người không hút thuốc lá (KTC 95%

= 1,06 – 44,51) (p<0,05). Kết quả này cho thấy với người hút thuốc lá lại có

khả năng nghe thấy các thông điệp về sức khỏe nhiều hơn người không hút thuốc lá.

- Mắc bệnh đái tháo đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ nghe thấy các thông điệp cao hơn so với người không mắc bệnh (OR = 1,33 – 2.55). Trong đó thông điệp ít hoạt động thể chất, những ĐTNC có bệnh có khả năng nghe thấy thông điệp nhiều hơn tới 2,55 lần so với người không có bệnh (KTC 95% = 1,20 – 5,41) (p<0,05). Kết quả này cho thấy những người mắc bệnh có khả năng được nghe thấy các thông điệp về sức khỏe nhiều hơn so với người không có bệnh. Có thể giải thích do những người mắc bệnh đái tháo đường có sự quan tâm tới sức khỏe hơn so với các ĐTNC khác.

- Mắc bệnh tăng huyết áp: Có xu hướng cho thấy sự khác biệt giữa những người mắc bệnh tăng huyết áp và những người không mắc bệnh (OR = 0,95 – 1,67), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,1).

Kết quả này cũng phản ánh một phần những người mắc bệnh tăng huyết áp chưa thực sự biết đến nguy cơ bệnh tật hay chưa thực sự quan tâm sức khỏe.

- Chỉ số khối cơ thể: Trong nghiên cứu này chỉ số khối cơ thể không có nhiều sự khác biệt trong việc nghe thấy các thông điệp về sức khỏe (OR = 0,89 – 1,05). Tuy nhiên kết quả chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,1). Kết quả này cũng cho thấy những người béo phì/thừa cân hay thiếu cân chưa thực sự quan tâm sức khỏe và các yếu tố có liên đến sức khỏe.

- Nhân viên y tế có mặt tại địa phương: Trong nghiên cứu này vai trò của nhân viên y tế có sự khác biệt trong các thông điệp. Trong các thông điệp về chế độ ăn uống hay ít vận động thể chất gần như không có sự khác biệt nhiều giữa việc có mặt hay không của nhân viên y tế (OR = 0,81 – 1,07). Trong các thông điệp về hút thuốc lá và uống rượu bia thì với những ĐTNC cho rằng có nhân viên y tế tại địa phương có khả năng nghe thấy nhiều hơn 1,33 – 1,44 lần

so với những người cho rằng không có nhân viên y tế tại địa phương. Tuy vậy, kết quả này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,1).

Một phần của tài liệu Thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe và nhu cầu quản lý bệnh tật của người dân xã đạp thanh, huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh năm 2019 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w