4.1. Mô tả thực trạng một số hoạt động chăm sóc sức khỏe tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019
4.1.2. Đặc điểm bệnh mạn tính của đối tượng nhiên cứu
*Tiền sử uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ ĐTNC chưa bao giờ uống rượu bia chiếm tỷ lệ cao nhất 74,8%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia chiếm 25,2% ĐTNC, trong đó có 19,9% có tần suất sử dụng hàng tháng, còn lại 5,3% có tần suất sử dụng hàng tuần. Kết quả này phù hợp với công việc của ĐTNC có 83,4% ĐTNC là Nông Dân/Công nhân và ĐTNC này có tỷ lệ nữ giới tham gia nghiên cứu nhiều hơn. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ của BKLN (43,8%), đồng thời cũng thấp hơn so với các nghiên cứu nước ngoài như nghiên cứu của Man Ping Wang tại Hong Kong (46,2%) trong đó có 44,7% ĐTNC còn sử dụng rượu bia với 26,7% ĐTNC sử dụng rượu bia không thường xuyên và 18,0% ĐTNC sử dụng rượu bia thường xuyên [26].
*Tiền sử hút thuốc lá: Trong nghiên cứu này, chủ yếu ĐTNC không hút thuốc lá chiếm 90,0% và ĐTNC đã cai thuốc lá chiếm 4,0%, chỉ có 6,0% ĐTNC hút thuốc lá với 2,0% ĐTNC hút không thường xuyên và 4,0% ĐTNC hút thuốc lá thường xuyên. Kết quả này được giải thích do đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ và mức thu nhập bình quân của ĐTNC trong nghiên cứu rất thấp
chỉ có 1,4 triệu đồng. Tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của Man Ping Wang, trong nghiên cứu đó tỷ lệ không hút thuốc lá chiếm 85,8%, tỷ lệ người đã bỏ thuốc chiếm 6,5% và tỷ lệ người hút thuốc chiếm 7,7% [26].
*Tiền sử bệnh mạn tính: Trong nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu có tiền sử bệnh mạn tính là 72,2% trong đó ĐTNC mắc bệnh đái tháo đường chiếm 53,0%, và ĐTNC mắc bệnh tăng huyết áp chiếm 32,5%. Kết quả này cao hơn trong kết quả điều tra quốc gia về bệnh không lây nhiễm năm 2015, trong đó tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp chiếm 18,9% [27]. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Man Ping Wang (35,7%) [26].
*Chỉ số khối cơ thể (BMI): Chỉ số khối cơ thể trung bình là 22 (kg/cm2) (SD
=2.7) (KTC 95% = 21,7 – 22,6). Số người có BMI ≥ 25 kg/cm2 chiếm 14,6%
ĐTNC, tỷ lệ này tương đương với kết quả điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, theo đó chỉ số khối trung bình là 22 (kg/cm2), (KTC 95% = 20,7 – 21,4), Tỷ lệ người thừa cân có BMI ≥ 25 kg/cm2 chiếm 15,6% [27].
* Tiếp xúc các thông điệp về các yếu tố nguy cơ bệnh mạn tính của người dân trong 30 ngày qua.
- Nghe các thông điệp về bệnh mạn tính: Trong 151 người được phỏng vấn có 121 người (chiếm 80,1%) đã từng nghe thấy ít nhất một thông điệp về bốn yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính trong 30 ngày qua; có 30 người chiếm 19,9% ĐTNC chưa từng nghe thấy thông điệp nào về các vấn đề sức khỏe và 81 người chiếm 53,6% ĐTNC đã nghe nói về cả bốn yếu tố chính. Trong nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, số người đã từng nghe ít nhất một thông điệp về bốn yếu tố nguy cơ mắc bệnh có tỷ lệ 77,0% tương đương trong nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên tỷ lệ ĐTNC chưa từng nghe thấy thông điệp nào chiếm 6,2% và nghe thấy tất cả các thông điệp về các vấn đề sức khỏe là 31,7% ĐTNC thấp hơn
đáng kể với nghiên cứu của chúng tôi [28]. Trong nghiên cứu của Yoshiki Ishikawa, chỉ có 11,1% ĐTNC không được tiếp cận với thông điệp sức khỏe [25].Kết quả này có thể được giải thích do công việc chủ yếu của ĐTNC trong nghiên cứu này là Nông dân/Công nhân do vậy các ĐTNC có công việc tập trung gần nhau nên có tỷ lệ nghe nghe thấy tất cả bốn yếu tố nguy cơ chính hay không nghe thấy thông điệp nào cao hơn.
Hầu hết ĐTNC được hỏi đã nghe thấy các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính trong 30 ngày qua, thông điệp hoạt động thể chất tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính có tỷ lệ nghe thấy thấp nhất là 56,3%; thông điệp hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và thông điệp lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 79,5% và 75,5%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, trong đó thông điệp hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 55,0%, các thông điệp hút thuốc là và lạm dụng rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ cao hơn cả lần lượt là 65,5% và 65,7%, tuy nhiên vẫn thấp hơn trong nghiên cứu này [28].
- Về nguồn thông tin của các thông điệp: Đa số ĐTNC đều nghe được các thông điệp từ nguồn thông tin là Đài truyền thanh/ truyền hình, chiếm tỷ lệ thấp nhất là thông điệp ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ ĐTNC nghe từ nguồn thông tin này là 91,8%, cao nhất là thông điệp sử dụng rượu bia chiếm tỷ lệ 96,5%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, nguồn thông điệp phổ biến nhất là đài truyền hình, trong đó, thấp nhất là thông điệp ít vật động thể lực có tỷ lệ 67,4%, cao nhất là thông điệp hút thuốc lá có tỷ lệ 78,1% [28]. Nguồn thông điệp này cũng là nguồn thông tin phổ biến nhất trong nghiên cứu của Yoshiki Ishikawa, tuy nhiên trong nghiên cứu đó nguồn thông tin phổ biến nhất chỉ đạt được 51,1% ĐTNC [25].
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, nguồn thông tin tin cậy tiếp theo là từ nhân viên y tế. Trong nguồn thông tin này, thông điệp chế độ ăn không lành mạnh có tỷ lệ thấp nhất là 14,4%, thông điệp hút thuốc lá có tỷ lệ cao nhất là 15,8%. Tỷ lệ này tương đương trong nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, tỷ lệ thấp nhất trong thông điệp uống rượu bia là 11,8% và cao nhất trong thông điệp ăn uống không lành mạnh chiếm tỷ lệ là 17,7% [28]. Trong nghiên cứu của Yoshiki Ishikawa, ngoài nguồn thông tin phổ biến nhất thì có đến tám nguồn thông tin khác nhau tiếp cận được từ 13,3% - 34,0% ĐTNC bao gồm:
Bạn bè/người thân, báo chí, tin tức truyền hình, internet, nhân viên y tế địa phương, sách/giáo trình, nơi cung cấp dịch vụ sức khỏe và các tờ rơi/băng rôn [25]. Điều này được giải thích do ĐTNC có trình độ văn hóa còn thấp với 77,5% ĐTNC chỉ đạt trình độ tiểu học đồng thời công việc chủ yếu 83,4% là nông dân/công nhân, do đó, các nguồn thông tin thành viên gia đình hay bạn bè/người thân rất hạn chế trong tiếp cận với các thông tin về sức khỏe; cùng với đó các hạn chế thời gian làm việc cũng như nhận thức về sức khỏe trong ĐTNC nên chưa có nhiều khả năng tiếp cận Internet nên nguồn thông tin này còn hạn chế dưới 10% của ĐTNC.
Hầu hết ĐTNC nhận được các thông điệp đều chỉ đến từ một nguồn thông tin, tỷ lệ thấp nhất trong thông điệp ít vận động thể lực với tỷ lệ 77,1%, cao nhất trong thông điệp chế độ ăn uống với tỷ lệ 80,9% ĐTNC. Số lượng ĐTNC nhận được hai nguồn thông tin đạt cao nhất là 18,1% trong thông điệp ít vận động thể lực, thấp nhất trong thông điệp lạm dụng rượu với tỷ lệ 16,7%. Tỷ lệ ĐTNC nhận được ba nguồn thông tin trở lên chỉ đạt cao nhất 5,0% trong thông điệp hút thuốc, thấp nhất trong thông điệp chế độ ăn với tỷ lệ 2,2%. Kết quả này tương đương với mức độ phổ biến của nguồn thứ nhất đạt trên 90% nhưng mức độ phổ biến của nguồn thông tin thứ hai chưa đạt 20% nên ĐTNC nhận được một nguồn thông tin phổ biến trong nghiên cứu này (77,1% - 80,9%
ĐTNC). Các nguồn thông tin khác đều chưa đạt 10% trong các thông điệp nên chỉ có 2,2% - 5,0% ĐTNC nhận được từ 3 nguồn thông tin trở lên trong các thông điệp. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, trong đó ĐTNC tiếp cận với một nguồn thông tin dao động từ 53,7%-63,1%
ĐTNC, ĐTNC tiếp cận với ba nguồn thông tin dao động từ 9,5%-15% ĐTNC [28]. Điều này có thể giải thích do các nguồn thông tin trong nghiên cứu của Phạm Bích Diệp ngoài nguồn thông tin chủ yếu (67,4%-78,6% ĐTNC) thì các nguồn thông tin khác đều có tỷ lệ đạt được từ 9,8% đến 23,4% ĐTNC [28].
Do đó, các nguồn thông tin tiếp cận được ĐTNC nhiều hơn trong nghiên cứu này nên số lượng nguồn thông tin của nghiên cứu Phạm Bích Diệp nhiều hơn trong nghiên cứu này.