CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
2.1. Hoạt động của luật sư trong bảo vê quyền con người theo quy định của pháp luật hiện hành
Hoạt động hành nghề của luật sư được pháp luật trong phạm vi như sau:
tư vấn pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý; đại diện ngoài tố tụng; tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này [21, Điều 22].
Tuy nhiên, hoạt động thể hiện rõ nét vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người đó là tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và tham gia tố tụng.
2.1.1. Hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý - Tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống - xã hội. Khi
43
xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày. Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự vận dụng linh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy, việc luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật [21, Điều 28].
Cách thức thực hiện tư vấn của luật sư rất đa dạng, có thể tư vấn trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, qua hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật hoặc tư vấn gián tiếp qua các website được đăng tải công khai trên mạng internet…
Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức…) thì tư vấn pháp luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.
Trên thực tế, khi gặp phải những vấn đề liên quan về mặt pháp lý, người dân thường có tâm lý căng thẳng, bối rối, thì chính lúc này, luật sư là người bạn đáng tin cậy, đồng cảm, thấu hiểu với khách hàng để giúp họ có được sự cân bằng trong tâm lý mà vượt qua được những khó khăn của bản thân, chỉ khi luật sư tư vấn có sự cảm thông và thật sự chân thành với khách hàng thì khách hàng mới tìm thấy sự an tâm, tin tưởng đối với người tư vấn. Thông qua những nội dung mà khách hàng yêu cầu tư vấn, luật sư giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc, nâng cao hiểu biết
44
pháp luật, hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra trong đời sống xã hội, từ đó, có thái độ và hành vi ứng xử đúng với quy định của pháp luật, hình thành, phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của khác. Nhờ đó, cũng góp phần giảm bớt được tình trạng khiếu kiện tràn lan do người dân hiểu không đúng và đầy đủ về pháp luật.
Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
- Trợ giúp pháp lý
Theo quy định tại Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 thì “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”.
Cùng với đó, tại Quy tắc 4 thuộc Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư cũng có quy định “Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao”.
Như vậy, luật sư là một trong những người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật [27, Điều 17]. Có thể nói luật sư tham gia trợ giúp pháp lý là một hoạt động có tính nhân văn, được xã hội thừa nhận.
Qua thực tiễn cho thấy, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý thông qua các hình hình: tư vấn pháp luật,
45
đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng, và luật sư thực hiện những việc này mà không hề nhận thù lao.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật: Luật sư có thể thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí tại trụ sở tiếp dân trung ương, hoặc cùng một số các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như Trung tâm trợ giúp pháp lý, các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư; Hội luật gia… đi về các địa phương để trực tiếp tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người dân để người dân hiểu và tuân theo pháp luật.
Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng: Luật sư sẽ cùng người dân hoặc thay mặt người dân - những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ, việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như khiếu nại hành chính, lao động…
Trong lĩnh vực tham gia tố tụng: Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong các vụ án hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự. Và những người này thuộc đối thượng được hưởng trợ giúp pháp lý pháp lý theo quy định của pháp luật [27, Điều 7]. Ngoài ra luật sư cũng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình theo quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng.
Khi luật sư tham gia trợ giúp pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, bị hại và các đương sự trong các vụ án được
46
đảm bảo hơn. Đây là điều mà chính các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng phải thừa nhận.
Có thể nói, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân, những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
2.1.2. Luật sư tham gia tố tụng
Ngoài tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, thì tham gia tố tụng cũng là hoạt động khẳng định vai trò bảo vệ quyền con người của luật sư.
- Luật sƣ tham gia tố tụng hành chính
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, qua việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án và vận dụng đúng đắn pháp luật có liên quan, góp phần tích cực cùng với Toà án bảo đảm công lý, bảo vệ quyền con người [25, Điều 60].
Một thực tế cho thấy, đa số các vụ án hành chính, người bị kiện đều là cá nhân, tổ chức, cơ quan “nắm trong tay quyền lực” do nhà nước trao cho;
trong khi đó người khởi kiện thường là những người dân “yếu thế, thân cô thế cô”, không có kiến thức pháp luật, lại càng không am hiểu công việc trong quản lý hành chính nhà nước, nên không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, mà người dân thường có câu “dân kiện quan giống như con kiến mà đi kiện củ khoai”. Với tình trạng như vậy, dù pháp luật có quy định nguyên tắc bình đẳng thì cũng khó thực hiện, thực tế chỉ là những chữ suông, vô nghĩa.
47
Cùng với đó, đối tượng khởi kiện trong các vụ án hành chính thường là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khởi kiện phải đưa ra các lý lẽ, lập luận cùng tài liệu, chứng cứ để chứng minh những vi phạm, tính bất hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính; đồng thời phải xác định vụ việc này sẽ được cơ quan nào giải quyết. Thế nhưng, đối với những người dân, để thực hiện những công việc này không phải là điều dễ dàng. Do đó, để khắc phục được sự bất bình đẳng này thì sự tham gia của luật sư là cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết các vụ kiện hành chính.
Là người hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm tham gia tố tụng, Luật sư phân tích, giải thích các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc và các quy định về trình tự tố tụng để giúp đương sự hiểu rõ. Trên cơ sở đó, đương sự nhận thức đúng được quyền, nghĩa vụ của mình, thấy rõ thiệt hơn trong việc giải quyết vụ án, yêu cầu tại Tòa án để đương sự quyết định việc giải quyết vụ việc bằng thương lượng, hòa giải hay khởi kiện tại Tòa án.
Cùng với đó, luật sư sẽ tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp khách hàng thực hiện việc thu thập các tài lại chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Công việc thu thập chứng cứ là một việc mà không phải đương sự nào cũng dễ dàng thực hiện được, họ cần sự hướng dẫn, tư vấn của Luật sư. Luật sư cũng sẽ cùng đương sự tham gia các buổi hòa giải, các phiên họp công khai chứng cứ, tiến hành sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án, khi đó luật sư sẽ nắm được nội dung vụ việc một khách khách quan, toàn diện, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.
Tại phiên tòa, sự tham gia của Luật sư nhằm đảm bảo các hoạt động tố tụng được diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, bằng khả năng chuyên môn, kỹ năng hành nghề của mình và các quyền của mình tại phiên
48
tòa, Luật sư sẽ giúp cho khách hàng khai thác thông tin, đưa ra những lập luận, chứng cứ, căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp cho khách hàng.
Trong trường hợp bản án của cấp sơ thẩm xét xử chưa thỏa đáng, luật sư là người tư vấn, giúp đương sự thực hiện việc kháng cáo và tiếp tục giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
- Luật sƣ tham gia tố tụng dân sự
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, luật sư có thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự [24, Điều 85].
Với vai trò đại diện theo ủy quyền, luật sư thay mặt đương sự tham gia tố tụng tại Tòa án, chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự trong phạm vi đã được ủy quyền, nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà luật sư đại diện [24, Điều 86].
Tuy nhiên, không phải trong bất cứ vụ việc nào luật sư cũng được đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng, đó chính là vụ việc ly hôn. Việc kết hôn của hai bên nam nữ hoàn toàn do tự nguyện, những ửng xử hàng ngày trong cuộc sống bản thân họ là người biết rõ nhất, và chính bản thân họ mới nhận thấy được tình trạng mâu thuẫn có đến mức trầm trọng để phải ly hôn hay không, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng ngưởi. Do vậy, không ai có thể thay mặt họ thực hiện việc ly hôn theo quy định của pháp luật.
Với vai trò bảo vệ quyền lợi cho đương sự, luật sư có nghĩa vụ hỗ trợ cho đương sự về mặt pháp lý, giúp Tòa án xác định quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự thông qua chứng cứ, tài liệu và căn cứ pháp lý [24, Điều 75]. Từ việc giúp Tòa án xác định các vấn đề đó, luật sư sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, dù luật sư tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo ủy quyền hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì cũng đều nhằm mục đích duy
49
nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Khi tham gia tố tụng dân sự, luật sư thể hiện vai trò trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc, các quy định của pháp luật, thu thập tài liệu chứng cứ và quá trình tham gia tố tụng tương tự như đối với trường hợp tham gia tố tụng vụ án hành chính đã phân tích ở trên.
- Luật sƣ tham gia tố tụng hình sự:
Luật sư tham gia tố tụng hình sự với tư cách người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan [21, Điều 22]. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự không chỉ giúp người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bị can, bị cáo bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần cho việc giải quyết vụ án được chính xác, đảm bảo sự thật khách quan, toàn diện, đúng pháp luật, hạn chế được oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm.
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan sẽ đưa ra các căn cứ, lập luận, tài liệu chứng cứ để chứng minh những thiệt hại mà thân chủ của mình đang phải gánh chịu là do các hành vi trái pháp luật của bị can, bị cáo gây ra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo đưa ra những căn cứ, lập luận, tài liệu chứng cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (đối với trường hợp bị cáo có hành vi phạm tội) hoặc những chứng cứ gỡ tội (đối với trường hợp bị cáo không có hành vi phạm tội) cho bị can, bị cáo.
Dù tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì luật sư cũng đều thực hiện mục đích duy nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình.