CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
2.2. Thực trạng hoạt động của luật sư Việt Nam trong bảo vệ quyền con người hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động của luật sư bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Tính đến ngày 31/12/2017, trên cả nước có 63 Đoàn Luật sư, với số lượng 11.942 luật sư hành nghề tại hơn 3.700 tổ chức hành nghề luật sư. So với năm 2016, số lượng luật sư tăng lên gần 1000 luật sư (tính đến 31/12/2016, cả nước có 10.914 luật sư). Đội ngũ luật sư Việt Nam đã tham gia vào các lĩnh vực hành nghề như sau:
Tham gia vào 18.700 vụ án hình sự trong đó có 5.905 vụ án hình sự chỉ định và 12.795 vụ án hình sự được khách hàng mời.
Tham gia vào 14.063 vụ việc dân sự, 1.833 vụ việc tư vấn trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh thương mại, 401 vụ án hành chính.
Tham gia tư vấn pháp luật: 96.100 vụ việc.
Tham gia đại diện ngoài tố tụng: 1.355 vụ việc.
Tham gia vào các dịch vụ pháp lý khác: 4.140 vụ việc.
Tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí: 18.022 vụ việc.
55
Từ kết quả của hoạt động hành nghề luật sư của đội ngũ luật sư cho thấy luật sư không chỉ góp phần bảo vệ công lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo về quyền con người.
- Trong hoạt động tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý
Thực hiện Chương trình phối hợp số 01 ngày 11/11/2014 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn luật sư Việt Nam về giám sát nâng cao hiệu quả giải quyết, khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; theo đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức triển khai công tác luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.
gia trợ giúp pháp lý tại trụ sở tiếp dân Trung ương tại thành phố Hà Nội theo yêu cầu của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Thanh tra Chính phủ với tổng số 400 vụ, việc. Công tác này đã góp phần vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhà nước, đồng thời cũng giúp cho người dân được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí từ đội ngũ luật sư. Hiện nay, công tác này vẫn đang tiếp tục được duy trì, từ đó, vừa giúp được cho người dân, vừa giúp được cho các cơ quan nhà nước, góp phần làm giảm bớt người đi khiếu nại, tố cáo không phù hợp pháp luật.
-
56
đều tích cực tham gia vào công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương như Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, thành phố
Liêu, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, ĐăkLăk, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Long An, Đà Nẵng, Thái Bình, Bình Thuận, Điện Biên, Quảng Bình, Ninh Bình, Trà Vinh.
Nhiều Đoàn luật sư đã tổ chức đợt tư vấn tại các tỉnh miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa kết hợp với công tác từ thiện (tặng quà cho trẻ em mồ côi, học sinh nghèo hiếu học, người già neo đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng...).
Điển hình là 02 Đoàn luật sư lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Quảng Ngãi... Đặc biệt, dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam, Liên đoàn đã phát động ngày trợ giúp pháp lý cho nhân dân. Tại mỗi Đoàn đã tổ chức hàng trăm điểm trợ giúp pháp lý miễn phí và đã kêu gọi tất cả các tổ chức hành nghề tham gia. Qua đó đã nâng cao ý thức trách nhiệm của luật sư đối với cộng đồng xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình.Thông qua hoạt động có ý nghĩa này, vai trò, vị thế của luật sư được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Nhân
[12].
- Trong tham gia tố tụng
Trong lĩnh vực tố tụng, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp
57
pháp của đương sự trong vụ án dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh- thương mại, hôn nhân gia đình.
Theo báo cáo của Liên đoàn luật sư Việt Nam cho thấy, trong 05 năm (từ năm 2013 đến 2017), đội ngũ luật sư trong cả nước đã tham gia tố tụng 89.435 vụ án hình sự; 60.590 vụ việc dân sự; 4.861 vụ án hành chính; 19.315 vụ án kinh doanh thương mại, lao động.
Theo phản ánh từ các Đoàn Luật sư thì công tác báo cáo thống kê từ các tổ chức hành nghề với Đoàn Luật sư chưa được tổng hợp đầy đủ dẫn đến số liệu thống kê nêu trên chưa phản ánh hết số lượng vụ việc mà đội ngũ luật sư đã tham gia [11].
Từ số liệu thống kê trên có thể nhận thấy, tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư. Số lượng vụ án mà luật sư tham gia ngày càng tăng lên, từ đó cho thấy vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng ngày càng được khẳng định. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm và coi trọng. Việc luật sư tham gia tố tụng không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, hạn chế oan sai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Để minh chứng cho hoạt động của luật sư trong việc bảo về quyền con người, phải kể đến các vụ án oan sai gây trấn động dư luận như: Vụ án của Hàn Đức Long bị tuyên án tử hình về các tội danh “giết người và hiếp dâm”;
Vụ án của Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên án tù chung thân về tội danh giết người; Vụ án của Huỳnh Văn Nén bị tuyên án tù chung thân về các tội danh
58
“giết người, cướp tài sản, cố ý hủy hoại tài sản”; Vụ án của Trần Văn Thêm bị tuyên án tử hình về tội “giết người”….Một đặc điểm chung của các vụ án này là các bị cáo đều bị tuyên phạt với mức hình phạt cao nhất đó là chung thân, tử hình. Thế nhưng, đến khi có luật sư vào cuộc, những người từng bị cơ quan tiến hành tố tụng tuyên là có tội lại trở thành người không phạm tội.
Và không thể không nhắc đến vụ án “Vụ án chạy thận làm 9 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình” - một vụ án vô cùng đặc biệt, thể hiện rõ nét vai trò bảo vệ quyền con người của luật sư. Trong vụ án này, luật sư tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra, nên không hề có tình trạng ép cung, mớm cung, dùng hình để bắt các bị cáo phải nhận tội. Đồng thời, điều này cũng giúp chính xác luật sư được sớm tiếp cận với vụ án, hiểu rõ được toàn bộ nội dung vụ án một cách khách quan, toàn diện, đưa ra được hướng bào chữa ngay từ ban đầu cho bị cáo là vô tội. Từ đó, tiến hành thu thập các chứng cứ để chứng minh cho quan điểm bào chữa của mình. Nhờ sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải và sự tin tưởng tuyệt đối của các bị cáo đối với luật sư, mà sau 12 ngày diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã có quyết định tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời cũng kiến nghị xem xét khởi tố hai trưởng khoa của bệnh viện này.
2.2.2. hạn chế, bất cập trong hoạt động của luật sƣ bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động của luật sư vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục và tháo gỡ kịp thời.
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, số lượng luật sư còn quá ít so với dân số, phân bố không đồng đều giữa các thành phố lớn và địa phương.
Theo thống kê năm 2017 thì dân số Việt Nam là 95.414.649 người, trong khi đó, tổng số luật sư trong cả nước là 11.942. Như vậy tỷ lệ trung bình là 01 luật sư trên 7.990 người dân. Tuy nhiên, phần lớn số lượng luật sư lại
59
chủ yếu tập trung tại Hà Nội (3.276 luật sư), Thành phố Hồ Chí Minh (5.007 luật sư), có 08 Đoàn Luật sư có số lượng luật sư từ 100 đến hơn 300 luật sư, đó là các Đoàn Luật sư: Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Nghệ An, Lâm Đồng. Có 53 Đoàn Luật sư có số lượng dưới 100 luật sư, còn lại 37 Đoàn Luật sư có số lượng luật sư thành viên dưới 50 luật sư. Chính điều này dẫn đến việc không đủ số lượng luật sư để đáp ứng yêu cầu của những người dân tại địa phương, từ đó dẫn đến việc người dân khó tiếp cận với các dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu hoặc phải trả giá quá cao cho các dịch vụ này. Trong nhiều vụ việc người dân không biết hoặc không thể nhờ luật sư cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được đảm bảo.
Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế nên chưa đảm bảo các nhu cầu của khách hàng.
Trong hoạt động tư vấn pháp luật, chủ yếu các luật sự tư vấn về dân sự, đất đai, hôn nhân &gia đình, còn số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thương mại quốc tế…) còn rất hạn chế. Cụ thể, tính đến năm 2017, chỉ có 444 luật sư, 28 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sự hạn chế này do các nguyên nhân như các luật sư chưa nắm vững pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ hạn chế, kinh nghiệm trong các lĩnh vực này chưa nhiều.
Trong lĩnh vực tố tụng, một số luật sư còn thiếu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề, dẫn đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng không được bảo đảm. Có nhiều trường hợp Luật sư nhận nhiều vụ việc nên không sắp xếp thời gian hợp lý, dẫn đến việc nhiều phiên tòa phải tạm hoãn vì lý do vắng mặt của Luật sư... Có trường hợp Luật sư có mặt tại phiên tòa xét xử nhưng lại tỏ ra thiếu tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi cho
60
khách hàng thể hiện qua việc Luật sư không đưa ra được các lý lẽ cần thiết, phát biểu ý kiến về các vấn đề trong vụ kiện một cách qua loa, đại khái không đưa ra được những bằng chứng có giá trị để bảo vệ khách hàng của mình. Một số Luật sư chủ động vắng mặt để kéo dài thời gian xét xử, dẫn đến tốn kém tiền của, thời gian của Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác. Điều này dẫn đến chất lượng bảo vệ quyền lợi khách hàng là chưa cao.
Thái độ của một số luật sư tại phiên tòa cũng là một thực tiễn cần bàn đến. Mặc dù có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình nhưng họ chỉ có thể cố gắng bảo vệ khi quyền và lợi ích đó là hợp pháp. Theo quy định của pháp luật, Luật sư cũng chỉ có quyền nêu ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hướng áp dụng pháp luật nhưng nhiều Luật sư lại không xác định được rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình để có thái độ đúng mực.
Thứ ba, do người dân thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật.
Một thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp bản thân bị can, bị cáo và người thân của họ không am hiểu kiến thức pháp luật, đồng thời cũng không được các cơ quan tiến hành tố tụng “hướng dẫn” việc mời luật sư tham gia tố tụng để bảo chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Dẫn đến không có luật sư tham gia trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Trong khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng thường chỉ tiến hành thu thập, xem xét các tài liệu chứng cứ để buộc tội đối với bị can, bị cáo, mà không hề lưu tâm đến các tài liệu chứng cứ gỡ tội. Từ đó dẫn đến trình trạng việc giải quyết vụ án không đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Cũng có trường hợp, khi đã kết thúc giai đoạn điều tra hoặc kết thúc giai đoạn truy tố, luật sư mới được mời tham gia, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, cũng như thu thập tài liệu chứng cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc để gỡ tội cho bị can, bị cáo.
Thứ tư, do sự “bất hợp tác” của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự.
61
Theo quy định của pháp luật thì điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng là phải thực hiện thủ tục đăng ký người bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (trước đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Tuy nhiên, chính thủ tục đăng ký người bào chữa chính là rào cản đối với luật sư khi tham gia tố tụng vụ án hình sự để bảo vệ cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Khi luật sư tiến hành thủ tục đăng ký người bào chữa thì lại được cơ quan điều tra chấp thuận với lý do “bị can từ chối luật sư bào chữa”, trong khi đó luật sư hay người nhà của bị can đều không thể gặp trực tiếp bị can để xác minh thông tin.
Thứ năm, vị thế của luật sư ngày càng được khẳng định và đánh giá cao, song so với tiềm năng và lợi thế hiện có của mình thì những kết quả đã đạt được trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật vẫn còn khá khiêm tốn.
Việc lấy ý kiến đóng góp của luật sư chưa có gì khác biệt so với các thành phần khác, chưa phát huy được kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của Luật sư trong hoạt động xây dựng pháp luật. Hình thức tham gia của Luật sư nói chung chỉ dừng lại ở hoạt động góp ý, thường là ở những giai đoạn đã hình thành dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với bố cục đã tương đối hoàn chỉnh, ít trường hợp có sự tham gia của luật sư vào thành phần soạn thảo nên hiệu quả tác động đến nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế.
Thứ sáu, vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội và trong việc tham gia tố tụng với nước ngoài còn hạn chế.
Đây là vấn đề cần phải khắc phục để đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trước hết các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải nhận thức rằng luật sư tham gia tố tụng không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của “thân chủ” mà còn tham gia vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế do quan niệm không đúng về vai trò của luật sư nên đôi khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vẫn còn có nhưng hành vi gây khó khăn, cản trở luật sư khi tham gia tố tụng.
62
Trong hoạt động xét xử, kiểm sát viên, hội đồng xét xử phải tôn trọng ý kiến của luật sư, kiểm sát viết phải đối đáp, tranh luận những ý kiến của luật sư đưa ra, trong bản án toà án phải ghi nhận ý kiến luật sư và cần phải nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến luật sư.
Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý chưa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư còn ít. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, do chưa nhận thức đúng đắn về vai trò hỗ trợ pháp lý của luật sư nên các doanh nghiệp đã gặp nhiều bất lợi, thiệt hại trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế. Nhiều doanh nghiệp chỉ tìm đến luật sư khi xảy ra tranh chấp, còn khi đàm phán, giao kết hợp đồng không mời luật sư vì sợ chi phí tốn kém, do đó luật sư cũng chỉ bảo vệ được những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong một chừng mực nhất định.