CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG
1.1. Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở ngoài nước
1.1.4. Phố đi bộ ven suối Cheonggyecheon – Seoul, Hàn Quốc
Một minh chứng hùng hồn khác cho việc cải tạo đô thị thành công nhờ cải tạo kiến trúc cảnh quan chính là thay đổi bộ mặt quy hoạch chung của thành phố chính là dự án hồi sinh Suối Cheonggyecheon - khu phố đi bộ công cộng hiện đại kéo dài gần 6 km nằm giữa trung tâm Seoul, Hàn Quốc. Nơi đây từng bị bê tông hóa trở thành đường cao tốc trong những cố gắng đô thị hóa của Hàn Quốc trong suốt 50 năm.
Hình 1.10. Hình ảnh trước và sau khi thực hiện dự án cải tạo đường cao tốc trên cao trở thành một bờ sông thân thiện với môi trường của Suối Cheonggyecheon - Seoul,
Hàn Quốc
(nguồn: http://urban-networks.blogspot.com/2015/12/la-recuperacion-del-rio- perdido-de-seul.html)
Năm 2003, ông Lee Myung Bak – thị trưởng Seoul khi đó đã đưa ra ý tưởng khôi phục lại dòng suối, gỡ bỏ con đường cao tốc trên cao và tái sinh một khu thủy lộ vốn đã cạn khô, bị san lấp từ lâu [7]. Mục đích của dự án là để khôi phục một không gian công cộng bị hư hỏng để tạo ra một bờ sông ở trung tâm thành phố, cải thiện môi trường và khôi phục lại giá trị lịch sử. Một nỗ lực như vậy sẽ làm sống lại thành phố bằng cách thu hút nhiều dân số và nhiều hoạt động kinh doanh hơn, cuối cùng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng và thu hút đầu tư nước ngoài hơn. [8]
Hình 1.11. Mô phỏng dự án cải tạo đường cao tốc trên cao trở thành một bờ sông thân thiện với môi trường và khôi phục lại giá trị lịch sử của Suối Cheonggyecheon -
Seoul, Hàn Quốc
(nguồn: https://www.seoulsolution.kr/en/content/seoul-urban-regeneration- cheonggyecheon-restoration-and-downtown-revitalization)
Dự án đã giúp nâng cao chất lượng không khí trong khu vực nhờ tạo được hành lang gió, cung cấp thêm không gian xanh và đường thủy nội đô nhân tạo, kiểm soát lũ, phục hồi môi trường tự nhiên, cải thiện luồng giao thông qua khu vực, tăng diện tích không gian công cộng, góp phần nâng cao hình ảnh của Seoul và giúp quảng bá du lịch. Sự thay đổi về mặt vật lý và giảm lưu lượng giao thông trong khu vực Cheonggyecheon đã làm giảm nồng độ bụi mịn (PM-10), NO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các chất gây ô nhiễm không khí khác ở mức độ đáng kể. Hiệu ứng đảo nhiệt tại trung tâm thành phố cũng giảm. Nhiệt độ của khu vực Cheonggyecheon trước khi phục hồi là 2,2 ℃ cao hơn mức trung bình của Seoul, nhưng nó giảm xuống còn 1,3 ℃ sau khi phục hồi, giảm 8 đến 18%. Nhiệt độ của điểm màu xanh lá cây trong luồng thấp hơn 0,9 ℃ so với khu vực lân cận. Khi đường cao tốc bê tông biến mất, hành lang gió được thiết lập. Hệ sinh thái cũng được phục hồi như các loài cá hoang dã, chim, côn trùng và thực vật tăng lên [7]. Suối Cheonggyecheon cũng mang đến một bầu không khí mát mẻ cho khu vực lân cận với tầm nhiệt độ trung bình thấp hơn khoảng 3-6°C so với các khu vực khác của Seoul. Số lượng phương tiện giao thông đi vào trung tâm thành phố cũng đã giảm xuống trong khi số người sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng lại tăng lên. [8]
Hình 1.12. Sơ đồ hệ thống giao thông tiếp cận và các điểm nhấn kiến trúc trên Phố đi
bộ ven sông Cheonggyecheon - Seoul, Hàn Quốc
(nguồn: https://www.seoulsolution.kr/en/content/seoul-urban-regeneration- cheonggyecheon-restoration-and-downtown-revitalization)
Cheonggyecheon cũng trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa đa dạng:
259 sự kiện được tổ chức vào năm 2005-2007 giúp khẳng định một cách vững chắc dòng suối đã trở thành tụ điểm dành cho văn hóa và giải trí. Với sự phục hồi của Cheonggyecheon, các điểm tham quan khác ở trung tâm như Gyeongbokgung, Changdeokgung và Myeongdong được liên kết thông qua các con đường dành cho người đi bộ, nâng cao giá trị tổng thể của các không gian công cộng ở trung tâm thành phố. Trung tâm thành phố Seoul do đó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn hơn [7].
Rõ ràng, cải tạo thành công Cheonggyecheon đã tạo ra một sức ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện môi trường sống và bầu không khí trong khu vực trung tâm Seoul đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho khu vực ven sông...
Hình 1.13. Phố đi bộ ven sông Cheonggyecheon trở thành nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện tiêu biểu, hoạt động nghệ thuật tại Seoul, Hàn Quốc (nguồn: http://urban-networks.blogspot.com/2015/12/la-recuperacion-del-rio-