Giải pháp về kiến trúc - cảnh quan

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHO PHỐ ĐI BỘ TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐÀ NẴNG

4.1. Giải pháp về kiến trúc - cảnh quan

- Khu vực nghiên cứu không có bề dày về lịch sử nên hoàn toàn có thể phát triển theo hướng quy hoạch đô thị hiện đại. Tức về mặt bản chất, Phố đi bộ ven sông nên được bảo vệ theo chiều ngang của không gian công cộng trong khi cho phép phát triển nhiều hơn theo chiều dọc.

- Hạn chế việc phát triển chiều cao (dưới 50m) giúp kiểm soát tầm nhìn từ đường chân trời cho khu vực hướng nhìn từ trung tâm thành phố (bờ Tây sông Hàn), nguyên nhân chính là việc xây dựng các công trình quá cao tầng khiến tạo ra hành lang gió với sức hút quá mạnh gây nguy hiểm cho người đi bộ, đặc biệt là với đặc trưng khí hậu thường xuyên xảy ra mưa bão như TP Đà Nẵng.

- Xây dựng các bậc cấp ở các đoạn đường dẫn từ đường giao thông nội bộ lên cầu đi bộ hoặc lối dẫn xuống bờ sông, vừa giúp tạo hiệu ứng rõ rang trong phân tầng không gian, vừa giúp cân bằng các phân khu chức năng trên tổng thể quy hoạch, đồng thời khu vực này cũng có thể sử dụng làm nơi ngồi nghỉ ngơi cho du khách, tận dụng tối đa tầm nhìn sông nước.

.

Hình 4.1. Minh họa một số giải pháp thiết kế bậc cấp thông minh (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Cải tạo lại một số vị trí lát nền đã hư hỏng hiện nay, nâng cấp thay mới một số đoạn vỉa hè bị xuống cấp gây mất mỹ quan và an toàn trên Phố đi bộ. Ưu tiên các loại gạch có khe hở hoặc thi công lắp đặt tạo khe hở tự nhiên để thoát nước bề mặt, giảm việc nóng cục bộ do bê tông hóa và mang lại thẩm mỹ cao.

Hình 4.2. Minh họa một số giải pháp thiết kế lát gạch vỉa hè (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Lát đá đoạn đường vào cầu đi bộ cạnh và bên cạnh sân khấu biểu diễn ngoài trời hoặc quảng trường nhỏ giúp phân chia không gian sử dụng một cách thông minh, vừa tạo được điểm nhấn thẩm mỹ.

Hình 4.3. Minh họa một số giải pháp lát đá nền thông minh tạo hình dạng (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Đặc biệt chú trọng đến vấn đề khu vực vệ sinh công cộng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo không bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến vấn đề tham quan của du khách. Bán kính phục vụ giữa mỗi trạm đặt khu vệ sinh công cộng chỉ nên từ 50-100m.

Hình 4.4. Minh họa một số giải pháp thiết kế khu vệ sinh công cộng (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Tạo các khu vực mái che làm điểm nhấn một số đoạn trên vỉa hè Phố đi bộ hoặc nằm xen kẽ ở các lối hành lang đi bộ ngắn từ trục giao thông chính rẽ vào với hệ thống vòm cây xanh sinh thái che bóng mát tự nhiên hoặc sử dụng các thủ thuật kiến trúc hiện đại tạo ấn tượng thị giác mang lại tính thẩm mỹ cao.

Hình 4.5. Minh họa một số giải pháp khu vực mái che kết hợp hệ thống cây xanh (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Các khu vực trạm chờ xe bus cần lưu ý có lối kiến trúc đơn giản, thông thoáng, mới mẻ, đầy đủ tiện ích hiện đại cho người sử dụng (khu vực sạc pin, đèn chiếu sáng, điện thoại công cộng, cung cấp bản đồ miễn phí…), thiết kế cần lưu ý kết hợp hoặc đặt gần với các tiện nghi dịch vụ cần thiết đi kèm tránh gây sự nhàm chán cho người chờ đợi (quầy báo, quầy thức ăn nhanh, quầy cà phê, quầy tạp hóa…); nhờ thế tạo được sự gần gũi, thu hút đặc biệt cho giới trẻ và du khách, từ đó khuyến khích nhu cầu sử dụng tiện ích đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Các trạm chờ này cũng không được đặt quá xa nhau, bán kính phục vụ không quá 50m. Cần có một trạm chờ chính, nơi chủ yếu đón trả khách từ đường quốc lộ bên ngoài đến tiếp cận Phố đi bộ, và các nhánh trạm chờ phụ, nơi đón trả khách tham quan nội bộ trong Phố đi bộ.

Hình 4.6. Minh họa một số giải pháp về thiết kế trạm chờ xe bus (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Đưa ra các giải pháp thiết kế khu vực đậu đỗ xe trong nội bộ khu vực Phố đi bộ sao hiện đại, thông minh, kết hợp được giữa đậu đỗ và chỗ ngồi nghỉ mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ tiện nghi và che chắn tốt cho người sử dụng.

Hình 4.7. Minh họa một số giải pháp thiết kế đậu đỗ xe thông minh (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Thiết kế bổ sung các vị trí ngồi nghỉ với lối kiến trúc hiện đại giúp chỗ ngồi thoát nước bề mặt tốt và luôn thông thoáng; có thể kết hợp xây dựng thêm đài phun nước, quảng trường nhỏ xung quanh trồng thêm cây xanh, bố trí trưng bày tượng điêu khắc, tranh ảnh nghệ thuật… tạo điểm nhấn trên lối đi bộ; đặc biệt lưu ý trong công tác chiếu sáng về đêm và che bóng mát tốt vào ban ngày.

Hình 4.8. Minh họa một số giải pháp thiết kế vị trí ngồi nghỉ (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Khu vực ghế ngồi trước các quán cà phê và nằm giữa các lối đi trên vỉa hè cũng cần được đặc biệt chú trọng, bởi đây không chỉ là nơi dừng chân nghỉ ngơi mà còn là điểm nhấn dọc theo chiều dài Phố đi bộ; là giải pháp thông minh giúp rút ngắn diện tích vỉa hè, kéo gần hơn khoảng cách giữa người đi bộ và khu vực nghỉ ngơi nên cần được thiết kế với kiểu không gian nửa đóng nửa mở hiện đại, che chắn phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương; có thể kết hợp cung cấp các tiện ích làm nơi đánh cờ, quầy bán báo, sạc pin, đèn đọc sách…

Hình 4.9. Minh họa một số giải pháp thiết kế vị trí ngồi nghỉ trước quán cà phê và

giữa hành lang đi bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)