Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG

1.2. Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven sông và tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước

Việc nghiên cứu tổ chức cảnh quan ven sông cũng được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ rất lâu, thể hiện qua việc có rất nhiều đề tài và các công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước về vấn đề này.

1.2.1. Đề tài nghiên cứu về tuyến phố ven sông Sài Gòn

PGS.TS Nguyễn Khởi đã có đề tài nghiên cứu rất sâu về việc tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến phố ven sông Sài Gòn, ông đã sử dụng phương pháp nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của tuyến phố ven sông này, ông đặc biệt quan tâm đến việc liên kết chặt chẽ các trục giao thông qua trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt là trục giao thông đi bộ như một mối nối sinh động giữa trung tâm đô thị cũ và không gian đô thị mới, cùng với đó ông đã sử dụng phương pháp giả định và đưa ra đề xuất giải pháp, xác định rõ các đối tượng di sản đô thị cần được bảo tồn, cải tạo thích ứng kết hợp với việc xây chen có định hướng và việc phân khu chức năng rõ ràng như không gian đi bộ, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, duy trì và phát huy tuyến giao thông thủy bằng cách tổ chức lại các bến du thuyền ven sông, chỉnh trang lại không gian sinh hoạt cộng đồng khu vực quảng trường Mê Linh tạo nên mối nối xuyên suốt nhằm chuyển tải tính chất sông nước sang trung tâm đô thị mới. [11]

1.2.2. Phố đi bộ Kenton River Walk – Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex lấy ý tưởng từ phố Clarke Quay nổi tiếng ở Singapore. Dự án Kenton Node - được phát triển bởi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng Tài Nguyên, chính thức được giới thiệu đến người dân vào tháng 5/2017. [12]

Hình 1.16. Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong

Khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex (nguồn: https://kentonode.com/)

Với lợi thế sẵn có khi một mặt của dự án tiếp giáp với dòng sông Rạch Đĩa, chủ đầu tư đã khai thác vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông này và tận dụng những luồng gió tự nhiên để mang đến sự thoáng mát và trong lành cho khu phố đi bộ trải dài 1.400m.

Trên phố đi bộ là nơi diễn ra lễ hội đường phố với những tiếc mục xiếc, ảo thuật, ca nhạc cùng các vũ điệu sôi động. Ngay trung tâm phố đi bộ bố trí sân khấu chính, nơi tổ chức chương trình ca nhạc hoành tráng. Bên cạnh không gian âm nhạc, giải trí, Kenton Walk River còn có phố ẩm thực. Kế bên phố ẩm thực là khu hồ bơi rộng 10.000m2 có không gian như một resort cao cấp. Một điểm nhấn nổi bật khác của phố đi bộ có dàn nhạc nước đa phương tiện nằm trên sàn lan dưới dòng sông Rạch Đĩa, trị giá lên đến gần 3 triệu USD. Với sự kết hợp của những vòi nước phun cao tới 100m cùng hệ thống ánh sáng và âm thanh chuyên nghiệp, du khách sẽ thưởng thức những màn nhạc nước hoành tráng miễn phí vào các tối cuối tuần. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2018, nơi đây sẽ đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi. [13]

Hình 1.17. Phối cảnh dự án Phố đi bộ Kenton River Walk nằm trong Khu phức hợp Kenton Node Hotel Complex (nguồn: https://kentonode.com/) 1.2.3. Phố đi bộ phía bờ Nam sông Hương – TP Huế

Dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế đã được khởi động xây dựng từ đầu năm 2018, kỳ vọng sẽ mở ra điểm nhấn quan trọng cho đô thị và phát triển du lịch. Nhằm cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Huế, Chính phủ Hàn Quốc, thông qua tổ chức KOICA tài trợ cho TP Huế thực hiện dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, với tổng kinh phí hỗ trợ không hoàn lại là 6 triệu USD. Trong đó, kinh phí lập quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương là 3 triệu USD và kinh phí thực hiện dự án thí điểm là 3 triệu USD.

Riêng dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương, TP Huế” là dự án thí điểm của dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương”. Dự án gồm các hạng mục như: Cầu đi bộ, sàn lát gỗ lim, bến du thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, hệ thống giao thông, đường đi bộ dọc bờ sông nối từ khu vực cầu Phú Xuân đến nhà hàng Festival, hệ thống chiếu sáng và các hạng mục phụ trợ khác nhằm kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng phục vụ khách du lịch vui chơi, ngắm cảnh. [14]

Hình 1.18. Tổng mặt bằng dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế

(nguồn: https://ktssg.wordpress.com/2016/03/30/tao-dung-khong-gian-cong-cong- tren-song-huong-xu-hue/)

Để hình thành con đường này, đơn vị thi công tiến hành đóng cọc bê tông xuống sông Hương, sau đó đổ dầm bê tông, lòng đường đi bộ được lát sàn bằng gỗ lim. Sàn bê tông cốt thép dày hơn 20cm, sàn gỗ lim dày 4cm và có hệ thống khung xương inox để kết nối. Lan can của con đường được làm bằng đồng thau với độ cao hơn 1,4 mét; kết hợp với hệ thống tay vịn bằng gỗ… Đường đi bộ sẽ chia làm 3 không gian với nhiều tổ hợp như bến thuyền, vườn sen, quảng trường nhỏ tổ chức sự kiện…

Những đường dốc, ki-ốt, bồn hoa, trên đường đi bộ phải tạo kiến trúc nhẹ nhàng, thiết kế đơn giản bằng vật liệu gỗ phù hợp. Khi đưa ra thiết kế quy hoạch này, mục tiêu của dự án nhằm tạo điểm trung tâm liên kết khu vực ven sông Hương với cồn Hến và cồn Dã Viên; kết nối giao thông xuyên suốt từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu hiện có đến công viên Lý Tự Trọng và tạo điểm nhấn cho tầm nhìn phía bắc bờ sông. [14]

Hình 1.19. Phối cảnh dự án dự án “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương” - TP Huế

(nguồn: https://ktssg.wordpress.com/2016/03/30/tao-dung-khong-gian-cong-cong- tren-song-huong-xu-hue/)

1.2.4. Phố đi bộ Sakura Park – Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Nhiều người nói rằng phố đi bộ là “đặc sản” của thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, Sài Gòn có 2 con phố đi bộ nổi tiếng là Nguyễn Huệ và Bùi Viện. Hai con phố đi bộ này được hình thành từ những không gian công cộng hiện hữu. Tức là xây dựng trên nền tảng đường giao thông bình thường, sau đó chuyển đổi công năng thành phố đi bộ. Tại Sài Gòn, những con phố đi bộ này đóng vai trò rất lớn vào việc giải quyết nhu cầu vui chơi, thư giãn ngoài trời cho cư dân đô thị. Từ khi ra đời cho đến nay, Nguyễn Huệ và Bùi Viện trở thành một nét văn hóa của người dân thành phố và khách du lịch. Thế nhưng, khi nhắc đến phố đi bộ, ngày nay người ta thường nhắc nhiều đến những tuyến đường tiện ích, khu công viên tiện ích tích hợp trong khu dân cư hiện đại.

Phố đi bộ Sakura Park quận 7 sẽ hoàn thành và ra mắt trong năm 2019 là cái tên nổi lên gần đây và “đình đám” nhất. Khu phố đi bộ hay công viên Sakura Park là một

công viên hoa anh đào Singapore độc nhất nằm trong dự án Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng. Với diện tích gần 12.000m2, lấy ý tưởng thiết kế từ những công viên hoa anh đào của Nhật Bản, dựa trên điều kiện khí hậu Việt Nam, loại cây chủ yếu được trồng tại đây sẽ là Singapore Sakura và các chủng cây hoa có màu sắc và hình dáng giống hoa anh đào độc nhất Sài Gòn. Tích hợp trong đó là những tiện ích, khu vui chơi giải trí ngoài trời hấp dẫn và an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ em. Trong đó diện tích đất dành cho cây xanh chiếm 45% tổng diện tích công viên. Cả khu Sakura Park gồm có 3 khu: Khu quảng trường chính, Khu sân chơi trẻ em, Khu thể thao đáp ừng nhu cầu đa dạng cho cư dân. [15]

Hình 1.20. Sơ đồ vị trí dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong dự án Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng

(nguồn: https://phumyhungsale.com/vi/du-an/du-an-midtown)

Khi những hạn chế của 2 tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện như việc Nguyễn Huệ vốn là con đường lưu thông bình thường được chuyển đổi công năng thành phố đi bộ vào khung giờ nhất định trong ngày chính là hạn chế lớn nhất của con phố Nguyễn Huệ, khi có thể dẫn đến nhiều trở ngại về giao thông cũng như không gian vui chơi, giải trí của cư dân. Ngoài ra, thiếu chỗ đậu xe, thiếu không gian xanh mát vẫn là vấn đề nan giải của tuyến phố đi bộ này; còn Bùi Viện là con phố đi bộ mới hình thành gần đây, tuy đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng vẫn còn hạn chế, bởi

đây vốn là phố Tây – một con phố dành cho những hoạt động vui chơi của giới trẻ và người nước ngoài chứ không phải cho trẻ em và người cao tuổi.

Trong khi đó, phố đi bộ Sakura Park ở Phú Mỹ Hưng Midtown lại có thể khắc phục hoàn toàn 3 hạn chế trên bằng quy hoạch tổng thể bài bản, giữ nguyên vẹn sự hài hòa giữa cảnh quan, kiến trúc và không gian chức năng, Sakura Park Phú Mỹ Hưng đảm bảo an ninh, an toàn, tiện lợi cho hoạt động vui chơi của cư dân mọi lứa tuổi. Cư dân có thể vừa vui chơi giải trí, vừa tận hưởng không gian xanh rợp bóng trong cảnh quan bên sông, lại vừa có thể tiếp cận những khu vực mua sắm, tiện ích chỉ bằng vài bước đi bộ. [15]

Hình 1.21. Phối cảnh dự án Phố đi bộ Sakura Park quận 7 nằm trong dự án Midtown quận 7 của Phú Mỹ Hưng

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)