Giải pháp về quản lý và môi trường

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 101 - 116)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHO PHỐ ĐI BỘ TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐÀ NẴNG

4.4. Giải pháp về quản lý và môi trường

- Xây dựng hệ thống ứng dụng bán vé xe bus tự động giúp du khách dễ dàng đặt vé được xe cũng như nắm rõ được hành trình tham quan đi lại tại khu vực nhanh chóng chỉ với những thao tác đơn giản trên các thiết bị viễn thông.

- Đề xuất bố trí các điểm cung cấp nước uống sạch áp dụng công nghệ lọc sạch hiện đại miễn phí cho du khách, đây là một việc làm quan trọng giúp tăng khả năng nhận thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước, đồng thời tăng điểm nhìn thân thiện cho Phố đi bộ.

Hình 4.13. Minh họa một số giải pháp thiết kế điểm cung cấp nước sạch (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Đề xuất bố trí các điểm phát wifi công cộng, các điểm hút thuốc theo quy định, đặc biệt là các điểm bố trí các cột cung cấp điện công cộng thông minh.

Hình 4.14. Minh họa một số giải pháp thiết kế điểm cung cấp wifi và điện công cộng (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Trên lối đi bộ luôn bố trí đặt các thùng rác nhỏ công cộng, phân chia rác thải bao gồm rác tái chế và rác không tái chế; khoảng cách giữa các thùng rác từ 30- 50m/thùng. Chính quyền địa phương cần ký kết hợp đồng chặt chẽ với các Công ty vệ sinh môi trường tiên tục thu gom thác rải, không để tình trạng hôi thối bốc mùi xảy ra ảnh hưởng tâm lý xấu đến quá trình tham gia lưu thông trên Phố đi bộ, gây mất mỹ quan đô thị.

Hình 4.15. Minh họa một số giải pháp thiết kế thùng tập kết rác thải (Nguồn: https://www.pinterest.com/)

- Triển khai hệ thống “Đường dây nóng” khu vực (Call Center) và Hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng đồng thời xây dựng đội ngũ túc trực tổng đài để kịp thời khắc phục những sự cố trong quá trình triển khai thí điểm dự án và lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân nhằm điều phối, đưa ra những giải pháp quản lý tối ưu, triệt để nhất.

- Tăng cường công tác quản lý tại địa phương, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ tham gia bảo vệ trật tự an ninh cho du khách, tránh các tình trạng để xảy ra tiêu cực trong khi thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên lắng nghe báo cáo tình hình hoặc sự cố để kịp thời điều động lực lượng giải quyết tranh chấp, kiểm soát hành lang an toàn cho người đi bộ; giải quyết khiển trách cũng như khen thưởng động viên cho mỗi cá nhân tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Đối với các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị Việt Nam

- Đầu tiên việc công cộng hóa không gian vốn là đường đô thị trở thành không gian đi bộ ven sông giúp phát triển tối đa những ưu điểm vượt trội về địa hình mà thiên nhiên ban tặng, tránh tình trạng khiến những khu vực ven sông trở thành không gian chết, không khai thác hết tiềm năng và phạm vi phục vụ cho một nhóm dân cư nhỏ lẻ.

- Tạo dựng được một điểm đến, điểm nhấn của khu vực; tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước. Không gian này sẽ trở thành địa điểm tổ chức sự kiện và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng ấn tượng thu hút du lịch từ đó tăng cường lợi ích kinh tế cho khu vực.

- Tăng cường tư duy ý thức của người dân về mặt xã hội học, đòi hỏi người dân phải thay đổi thói quen, hành vi khi tham gia môi trường văn hóa, văn minh đô thị;

tăng cường chức năng giám sát, quản lý nhà nước.

- Hình thành không gian công cộng thân thiện với sông nước, thân thiện với con người.

- Tôn tạo kiến trúc cảnh quan ven sông trong đô thị, giúp tăng cường không gian văn hóa mở nơi đô thị nhằm phát triển du lịch hướng tới phát triển bền vững.

2. Đối với tuyến phố đi bộ Trần Hưng Đạo – TP Đà Nẵng

- Dự án triển khai thành công giúp giảm ùn tắc, quá tải cho giao thông khu vực;

từ đó giảm thiểu được tai nạn giao thông cũng như ô nhiễm môi trường.

- Giải phóng tư duy cho người dân, định hướng chuyển đổi dần từ hệ thống cá nhân sang sử dụng nhiều hơn hệ thống giao thông công cộng.

- Tạo ra một điểm đến văn hóa công cộng và là điểm nhấn cho du lịch thành phố, thu hút nguồn đầu tư cũng như đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho địa phương.

- Tạo thói quen sống lành mạnh, đưa văn hóa đi bộ trở thành một thói quen cần thiết trong nếp sống của người dân Việt Nam.

- Việc tạo dựng được một môi trường an ninh, an toàn, thân thiện, mến khách;

một điểm đến “4 an”, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ tạo sự hấp dẫn và sự an tâm cho việc thu hút kêu gọi đầu tư.

- Phù hợp với tiêu chí, định hướng phát triển du lịch trong tương lai của TP Đà Nẵng: “Trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, đón tiếp du khách”.

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

- Nhiệm vụ tiên quyết giúp không gian Phố đi bộ ven sông Trần Hưng Đạo thành công chính là bảo đảm an ninh trật tự; chống chèo kéo, đeo bám du khách, vi phạm về giá dịch vụ, vệ sinh môi trường. Để đạt những điều đó thì các cấp, các ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Chính phủ; của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đến người dân cũng như du khách để có nhận thức đúng và nhận thức rõ về vai trò của Phố đi bộ ven sông trong đô thị.

- Về cơ sở dịch vụ cơ bản phục vụ du khách, hạn chế cấp phép xây dựng khách sạn 3 sao trở xuống, hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong khu vực.

- Thành lập tổ liên ngành thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động thương mại, các điểm du lịch tự phát.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm bảo đảm môi trường du lịch lành mạnh, bền vững; triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch năm 2017 đến cán bộ công chức, người lao động và doanh nghiệp du lịch tại địa phương.…

- Thành phố cần tập trung đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch theo hướng bền vững; cơ cấu lại ngành du lịch, đảm bảo chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;

- Đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch địa phương…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] K. Phương, "Quy hoạch phố đi bộ," Báo điện tử của Bộ Xây dựng, 2016.

[2] C. A. Tuấn, "Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị thành phố Hồ Chí Minh," Chuyên trang Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, 2008.

[3] K. Phương, "Bí quyết của kiến trúc “Thành phố nổi” Venice," Báo điện tử của Bộ Xây dựng, 2016.

[4] K. D. H. Hiến, "Đi bộ ven sông San Antonio," Tạp chí Kiến trúc & Đời sống, Vols. 92,93, no. Du lịch - Kiến trúc, pp. 97-99, 2014.

[5] "Bến Clarke," 2017. [Online]. Available:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bến_Clarke. [Accessed 9 11 2017].

[6] A.W.Purwantiasning, A.Hadiwinoto and L.Hakim, "Revitalization of port area as an effort to preserve the identity of the city Comparative studies clarke quay- boat quay singapore, albert dock liverpool and sunda kelapa jakarta," in The XII international forum Le Vie Del Mercanti Best Practise in Heritage Conservation Management from the World to Pompeii, seconda university aversa italy, 2014.

[7] J. Y. Lee and C. D. Anderson, "The Restored Cheonggyecheon and the Quality of Life in Seoul," Journal of Urban Technology, vol. 20, no. 4, pp. 3-22, 2013.

[8] N. H. Ánh, "Những điều ngạc nhiên về nước Hàn Quốc "dại dột"," Báo Điện tử Việt Nam, 2015.

[9] V. Q. Yến, "Viếng thành cổ Lệ Giang," Báo điện tử Chim Việt Cành Nam, 2014.

[10] H. Thư, "10 cổ trấn đẹp như mơ của Trung Quốc," Báo điện tử VTC News, 2010.

[11] P. N. Khởi, "Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và chuyển tải những giá trị đặc trưng tuyến phố ven sông Sài Gòn sang khu đô thị mới Thủ Khiêm," Tạp chí khoa học Đại học Văn Lang, vol. 7, pp. 33-38, 2018.

[12] T. Trà, "Kenton Node, nơi hội tụ các tiện ích đồng bộ và tiện nghi," Báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2017.

[13] M. Trí, "Dạo phố đi bộ ngắm dàn nhạc nước 3 triệu đô la ở Kenton Node Nam Sài Gòn," Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam, 2017.

[14] S. Thùy, "Về dự án xây dựng đường đi bộ ven sông Hương (Huế): Vẫn băn khoăn giữa đá và gỗ," Báo điện tử Báo Mới, 2018.

[15] PV, "Công viên hoa anh đào triệu USD ở Phú Mỹ Hưng Midtown," Báo điện tử

Tin tức nhanh Việt Nam, 2018.

[16] M. Chi, "Pháp mở phố đi bộ bên bờ sông Seine," Báo điện tử Hà Nội Mới, 2017.

[17] N. Đ. Dũng, "Kiến tạo kinh đô ánh sáng: Quy hoạch cải tạo Paris của Haussmann," Tạp chí Quy hoạch đô thị, 2012.

[18] L. M. Sơn, "Nghĩ về phát triển đô thị Đà Nẵng," Báo điện tử Đà Nẵng, 2018.

[19] N. H. Ngọc, "Christopher Alexander và cuộc tìm kiếm bản chất phức tạp của đô thị," Blogpost Đô thị Việt Nam, 08 04 2011. [Online].

[20] B. Kiều, "Giải pháp hiệu quả cho giao thông Việt Nam," Báo điện tử An Ninh Thủ Đô, 2011.

[21] A.D, "Phố đi bộ - Đặc sản của Sài Gòn," Báo điện tử Trí thức trẻ, 2017.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Đề tài nghiên cứu của tác giả hiện được đăng trên Tạp chí kiên trúc số 09.2018, “Phố đi bộ ven sông: Từ nghiên cứu đến thực tiễn” từ trang 64 đến 69.

Một phần của tài liệu Tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ ven sông trong đô thị việt nam đề xuất cho tuyến phố trần hưng đạo tp đà nẵng (Trang 101 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)