CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG
2.4. Phương pháp lịch sử
2.4.1. Phố đi bộ sông Seine - Paris, Pháp
Cùng với quần thể kiến trúc dọc theo bờ sông Seine ở thủ đô Paris (Pháp), đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 1991, tuyến đường nhộn nhịp chạy dọc bờ sông này đã trở thành Phố đi bộ kể từ đầu tháng 4/2017, được Hội đồng thành phố Paris thông qua với hi vọng việc triển khai phố đi bộ sẽ phần nào cải thiện bầu không khí đang ngày càng ô nhiễm tại một trong những thành phố sầm uất nhất thế giới.
Phố đi bộ sông Seine có độ dài 3,3km, bắt đầu từ Vườn Tuileries và kết thúc tại Quảng trường Bastille. Tuyến đường này đã từng được thử nghiệm để trở thành phố đi bộ vào tháng 10/2016. Tuy nhiên, chính quyền thành phố đã phải cho phép xe cộ lưu thông trở lại sau khi có nhiều ý kiến phàn nàn về việc giao thông bị ùn tắc, bởi đây là một trong những tuyến đường chính của Paris trước khi chính thức được đưa vào hoạt động, các nhà nghiên cứu đã phải thực hiện rất nhiều khảo sát và thử nghiệm để đánh giá hiệu quả lưu thông qua các tuyến đường thay thế khác… [16]
Quá trình hình thành và phát triển của hình thái kiến trúc và định hướng quy hoạch Thành phố Paris hoa lệ mà ta biết ngày hôm nay về cơ bản là kết quả của một đồ án quy hoạch hay đúng hơn là một dự án cải tạo đô thị với quy mô và chiều sâu chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Đó là Quy hoạch cải tạo Paris do luật sư Georges Eugene Haussmann đứng đầu vào nửa cuối thế kỷ 19 đã không chỉ biến đổi Paris thành “Kinh đô Ánh sáng” mà còn khởi đầu cho nền quy hoạch hiện đại. Ảnh hưởng quan trọng nhất của quy hoạch cải tạo Paris với kiến trúc thành phố là một bộ quản lý kiến trúc chi tiết và chặt chẽ. Trước hết, nhằm đạt ý đồ thiết kế đô thị tổng thể của đồ án, các công trình được quy định xây sát vỉa hè nhằm định hình không gian công cộng và tạo thành tuyến nhìn dọc theo các đại lộ tới các công trình điểm nhấn. [17]
Hình 2.11. Quy định quản lý kiến trúc chặt chẽ ở Paris (nguồn:http://www.sai.msu.su/wm/paris/hist/river.html)
Không gian đường phố còn được tôn lên thông qua quy ước giới hạn chiều cao tối đa là 6 tầng, chiều cao các tầng phải đồng nhất và tầng mái vát một góc 45o. Dựa trên mô hình nhà chung cư có tên gọi insulatừ thời La Mã cổ đại, các quy định về kiến trúc được đặt ra nhằm đảm bảo độ an toàn và chất lượng sống trong mỗi công trình.
Các khối nhà đều có sân trong để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên cũng như bố trí cầu thang. Quy hoạch cải tạo Paris cũng quy định về mức độ chịu lửa của các bức tường, kiểu cách của mặt tiền và tỷ lệ diện tích mặt kính được sử dụng trong các công trình mới. Những chi tiết kiến trúc có thể khác biệt giữa các công trình không nhiều như chi tiết khung cửa sổ, chi tiết trang trí trên các con-sơn. [17]
Hình 2.12. Quản lý nghiêm ngặt về chiều cao công trình xây dựng
(nguồn: http://ashui.com/mag/index.php/tuongtac/99-nhin-ra-the-gioi/6118-kien-tao- kinh-do-anh-sang-quy-hoach-cai-tao-paris-cua-
haussmann.html?tmpl=component&print=1&page=) 2.4.2. Phố Bạch Đằng – Đà Nẵng
Suốt thời kỳ thuộc địa Pháp (1888-1950), với tham vọng muốn biến Đà Nẵng trở thành một trong ba thành phố nhượng địa quan trọng bậc nhất của Pháp tại Việt Nam, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã chỉ đạo Cơ quan Xây dựng Đông Dương nghiên cứu lập nên một đồ án kiến trúc bền vững và có tầm nhìn chiến lược cho vùng đất này.
Hình 2.13. Đường Bạch Đằng năm 1931
(Nguồn: https://qtdl14.wordpress.com/2014/02/03/da-nang-xua/)
Trở thành thành phố nhượng địa của người Pháp vào năm 1888, nhưng phải đến năm 1897, thì chính quyền thành phố mới thực sự bắt tay vào việc triển khai thực hiện đồ án quy hoạch và kiến trúc để xây dựng thành phố. Là một trong 5 thành phố thuộc địa tại Việt Nam được hưởng quy chế thị xã như ở nước Pháp (Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Chợ Lớn), bắt buộc Đà Nẵng phải tuân thủ và áp dụng luật Cornudet cho công tác quy hoạch đô thị như ở chính quốc. Luật này dựa trên cơ sở tổ chức hình thái đô thị phải theo một phương pháp quy hoạch dự đoán trước quá trình phát triển và coi trọng tính thẩm mỹ đô thị ẩn sau các nguyên tắc về chỉnh trang [18].
Hình 2.14. Đường Bạch Đằng trước năm 1975
(Nguồn: https://qtdl14.wordpress.com/2014/02/03/da-nang-xua/)
Hình 2.15. Đường Bạch Đằng năm (xưa là Quai Courbet)
(Nguồn: http://anhxua.com/album/da-nang-tourane-thoi-phap-thuoc_201.html) Vào năm 1920, Đà Nẵng có khoảng 10.000 người dân, lúc này thành phố phải lập lại bản đồ quy hoạch chỉnh trang và mở rộng thành phố. Tổng toàn quyền Đông Dương Maurice Long lúc bấy giờ đã khẩn thiết kêu gọi các chuyên gia đô thị không nên tập trung tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước vào một khu vực. Nguyên tắc quan trọng đầu tiên của đồ án này là không phát triển thành phố co cụm lại tại khu vực trung tâm, việc mở rộng thành phố bắt buộc phải tính đến số lượng dân số gia tăng trong những chu kỳ tiếp theo. [18]
Hình 2.16. Đường Bạch Đằng trước năm 1975
(Nguồn: https://qtdl14.wordpress.com/2014/02/03/da-nang-xua/)
Trên thực tế, người Pháp chưa bao giờ có ý định xây dựng những công trình ở Đà Nẵng với mục đích khuyếch trương ưu thế văn hóa của họ như đã làm với Hà Nội, Sài Gòn. Hầu hết những công trình thuộc địa được người Pháp xây dựng tại Đà Nẵng đều không quá to lớn về kích thước, hình thức thì có sự dung hòa giữa hai nền kiến trúc Âu-Á, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Tân cổ điển châu Âu với vẻ khiêm nhường của Á Đông. [18]
Hình 2.17. Các công trình được xây dựng với hình thức hài hòa giữa kiến trúc Âu – Á (Nguồn: https://ducnhonthd.violet.vn/entry/da-nang-truoc-1975-6768203.html)
Ở Đà Nẵng hay bất cứ thành phố thuộc địa nào khác tại Việt Nam, mọi sự xây dựng từ cơ quan công quyền cho đến nhà ở nhỏ lẻ đều phải tuân thủ theo luật Cornudet. Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị Trung ương Đông Dương tại Hà Nội là cơ quan cuối cùng có trách nhiệm phê duyệt và chịu mọi trách nhiệm. Những công trình xây dựng sai quy định ngay lập tức bị đình chỉ và bị phạt nặng, nếu vẫn tiếp tục sai phạm thì sẽ bị cấm xây dựng 3 năm. Việc này nhằm mục đích bảo đảm kiến trúc không làm phá hỏng ý đồ thiết kế quy hoạch ban đầu của thành phố [18].
Hình 2.18. Kiến trúc nhà ở trên đường Bạch Đằng năm 1970 (Nguồn: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5732623754)
Giống như dự án quy hoạch cải tạo Paris, việc thiết kế quy hoạch Đà Nẵng cũng buộc phải có sự định hướng rõ ràng, tuân thủ một số chế tài nhất định ngay từ ban đầu như quy định quản lý chiều cao công trình, quy định quản lý kiến trúc, quy định về màu sắc bề mặt công trình…
Hình 2.19. Phân tích sự quản lý quy hoạch chiều cao xây dựng đường Bạch Đằng nhìn từ hướng Đông (năm 1960-1965)