CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.2. Hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật
1.2.1. Chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật
Chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật là tất cả những người theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội tham gia hoặc góp phần thực hiện các mục đích của GDPL. Với cách hiểu nhƣ vậy có thể thấy chủ thể tổ chức GDPL đối với sinh viên chuyên ngành mỹ thuật rất đa dạng. Đây là lực lƣợng lao động trí tuệ có chất lƣợng cao trong xã hội.
Việc tổ chức hệ thống quản lý, việc chỉ đạo công tác trong các nhà trường đều được đặt dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, cơ quan chuyên ngành. Việc chỉ đạo, quản lý từng trường, từng mặt công tác nhà trường được thực hiện theo sự phân công của người có thẩm quyền.
Về cơ cấu tổ chức, các trường mỹ thuật nói chung có mô hình sau: Ban Giám hiệu; Hội đồng khoa học; các phòng, ban chức năng (giúp việc); các khoa hoặc bộ môn; đội ngũ giáo viên; các đơn vị sinh viên.
Chủ thể của tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Đội ngũ lãnh đạo quản lý trong các trường mỹ thuật chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý hành chính, xây dựng chương trình học liệu, triển khai các kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật.
Nhóm 2: Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên: gồm những người có trình độ pháp luật cơ bản, chuyên sâu, có năng lực và khả năng sƣ phạm. Đây là lực lượng chính làm công tác giảng dạy pháp luật trong các trường mỹ thuật.
Nhóm 3: Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ đoàn, hội viên của các tổ chức quần chúng …Tuy họ không có trình độ chuyên sâu về luật và họ cũng không phải là người chuyên làm công tác giáo dục nhưng họ được
tập huấn hàng năm theo các chuyên đề về GDPL. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện chức trách và nhiệm vụ của mình, họ có nghĩa vụ phải tìm hiểu pháp luật nên có khả năng chuyền đạt những nội dung phù hợp với đối tƣợng sinh viên.
- Yêu cầu đối với chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật
Chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật phải có kiến thức pháp luật nhất định bởi để đƣa pháp luật đến với sinh viên cần có những hình thức cụ thể nhƣ: hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật để làm được điều này trước hết cần có kiến thức pháp luật.
Người làm công tác giáo dục pháp luật phải nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công tác giáo dục pháp luật. Tự học hỏi tìm hiểu cập nhật các luật và văn bản dưới luật có sửa đổi bổ sung theo từng thời kỳ, đồng thời có các ví dụ cụ thể chính xác cập nhật thường xuyên, liên tục gắn với sinh viên mỹ thuật và rễ hiểu.
Người làm công tác giáo dục pháp luật phải có khả năng hòa đồng và giao tiếp tốt. Vì bản chất giáo dục pháp luật đòi hỏi người truyền đạt phải không những cung cấp thông tin mà còn cần sự phản hồi của đối tƣợng sinh viên đƣợc tuyên truyền. Hoạt động giảng dạy này mang tính hai chiều có sự tác động qua lại giữa giảng viên và sinh viên.
Hoạt động giáo dục pháp luật vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài nên đòi hỏi người tham gia hoạt động giáo dục pháp luật phải có đủ kiến thức trình độ, kinh nghiệm về công tác pháp luật. Để đạt đƣợc điều đó đòi hỏi người làm công tác giáo dục pháp luật cần tích lũy kiến thức pháp luật hiện hành, đường lối chính sách của Đảng, kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội, kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và nước ngoài.
Việc triển khai giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường mỹ thuật thuộc trách nhiệm của lãnh đạo Nhà trường mà cụ thể là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên. Để đạt đƣợc hiệu quả của công tác tổ
chức GDPL cho sinh bên cạnh những đảm bảo về hệ thống pháp lý (Nghị định 28/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết thi hành về một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật) thì các chủ thể làm công tác giáo dục pháp luật cần nhận thức TCGDPL có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nên nó không chỉ là trách nhiệm của một ngành một cơ quan mà là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năng lực tổ chức, thực hiện của các chủ thể giáo dục pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật. Vì thế chủ thể tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật vừa phải có ý thức trách nhiệm vừa phải có chuyên môn nhƣ sự hiểu biết về pháp luật, kỹ năng giảng dạy truyền đạt thuyết phục, các số liệu dẫn chứng sinh động, cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật, bài báo liên quan. Để bài giảng luôn sinh động thu hút người học, khơi dạy tư duy phản biện và tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên.
1.2.2. Nội dung tổ chức giáo dục pháp luật luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật
Nội dung TCGDPL cho sinh viên các trường chuyên ngành mỹ thuật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật. Xác định đúng nội dung, TCGDPL là đảm bảo cần thiết để giáo dục có hiệu quả. Đó là toàn bộ những gì mà TCGDPL cần chuyển tải cho sinh viên mỹ thuật, giúp họ có kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành phát triển ý thức pháp luật, niềm tin đối với pháp luật và lối sống theo pháp luật cho sinh viên mỹ thuật.
Giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật là một hình thức giáo dục pháp luật với đặc thù là đối tƣợng sinh viên có mục tiêu gắn liền với mục tiêu giáo dục đào tạo. Vì vậy cần xây dựng một khung chương trình giáo dục pháp luật có nội dung phù hợp đây là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả thiết thực. Cần biên soạn và ban hành bộ giáo trình chuẩn, thống
nhất có tính chất bắt buộc đối với sinh viên các trường mỹ thuật. Bao gồm:
giáo dục pháp luật chung và giáo dục pháp luật chuyên ngành.
1.2.2.1 Giáo dục kiến thức pháp luật chung
Theo Điều 10, Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 thì việc tổ chức phổ biến, GDPL tập trung vào các nội dung sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động giáo dục y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới đƣợc ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật.
- Những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước, thực thi pháp luật, cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Các quy định, trình tự thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của chính quyền cơ sở.
- Các trình tự thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là các trình tự thủ tục liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; quy chế dân chủ cơ sở.
- Cập nhật những thông tin pháp luật mới ban hành, đặc biệt là những thông tin pháp luật liên quan trực tiếp và mật thiết đến hoạt động chính quyền cấp cơ sở, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
- Cập nhật những thông tin pháp luật; những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về pháp luật địa phương.
1.2.2.1 Giáo dục pháp luật chuyên ngành
Một đặc điểm nổi bật trong nội dung TCGDPL đối với sinh viên chuyên ngành mỹ thuật là đặc biệt chú ý giáo dục cho sinh viên những tri thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực mỹ thuật Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư, nghị định của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Việt Nam đã là thành viên của các công ƣớc quốc tế mang tính cốt lõi của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới nhƣ: Bảo hộ sở hữu công nghiệp; Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)...; Các điều ƣớc quốc tế về thuận lợi hóa thủ tục đăng ký quốc tế quyền sở hữu trí tuệ nhƣ: Hiệp ƣớc Hợp tác sáng chế (Hiệp ƣớc PCT); Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Ma-đrít (Madrid) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và hiện đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
Ngoài ra căn cứ theo tình hình cụ thể của đất nước thì nội dung TCGDPL cần mang tính cập nhật cho sinh viên.
TCGDPL đối với sinh viên chuyên ngành mỹ thuật là giúp họ hiểu đƣợc nội dung, tinh thần của các quy phạm pháp luật, nhận thức đầy đủ về vai trò, sự cần thiết của pháp luật trong đời sống xã hội, hiểu đƣợc sâu xa ý nghĩa của pháp luật thực định. Trên cơ sở đó, sinh viên mỹ thuật biết cách vận dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo các quy phạm pháp luật vào quá trình học tập và công tác của mình. Từ đó sáng tạo nghệ thuật, cho ra đời những tác phẩm
nghệ thuật trên cơ sở tuân thủ pháp luật, và điều ƣớc quốc tế. Đóng góp sức lực của mình trong xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập.
1.2.3. Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật
Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật có thể hiểu là những hoạt động cụ thể do chủ thể giáo dục pháp luật sử dụng hoặc tổ chức ra nhằm chuyển tải nội dung giáo dục pháp luật đến đối tƣợng giáo dục pháp luật.
Thực tế cho thấy các hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú, nó không ngừng đƣợc hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Căn cứ vào điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã luật hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đang đƣợc áp dụng nhiều, có hiệu quả trên thực tế.
Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật rất đa dạng phong phú đƣợc quy định bởi tính chất đặc thù của hoạt động đào tạo. Có thể chia thành các hình thức nhƣ sau:
Các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật chung: Đây là hình thức trong đó chủ thể tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật trên cơ sở nhiệm vụ, nội dung GDPL cụ thể của các trường để tiến hành tổ chức, sắp xếp các hoạt động GDPL chung cho tập thể sinh viên nhƣ giáo dục chính khóa và giáo dục ngoại khóa.
Giáo dục chính khóa: Hình thức chủ yếu của giáo dục chính khóa là thông qua việc dạy và học pháp luật. Đây là hình thức đƣợc Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quy định cụ thể bằng các văn bản có giá trị pháp lý. Hệ thống bài giảng, giáo trình tuân thủ nghiêm ngặt khung chương trình giảng dạy. Giảng viên soạn giáo án và truyền đạt cho sinh viên theo đúng nội dung kiến thức đã đƣợc duyệt. Ngoài ra đối với các đối tƣợng khác nhau nhƣ sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm cuối, sinh viên là Đảng viên, các chủ thể giáo dục pháp luật sẽ có những hình thức và các bài giảng chuyên
đề phù hợp để truyền đạt kiến thức pháp luật cho phù hợp. Các bài tập tình huống, phân vai đối tƣợng để giải quyết vấn đề pháp luật cũng đƣợc lồng ghép để thông qua đó sinh viên rễ nhớ, rễ hiểu về lý thuyết pháp luật. Bên cạnh hình thức giáo dục chính khóa thì các chủ thể tổ chƣc thực hiện giáo dục pháp luật còn tổ chức các buổi gặp gỡ giữa chủ thể GDPL đối với từng sinh viên để trao đổi, đối thoại, về những nội dung pháp luật với mục đích giáo dục pháp luật cho từng sinh viên cụ thể. Những sinh viên có thành tích tốt trong chấp hành pháp luật sẽ được động viên khen thưởng kịp thời những phần thưởng có thể rất nhỏ thôi nhưng là nguồn động viên vô cùng lớn lao để các em tiếp tục phấn đấu rèn luyện và học tập. Đối với những sinh viên yếu kém, vi phạm pháp luật, kỷ luật nhà trường thì trực tiếp uốn ắn, nhắc nhở để kịp thời ngăn chặn những hành vi lệch lạc, thiếu ý thức kỷ luật của các em. Những việc làm trên nhằm mục đích nâng cao nhận thức, bồi dƣỡng tình cảm, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của cá nhân từng sinh viên cần học tập kiến thức và giáo dục ý thức pháp luật trong môi trường mỹ thuật.
Giáo dục ngoại khóa: Các chủ thể làm công tác giáo dục pháp luật tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật với các phần thưởng hấp dẫn thu hút đông đảo sinh viên các khóa, các chi đoàn trong toàn trường tham gia.
Giáo dục thông qua hình thức sinh hoạt nghệ thuật: tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi về logo, sáng tác biểu tượng mang giá trị pháp luật về đất nước con người Viêt Nam trong thời đại mới.
Thông qua các bài báo, phương tiện thông tin đại chúng.
Thông qua giao lưu, tiếp xúc với các tổ chức, đoàn thể khác.
1.2.4. Phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật
Phương pháp tổ chức GDPL là hệ thống những cách thức tác động của chủ thể giáo dục nhằm hình thành ở sinh viên ý thức tuân thủ pháp luật, có năng lực xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong cuộc sống.
Các phương pháp tổ chức GDPL gồm: phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận, phương pháp thông tin pháp luật, phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi…
Để quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên đạt đƣợc chất lƣợng cao, giảng viên các trường mỹ thuật đã sử dụng các phương pháp phong phú và đa dạng có thể phân thành các nhóm cơ bản như: phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại, phương pháp đặc thù.
1.2.4.1 Nhóm phương pháp truyền thống
Phương pháp bài giảng là phương pháp truyền thống giảng viên chuẩn bị giáo án và giảng dạy cho sinh viên những kiến thức mình đã chuẩn bị sẵn.
Đây là phương pháp được giảng dạy được áp dụng tại tất cả các trường trong hệ thống các trường mỹ thuật để giảng dạy lý thuyết cho sinh viên mỹ thuật về pháp luật. Phương pháp này được giảng viên tác động vào nhận thức tình cảm của sinh viên để hình thành ý thức và thái độ đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. Đó là dùng lý lẽ xác đáng, dùng dẫn chứng sinh động, dùng các tấm gương tiêu biểu trong lịch sử và trong thực tế để phân tích, chứng minh, giải thích. ..giúp sinh viên nhận thấy, hiểu và tin, từ đó tuân theo những giá trị pháp luật.
Phương pháp đọc giúp mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tiếp cận được, bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tƣ duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dƣỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng nhƣ với bản thân mình. Thông qua các cuốn sách về bài giảng như pháp luật đại cương, Luật sở hữu trí tuệ…
sinh viên tự đọc và tìm kiểu kiến thức pháp luật. Thông qua đọc sách tác động vào nhận thức của sinh viên để sinh viên hiểu và tuân thủ pháp luật.