Quan điểm đảm bảo tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MỸ THUẬT

3.1. Quan điểm đảm bảo tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay

3.1. Quan điểm đảm bảo tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước trong giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật

Giáo dục pháp luật đối với sinh viên chuyên ngành mỹ thuật nói riêng và đối với sinh viên Việt Nam nói chung là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó Nhà trường giữ vai trò nòng cốt. Nhà trường bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác tổ chức giáo dục pháp luật đối với sinh viên, quan tâm TCGDPL cho một số đối tƣợng sinh viên đặc thù trong đó có sinh viên mỹ thuật.

Sinh viên có quyền đƣợc thông tin pháp luật có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền đƣợc thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của sinh viên thông qua công tác GDPL. Nhà nước thực hiện công tác xã hội hóa công tác GDPL, khuyến khích và có chính sách để các tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho GDPL cho thanh niên, phát triển các dịch vụ pháp lý hỗ trợ công tác này.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay các trường mỹ thuật cần xác định phải đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong nhà trường, coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng bên cạnh hoạt động đào tạo và khoa học

công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và vị thể của nhà trường nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.

Các hoạt động HTQT hướng tới mục tiêu cơ bản là giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, đối tác nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về mô hình đào tạo, mô hình quản lý và tìm kiếm cơ hội hợp tác song phương. Các hoạt động như vậy góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trên toàn thế giới. Đồng thời, thông qua các hoạt động về HTQT, các trường mỹ thuật đã có cơ hội tham quan và khảo sát thực tế trường bạn để học hỏi kinh nghiệm và đề ra phương thức hoạt động chung trong công tác HTQT nói riêng và các hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học nói chung trong nhà trường; tìm kiếm các cơ hội hợp tác thông qua ký kết các thỏa thuận ghi nhớ hợp tác.

Nhận thức đƣợc vai trò của giáo dục pháp luật đối với sinh viên bên cạnh việc học môn học Nhà nước và pháp luật do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định thì các trường mỹ thuật cần xây dựng cho trường mình kế hoạch tổ chức giáo dục pháp luật hàng năm cho phù hợp với đặc thù của từng trường. Các hoạt động giáo dục pháp luật không chỉ là môn học trên lớp mà còn đƣợc lồng ghép cho sinh viên tại các buổi giao ban công tác sinh viên hàng tháng và trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật trên các trang Website của các trường như Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Mỹ thuật Huế…Hàng năm tại các trường mỹ thuật đều thực hiện “Ngày pháp luật Việt Nam” thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn pháp luật, từ đó cập nhật kiến thức pháp luật mới gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan, nhà trường.

Với sinh viên mỹ thuật sự quan tâm của Nhà trường được hành động cụ thể bằng các quy định của nhà trường về hoạt động học tập gắn với các quy định về việc thực hiện đồ án tốt nghiệp. Trong quyết định đã quy định đầy đủ

về mã đề tài, đến các quy định về nội dung hình thức sao cho vừa thực hiện đúng tính bản quyền của tác giả vừa giữ gìn bản sắc đồng thời chắt lọc những tinh túy của mỹ thuật thế giới làm phong phú cho nền mỹ thuật nước nhà.

Việc lưu trữ, bảo quản các tác phẩm mỹ thuật thuộc quyền sở hữu của nhà trường: hiện nay tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; Đại học Mỹ thuật Việt Nam…đã xây dựng được quy chế nội bộ phân định được việc lưu trữ, bảo quản các tải sản trí tuệ các tác phẩm ở các khoa và nhà trường. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị (phù hợp với điều kiện của Nhà trường) cho việc lưu trữ, bảo quản các tài sản trí tuệ, các tác phẩm để hạn chế các tác động từ bên ngoài làm hỏng các tác phẩm nghệ thuật…

Tại các trường đào tạo mỹ thuật đã có khuyến khích các cán bộ giảng viên, sinh viên có các bài viết ở các khía cạnh khác nhau có liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ trên Nội san của nhà trường nhằm phổ biến nghiên cứa và thực hiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu học tập sáng tạo ở nhà trường.

Nhiều các cuộc triển lãm được các trường mỹ thuật phối hợp thực hiện nhằm giao lưu các tác phẩm mỹ thuật đồng thời đem lại những trải nghiệm thị giác thú vị cho công chúng. Cũng thông qua các tác phẩm của mình câu chuyện bản sắc bản địa chính là chìa khóa để một dân tộc một nền văn hóa đến với nhân loại. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay càng hội nhập quốc tế thì việc giữ gìn bản sắc trong người nghệ sỹ càng trở lên quan trọng trở thành yếu tố sống còn, chính sắc thái bản địa từ hình thức đến nội dung sẽ định vị đƣợc phong cách giá trị của mỗi nghệ sỹ. Các cuộc triển lãm giúp sinh viên mỹ thuật đƣợc cọ sát, học hỏi kinh nghiệp, tiếp thu nhiều phong cách nghệ thuật mới, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)