CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
2.2. Thực tiễn tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam
2.2.1. Chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam
Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chấp hành pháp luật
Nhà nước, kỷ luật nhà trường. Trong thời đại của nền kinh tế thị trường sự cần thiết của hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ không những có năng lực chuyên môn, trình độ khoa học công nghệ, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật đáp ứng với thời đại mới. Việc tổ chức GDPL cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là yêu cầu cấp bách đặt ra cho các chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật.
Mục tiêu của công tác tổ chức thực hiện GDPL cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật nhà nước, kỷ luật nhà trường và tạo sự chuyển biến tích cực về môi trường pháp lý, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, quyền tác giả, quyền nhân thân, quyền sở hữu trí tuệ…xây dựng nếp sống chính quy tuân thủ pháp luật trong sinh viên mỹ thuật. Thông qua hoạt động tổ chức GDPL cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật đƣa văn bản luật quán triệt đến sinh viên từ đó sinh viên hiểu và áp dụng trong cuộc sống sinh hoạt của mình. Để hình thành trong sinh viên chuyên ngành mỹ thuật nếp sống văn hóa tuân thủ pháp luật.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tổ chức GDPL cho sinh viên các trường mỹ thuật ở Việt Nam đã được Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Ban Giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng trường mỹ thuật trong cả nước. Các giải pháp đặt ra trong đó có việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo ở các cơ sở đào tạo trong cả nước nhƣ: Triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhà trường” đến năm 2021; Bên cạnh đó, hàng năm BGDĐT cũng có công văn nhắc nhở việc củng cố phát triển công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ nhƣ: Công văn số 4059/ BGDĐT – KHCNMT ngày 06/9/2018 của BGDĐT về việc hướng dẫn triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục đại học…
Trên tinh thần chỉ đạo ấy công tác tổ chức thực hiện GDPL cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật đã có những hoạt động tích cực cho thấy sự quan tâm của các trường đối với hoạt động này. Thể hiện qua việc các trường mỹ thuật đã có sự quan tâm chú trọng tới các công tác chính trị trong GDPL cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng hành vi lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các trường còn tổ chức thi đua tuyên truyền biểu dương gương người tốt việc tốt những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, sáng tạo nghệ thuật và đạt các giải thưởng có giá trị. Các cuộc thi về vẽ tranh, các cuộc diễn đàn tọa đàm, các thiết kế biểu trƣng biểu tượng về biển đảo, tình yêu quê hương đất nước, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, cuộc thi vẽ tranh cổ động chào mừng 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam…được tổ chức thường xuyên tạo điều kiện để nâng cao ý thức pháp luật.
Các phòng ban chức năng nhƣ: phòng chính trị công tác sinh viên , Phòng Đào tạo phối hợp với đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi về thiết kế logo, các triển lãm tranh, các công trình thanh niên nhằm đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt đông giáo dục pháp luật động viên tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm trong từng sinh viên để chấp hành quy chế giáo dục đào tạo, quy định pháp luật hiện hành. Tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp từ năm 2014 đến năm 2019 Phòng chính trị và công tác sinh viên phối hợp với Đoàn Thanh niên đã tổ chức đƣợc cho sinh viên năm lần đi về các tỉnh vùng sâu vùng xa nhƣ Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang...để ủng hộ quần áo sách vở cho các em có hoàn cảnh khó khăn, vẽ trang trí trường học cho các trường mầm non trên địa bàn. Tổ chức được 3
triển lãm tranh ký họa, trƣng bày bài thực tập và trƣng bày các bài tốt nghiệp có chất lƣợng đạt điểm cao....Đoàn thanh niên đã xây dựng đƣợc công trình tranh hoành tráng, trang trí cảnh quan môi trường tại khu tập thể của trường, trồng cây xanh, hoa, trang trí tạo cảnh quan xanh sạch đẹp. Tại trường Đại học Mỹ thuật Huế từ năm 2014 đến 2019 tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động, các hoạt động thanh niên tình nguyện phục vụ mùa thi, cuộc thi tìm hiểu luật giao thông năm 2015 do Bộ Giáo dục phát động…Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 3019 tổ chức 5 triển lãm sinh viên, ba lần Đoàn thanh niên đưa sinh viên đi vẽ tranh trang trí trường mầm non, các hoạt động sinh viên tình nguyện phục vụ mùa thi diễn ra sôi nổi.
Năm 2015 thực hiện phát động của Công đoàn giáo dục Việt Nam các trường mỹ thuật đã tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về pháp luật”. Có đƣợc những kết quả như trên phải kể đến đội ngũ cán bộ quản lý của các trường mỹ thuật đã đề cao trách nhiệm của mình, đồng thời xây dựng kế hoạch, và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục pháp luật bằng các hình thức phong phú sinh động, phù hợp với đặc thù của sinh viên mỹ thuật để sinh viên vừa tiếp thu đƣợc pháp luật lại vừa nâng cao đƣợc kiến thức chuyên ngành của mình, vừa đƣợc hoạt động nghệ thuật vừa đƣợc vui chơi. Điều này đã góp phần đƣa pháp luật vào cuộc sống để tuyên truyền cho sinh viên lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật theo đúng chủ chương, chỉ thị, quy chế, quy định.
Thường xuyên cử cán bộ quản lý sinh viên đi tham dự các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức pháp luật, được cử đi đào tạo, liên kết với các trường, trao đổi các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các cuộc hội thảo, kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của từng cán bộ, giảng viên. Kết quả kiểm tra đƣợc gắn với kết quả đánh giá cán bộ viên chức hàng năm. Do vậy, trình độ năng lực những người tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong những năm qua chủ thể làm công tác TCGDPL gồm các giáo viên giảng dạy pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ chính trị trong các trường mỹ thuật có sự gia tăng đáng kể bước đầu đáp ứng được những nhiệm vụ của công tác TCGDPL với năng lực và kinh nghiệm phổ biến giáo dục pháp luật của mình góp phần đào tạo người sinh viên mỹ thuật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Để từ một sinh viên nghệ thuật với tính nghệ sỹ, làm việc theo cảm hứng, đã có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn trong đó có trình độ hiểu biết cơ bản về pháp luật kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Về giảng viên giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật:
Các trường mỹ thuật đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lƣợng trình độ chuyên môn cho giảng viên nói chung và cho giảng viên giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật nói riêng. Hiện nay đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật được tuyển dụng chặt chẽ về chất lượng đúng chuyên ngành, trình độ từ thạc sỹ đến tiến sỹ. Theo thống kê đến hết năm 2018, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Huế, Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh: 100 % giảng viên là thạc sỹ; Số giảng viên đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy pháp luật đại cương bốn trường là 92% (nguồn do phòng Tổ chức cán bộ các trường cung cấp).
Các giảng viên đa phần nắm chắc kiến thức chuyên môn, quá trình giảng dạy đã biết liên hệ lấy những ví dụ điển hình thực tế làm dẫn chứng minh họa tạo cho sinh viên sự hứng thú trong học tập, dễ hiểu tiếp thu bài giảng nhanh chóng nên chất lượng học tập môn Nhà nước và pháp luật ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá giỏi ngày càng tăng qua các năm học
Bảng 2.1 Kết quả học tập môn Nhà nước và pháp luật
Trường Năm học Giỏi (%) Khá (%) Trung bình
– khá (%) Yếu (%) Đại học
Mỹ thuật Việt Nam
2015-2016 10 65 23.5 1.5
2016-2017 11 70 18 1.0
2017-2018 13 72.5 14 0.5
Đại học Mỹ thuật
TPHCM
2015-2016 15 63 20.2 1.8
2016-2017 15.5 65.5 18.6 0.4
2017-2018 17 68 17.7 0.3
Đại học Nghệ thuật
Huế
2015-2016 9.2 65.3 22.5 2.5
2016-2017 10.5 72.4 15.1 2.0
2017-2018 12 75.7 12 0.3
Đại học Mỹ thuật
Công nghiệp
2015-2016 8.5 68.5 19.5 3.5
2016-2017 9 70.5 18.5 2.5
2017-2018 11.3 72 16 0.7
Nguồn: Phòng Đào tạo và Khoa khoa học cơ bản các trường: ĐHMTVN, ĐHMTTPHCM, ĐHMTH,ĐHMTCN
Về đội ngũ giảng viên khác tham gia hoạt động giáo dục pháp luật
Hiện nay trong các trường chuyên ngành mỹ thuật viên chức quản lý giáo dục gồm viên chức các phòng nhƣ: Phòng chính trị và công tác sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra….Đội ngũ này đã góp phần không nhỏ trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên. Nhƣng trên thực tế còn nhiều viên chức quản lý chƣa thực sự thấy rõ vai trò, tác dụng quan trọng của công tác tổ chức giáo dục pháp luật, quản lý sinh viên bằng pháp luật. Nên trách nhiệm của họ trong việc quản lý sinh viên bằng pháp luật chƣa đáp ứng với chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Thậm chí một bộ phận nhƣ: bảo vệ, thanh
tra, …còn chƣa đƣợc khai thác pháp huy trong công tác tổ chức giáo dục pháp luật.
Các tổ chức đoàn thể nhƣ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên…đã có nhiều hình thức và nội dung đổi mới trong hoạt động của mình gắn với hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên. Đoàn Thanh viên, Hội sinh viên phối hợp với phòng Chính trị và công tác sinh viên đã tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi nhƣ: Thi tìm hiểu pháp luật, diễn đàn thanh niên, vẽ tranh tuyên truyền về pháp luật…đã có hiệu ứng rất tốt, góp phần bồi dƣỡng động viên sinh viên rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật. Qua khảo sát thực tế cho thấy có tới 52.3% sinh viên (trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp); 58.7% sinh viên (trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), 64.8% sinh viên (trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) ý kiến sinh viên đồng ý với vai trò to lớn của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến sinh viên.
(Số liệu thống kê năm 2018 do Phòng Chị và công tác sinh viên các trường cung cấp).
Ở các trường đều có bản tin trên mỗi bản tin hoạt động phong trào thanh niên đều thấy ở các bảng tin có một khung dành cho thông tin về pháp luật:
như tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp có thông tin tuyên truyền về Luật sở hữu trí tuệ; Tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam có thông tin về luật phòng chống tham nhũng…. Qua đó đã truyền tải tới đông đảo đoàn viên thành niên trong trường những kiến thức pháp luật bổ ích.
Về đội ngũ báo cáo viên pháp luật đây là lực lƣợng đã đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, lập trường tư tưởng vững vàng về chủ trường của Đảng, pháp luật của Nhà nước đáp ứng được quy định theo Điều 35 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 là bộ phận quan trọng trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến sinh viên chuyên ngành mỹ thuật.
2.2.2. Về nội dung tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam
2.2.2.1 Công tác tổ chức xây dựng chương trình học tập
Trong chương trình đào tạo của sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay sinh viên được học tập môn Nhà nước và pháp luật. Nhìn chung, Ban Giám hiệu các trường mỹ thuật đều hết sức chú ý nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng. Tuy nhiên tổ chức triển khai thực hiện chương trình các trường mỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chƣa biên soạn đƣợc giáo trình riêng. Đa số giáo viên giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật đều soạn giáo án chủ yếu dựa vào giáo trình của các trường Đại học Văn Hóa; Đại học Luật; Đại học Quốc gia.
Chương trình đào tạo của các trường mỹ thuật sinh viên được học tập môn Nhà nước và pháp luật 45 tiết. Hiện nay, thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 về việc đƣa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm 2013 – 2014. Sinh viên chuyên ngành mỹ thuật còn đƣợc học tập thêm bài phòng chống tham nhũng (15 tiết). Nhƣ vậy, tổng cộng là: 60 tiết gồm các nội dung sau:
Bảng 2.2 Chương trình môn học Nhà nước và pháp luật
STT Nội dung Số tiết
Bài 1 Một số vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật 4 Bài 2 Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm
pháp lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa
4
Bài 3 Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật 4
Bài 4 Luật Hiến pháp 4
Bài 5 Luật Hành chính 4
Bài 6 Luật Lao động 4
Bài 7 Luật Dân sự 4
Bài 8 Luật Hình sự 4
Bài 9 Luật hôn nhân và gia đình 4
Bài 10 Luật sở Hữu trí tuệ 4
Bài 11 Luật phòng chống tham nhũng 15
Hướng dẫn viết tiểu luận 2
Thi hết môn 3
Nhìn chung, việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy môn học Nhà nước và pháp luật ở các trường mỹ thuật đã cơ bản đáp ứng yêu cầu chung về pháp luật đại cương, đồng thời thể hiện được tính đặc thù về mục tiêu, nội dung giáo dục cơ bản về nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên điểm hạn chế ở đây là về dung lƣợng và nội dung còn quá ít, cả về nội dung và thời gian, tỷ lệ học lý thuyết nhiều. Thời gian cho thảo luận thực hành còn ít. Đặc biệt những nội dung pháp lý chuyên ngành phù hợp với từng loại hình đào tạo mỹ thuật không đƣợc mở rộng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong hoạt động mỹ thuật sau khi ra trường của sinh viên.
2.2.2.2. Nội dung giáo dục pháp luật
Từ thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình giáo dục pháp luật ở trên cho thấy nội dung TCGDPL cho sinh viên chuyên ngành mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
* Kiến thức pháp luật chung:
Một là, trong chương trình giáo dục chính khóa, sinh viên được giáo dục kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật với số lượng thời gian không nhiều (60 tiết). Nội dung giảng dạy pháp luật bao gồm: nguồn gốc, bản chất, chức năng Nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa; quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; một số vấn đề chung về luật Hiến pháp, một số nội dung cơ bản của Hiến pháp; Một số vấn đề chung của Luật hành chính, vi phạm
hành chính, xử lý vi phạm hành chính; Luật lao động; Luật dân sự; Luật hình sự; Luật hôn nhân và gia đình; Luật sở hữu trí tuệ; Luật phòng chống tham nhũng.
Trên cơ sở nội dung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phê duyệt, từng thời kỳ căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo cụ thể, các trường cụ thể hóa chương trình đó cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, chủ yếu là bổ sung thêm hoặc cấu tạo lại thời gian cho môn học một cách hợp lý.
Hai là, giáo dục pháp luật thường xuyên tại nhà trường. Ngoài những nội dung được học tập trong chương trình giáo dục đào tạo chính khóa, sinh viên các trường mỹ thuật còn được phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên tại nhà trường thông qua các đợt học tập, sinh hoạt chính trị. Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các nhà trường đã thực hiện tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên với những nội dung cụ thể nhƣ sau:
Năm 2015 tổ chức học tập hai chuyên đề chính là “Những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam”, triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” .
Năm 2016 tổ chức học tập chuyên đề: Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013; Nội dung cơ bản của Luật sở hữu trí tuệ; Nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ và nghị định số 171/2013/ NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Năm 2016 tổ chức học tập các chuyên đề: quán triệt và học tập thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm chống lãng phí;
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài những nội dung trên, các trường luôn cập nhật những văn bản pháp luật mới