QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG HỌC

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất của các trường thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 29)

Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ. Đây là nguồn lao động dồi dào và cũng chính là nguồn lực lớn lao của đất nước ta. Ngày nay, trong điều kiện xã hội đang chuyển mình đi lên, nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có một thế hệ trẻ đầy năng động và sáng tạo, có phẩm chất tri thức đồng thời có năng lực vận động cao và dồi dào sức khỏe.

Từ thực tiễn đó, phát triển (TDTT) nói chung và (GDTC) nói riêng là một yêu cầu khách quan và cũng là một nội dung quan trọng trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

GDTC trong trường học được xem là phương tiện có hiệu quả để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước.

Trong quá trình học tập, rèn luyện thân thể, cùng với sự cũng cố và phát triển các tố chất thể lực, các phẩm chất ý chí, tính tự tin, lòng dũng cảm, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng đối thủ… cũng hình thành. Chính vì vậy GDTC đã trở thành một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện nhằm tạo ra lớp người mới, lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Vào cuối tháng 3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tập thể dục:

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, trai gái, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngũ dậy tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”

[1] lời lẽ ngắn gọn, xúc tích nhưng nó chứa đựng những quan điểm, chủ trương,

18

đường lối cũng như tình cảm của người với non sông đất nước và đặt cơ sở nền tảng cho công tác TDTT nước nhà. Vì vậy, lời kêu gọi của Bác, đã giấy lên phong trào “Khỏe vì nước” tại nhiều nơi trong cả nước, người người cùng nhau ra sức tập luyện thể dục thể thao.

Tháng 3/1960, Bác đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc. Người có nêu rằng: “Muốn lao động sản xuất tốt thì cần có sức khỏe, muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời Bác còn căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” nhằm phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra người còn nhận định vai trò của thể dục thể thao trong xã hội: “Là một công tác trong những công tác cách mạng khác”. [45]

Chỉ thị 48/TTg ngày 02/6/1969, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nêu:

“Giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh là một vấn đề lớn, phải có phương hướng và kế hoạch giải quyết toàn diện và trong thời gian dài trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh hoạt và căn cứ vào khả năng thực tế của nước ta”. [9]

Trong chỉ thị số 227/CT – TW ngày 18/11/1975 nêu: “Phấn đấu vươn lên đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển công tác thể dục thể thao có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu: Khôi phục và tăng cường sức khỏe cho nhân dân góp phần xây dựng con người mới luôn phát triển toàn diện…” [7]

Để phù hợp với giai đoạn chuyển đổi kinh tế thị trường, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu lên những đánh giá công tác TDTT trong những năm qua trong chỉ thị 36/CT – TW ngày 24/3/1994 có nêu:“Những năm gần đây, công tác thể dục thể thao đã có nhiều tiến bộ. Phong trào thể dục thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, nhiều môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới.

Tuy nhiên, nền thể dục thể thao nước ta đang còn ở trình độ thấp, số người thường

19

xuyên tập thể dục thể thao còn rất ít, đặt biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp. đội ngũ cán bộ thể dục thể thao còn thiếu và yếu nhiều mặt”. [8]

Từ những năm nhìn nhận trên, Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã chỉ thị Ủy ban TDTT phối hợp cùng với Bộ GD & ĐT trong việc thực hiện cải tiến chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ, giáo viên TDTT cho tất cả các cấp học. Trong đó chỉ thị 36/CT – TW còn có nêu: “Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa cho nhân dân. Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”. [8]

Trước tình hình mới sự nghiệp thể thao cần được phát triển đúng hướng theo những quan điểm sau: Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng vao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại, phát triển phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Nhận thức sâu sắc vai trò của con người trong thời kỳ đổi mới nước ta là hết sức quan trọng, nên Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe của nhân dân, và việc chăm lo cho thể chất của con người là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, ngày 21/4/1997, Bộ GD & ĐT và Tổng cục TDTT đã ký văn bản thỏa thuận, đề nghị chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển TDTT trong nhà trường giai đoạn 1996 – 2000 và định hướng đến năm 2010, trong đó có nêu rõ:

20

+ Mục tiêu của GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Giao cho Vụ GDTC (nay là Vụ công tác học sinh sinh viên) Bộ GD & ĐT và Vụ TDTT (nay là tổng cục TDTT) phối hợp với các chức năng, nghiên cứu hoàn chỉnh chương trình GDTC cho các cấp học, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương. Do điều kiện nội khóa chưa đáp ứng được nhu cầu của GDTC. Bộ GD & ĐT và Tổng cục phải chỉ đạo cho các trường học, khuyến khích, hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện những môn thể thao ưa thích tại trường, gia đình và các câu lạc bộ TDTT nơi cư trú.

+ Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao theo các cấp học, đặc biệt là hội khỏe phù đổng, phát triển mạnh các câu lạc bộ thể dục thể thao và các trung tâm làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng tâm cho học sinh, sinh viên.

Trong giai đoạn mới, đứng trước thách thức đòi hỏi ngành TDTT cũng phải tích cực thay đổi cho phù hợp. Trong chỉ thị số 17/CT – TW ngày 23/2/2002 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng khóa IX và phương hướng nhiệm vụ được đại hội Đảng khóa IX xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam phát triển phong trào thể thao quần chúng với mạng lưới rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thành tích cao… đẩy mạnh xã hội hóa khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa thể thao…” [6]

Ngày 31/3/1960, Bác Hồ viết thơ gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc.

Trong thơ, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe phải thường xuyên tập luyện TDTT. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp”.

Nhà lão học Huphơlan, thế kỷ XVIII, đã khẳng định: “Không có kẻ lười biếng nào lại trường thọ, trái lại tất cả những người có cuộc sống hoạt động và bổ ích thường là người trường thọ”. Như vậy, không phải chỉ dựa trên cơ sở làm trẻ lại một cơ thể đã già cõi, suy nhược là đã có sức khỏe và sống lâu, mà phải tìm mọi

21

biện pháp điều hoà các hệ thống cơ quan trong cơ thể để tăng cường thể lực khi cơ thể còn non trẻ.

Sự quan tâm đến thể dục tức là “quan tâm đến con người, vì con người là vốn quí của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia”. Thể dục là biện pháp hữu hiệu đem lại sức khỏe cho mọi người. Xuất phát từ những quan điểm trên mà hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 đã qui định những quyền cơ bản của công dân Việt Nam là “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và ý tưởng XHCN, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc”.

Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 qui định “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng, GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống quốc dân, từ mầm non đến đại học”.

Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000, tại điều 14 chương 3 qui định “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học, GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường.

Vì vậy, xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cần phải coi trọng

“ sức khỏe của trẻ là tài sản quốc gia, là tương lai đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, góp phần đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, cho tổ quốc”.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, thì việc chăm lo sức khỏe cho con người là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó GDTC có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện GDTC cho mọi tầng lớp nhân dân. Với mục đích phát triển tố chất thể lực phù hợp với chức năng cơ thể, quy luật về sinh lý lứa tuổi, giới tính. Ở điều 6, quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG có nêu: “ĐHQG-HCM là trung tâm đại học, sau đại

22

học và nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

Để thực hiện giảng dạy GDTC trong trường học đi vào quy chuẩn, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ban hành quy chế 931/RLTT về công tác giáo dục thể chất như sau: “Các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể dục theo quy định cho học sinh, sinh viên”. [37] Giáo dục thể chất bao gồm nhiều hình thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục tập luyện thể dục thể thao theo chương trình, giờ tự tập của học sinh, sinh viên, vệ sinh cá nhân. Chương trình thể dục và các hình thức giáo dục thể chất khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khỏe, giới tính, lứa tuổi. Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên tổ chức học tập ngoại khóa ở trường, ở nhà và tham gia các hoạt động tổ chức hội thao của Nhà trường, góp phần làm cho phong trào rèn luyện thể chất ngày càng hoàn chỉnh hơn nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, trang bị thể lực cho học sinh, sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất của các trường thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)