1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GDTC CHO SINH VIÊN
1.4.1. Vai trò, vị trí công tác giáo dục thể chất đối với sinh viên
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm rèn luyện tố chất thể lực cho con người, đảm bảo cho người học nền tảng thể lực, chuẩn bị kiến thức cơ bản trong rèn luyện thể chất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi ra trường đặt biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện làm việc đòi hỏi áp lực ngày càng cao như: ngành công nghệ thông tin, hàng không, không có trình độ thể lực tốt sinh viên khó hoàn thành nhiệm vụ học tập và phát huy vai trò của mình trong tương lai.
Giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng phát triển và góp phần không nhỏ vào nền tảng, cơ sở cho nền TDTT nước nhà phát triển sâu rộng, bền vững và lâu dài.
GDTC là một yếu tố quan trọng góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên. Giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong mối quan hệ giao lưu bạn bè, đồng thời làm cơ sở phát triển trí lực. Thường xuyên tập luyện TDTT có thể cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho đại não, làm cho thần kinh ở đại não phát triển mạnh.
29
Tập luyện TDTT thường xuyên giúp cho sinh viên có thể hình cân đối, sự hoàn thiện về thể hình và tư thế làm cho ngoại hình thêm đẹp phần nào cũng phản ánh mức hoàn thiện về chức năng, thể hiện một phần bộ mặt tinh thần, văn minh của dân tộc. Bên cạnh đó bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho sinh viên trong cách nhìn nhận về cái đẹp của cuộc sống.
Hoạt động TDTT sẽ giúp học sinh, sinh viên có sân chơi lành mạnh nhằm hạn chế những thói hư, tật xấu đang ngày càng phát triển sâu rộng trong lớp trẻ như rượu chè cờ bạc, cá độ, ma túy…
Qua hoạt động thể chất làm cho sức khỏe của người học được nâng lên, giúp giải tỏa bớt những áp lực, căng thẳng sau các giờ lên lớp, có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức nhân cách lối sống cho học sinh, sinh viên. Tăng cường và phát triển thể chất phục vụ tốt cho công việc học tập, đồng thời trang bị nền tảng thể lực và kỹ năng cơ bản, cũng cố trao dồi sức khỏe góp phần xây dựng thể thao nhà trường ngày càng vững mạnh và xây dựng xã hội về sau.
1.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường đại học:
1.4.2.1.Mục tiêu:
Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần cùng với các lĩnh vực khoa học khác nhằm đào tạo người sinh viên trở thành những người công dân tốt, người cán bộ tốt, chiến sĩ tốt trong tương lai, có kiến thức toàn diện, có sức khỏe có đủ phẩm chất năng lực để phục vụ cho sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó giáo dục thể chất giúp cho học sinh, sinh viên hoàn thiện phẩm chất, đạo đức của con người góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho người lao động sau khi ra trường. GDTC còn là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho sinh viên, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động và giúp họ có kiến thức cơ bản về phương pháp khoa học trong tập luyện thể chất nhằm duy trì sức khỏe sau khi ra trường và nâng cao hiệu quả lao động khi nhận công tác. Đó là phương pháp chiến lược quan trọng nhất của giáo dục Đại học, trong đó đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới sinh viên phát triển toàn
30
diện ở các mặt như: Đức, trí, thể, mỹ để họ trở thành những người công dân trong xã hội mới XHCN.
1.4.2.2. Nhiệm vụ:
Một trong những nhiệm vụ giáo dục thể chất là thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện cho thế hệ trẻ có sức khỏe tốt, có nếp sống lành mạnh và làm phong phú thêm kỹ năng vận động cơ bản để học tập đạt hiệu quả cao, chuẩn bị bước vào cuộc sống. Có thể nói đây là một thách thức lớn phải vượt qua nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho thế hệ trẻ. Bác đã từng nhận định: “Sức khỏe của trẻ em là tài sản quốc gia, là tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình” [1].
Như vậy, giáo dục thể chất là vì con người và góp phần giáo dục đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, cho tổ quốc. Nhiệm vụ của GDTC thể hiện ở các mặt sau đây:
+ Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe:
- Phát triển bền vững các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động,…) và năng lực vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, leo trèo, mang vác…) nâng cao khả năng làm việc về trí tuệ và thể lực. Phát triển toàn diện các năng lực thể chất hệ thống tim mạch, hô hấp…
- Thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể, giữ gìn và hình thành thân thể cân đối, nâng cao các chức năng của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, cũng cố và rèn luyện hệ thần kinh vững chắc. [5]
- Phát triển thể chất làm sức đề kháng của cơ thể tăng lên, khả năng chịu đựng với những ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài với cơ thể tăng, giúp phòng chống được bệnh tật.
Thân thể và tinh thần, trí tuệ của con người không tách rời nhau. Thể chất cường tráng, tinh lực sung mãn, sức sống dồi dào có ảnh hưởng to lớn đến trạng thái tinh thần của con người và ngược lại. Vì vậy để nâng cao sức khỏe cũng cần chú ý gắng kết “khí huyết lưu thông” và “tinh thần minh mẫn” với nhau.
+ Nhiệm vụ giáo dục:
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các thói quen đạo đức, góp phần bồi dưỡng các đức tính tốt. Ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó
31
khăn, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với nhau. Phát triển trí tuệ, thẫm mỹ, chuẩn bị thể lực cho sinh viên đi vào cuộc sống lao động sản xuất và cuộc sống sau này.
+ Nhiệm vụ giáo dưỡng:
- Hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ năng kỹ xảo vận động cho sinh viên, phát triển tính hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng.
- Hình thành thói quen tự tập luyện TDTT hằng ngày của sinh viên, phát triển tính hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng.
Có thể nói, vật chất là nguồn gốc của sự sống, cơ thể là cơ sở của tâm hồn trí tuệ, giữa vật chất và tinh thần có mối quan hệ biện chứng hai chiều rất chặt chẽ với nhau. Cơ thể cường tráng nuôi dưỡng cho một tinh thần đẹp đẽ, ngược lại, tinh thần đẹp đẽ làm cho cơ thể có điều kiện tự bảo vệ và phát triển, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Muốn có sức khỏe phải làm nhiều việc, trong đó có việc cực kỳ quan trọng là phải có thể dục, phải có thể thao”. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể, một yêu cầu tự nhiên và là nội dung không thể thiếu được của nền giáo dục toàn diện.
Giáo dục thể chất và thể thao trường học duy trì và cũng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho sinh viên, rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn thể lực, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nội dung, phương pháp tập luyện, kỹ năng vận động và kỹ thuật động tác một số môn thể thao, rèn luyện sinh viên có ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tập luyện, tinh thần tập thể, xây dựng lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân thể. [45]
GDTC là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là di sản quý giá của loài người và là sự tổng hòa những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất con người, nâng cao sức khỏe, GDTC là một bộ phận của TDTT, đó còn là một trong những hình thức cơ bản, có định hướng rõ rệt. GDTC là sự truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người, qua đó hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan. [36]