ĐHQG-HCM được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.
Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ- TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG-HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật, Viện Môi trường - Tài nguyên, Khoa Y, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.
Ngày 29/4/1993 BGD&ĐT đã ban hành qui chế qui định về việc thực hiện công tác GDTC cho học sinh, sinh viên: “Đối với các trường Đại học và Cao đẳng, sinh viên học hết 5 học phần trong chương trình GDTC phải thi, kiểm tra lấy chứng chỉ môn học GDTC là điều kiện bắt buộc để thi tốt nghiệp.
33
Quyết định số 230/QĐ – GDTC ngày 23/01/1989 của Bộ ĐH, THCN và dạy nghề giai đoạn 1989 – 1994 và quyết định số 3244/ GD – ĐT ngày 12/9/1997 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT, bao gồm 150 tiết chia thành 5 đơn vị học trình, ứng với 5 học phần cơ bản (qui định riền cho chương trình ĐH), và tùy theo điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất, trường chủ động chọn các môn học tương ứng.
Chương trình GDTC và hoạt động TDTT theo chương trình của Bộ GD&ĐT được các trường thành viên ĐHQG-HCM chủ động triển khai tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường.
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá về công tác GDTC cho ĐHQG-HCM. Nên chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu này với mục đích là góp phần xây dựng và phát triển công tác giáo GDTC ngày càng tốt hơn.
1.6. Tình hình sức khoẻ, thể chất của sinh viên nước ta
Chăm lo cho thế hệ trẻ về mọi mặt, là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Sự chăm lo về nhiều mặt, trong đó có mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khỏe và thể lực, bởi vì sự cường tráng về thể chất, không những là nhu cầu của bản thân con người, mà còn là vốn quý để tạo ra những tài sản vật chất và tinh thần cho xã hội [11], [41].
Ý thức được điều này, các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển, vấn đề giáo dục thể chất toàn dân được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ở nước ta cũng vậy, Nhà nước đưa vấn đề giáo dục thể chất là quốc sách và duy trì giáo dục thể chất đại học bắt buộc đối với sinh viên.
Theo tài liệu của các nhà chuyên môn, hiện nay sức khỏe, thể chất của sinh viên trong các trường Đại học đã khá hơn nhiều so với các kết quả điều tra trước nay [39, tr 8]. Điều này được chứng minh qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước như sau:
- Theo nhóm tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ Bích Huệ, trong cuốn “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ XXI” đã nhận xét: sinh viên nước ta đến năm 1998, ở lứa tuổi 18 – 22, có chiều cao ở nam là 165.16cm, ở nữ là 154.81cm. So với năm 1996, của các tác giả trong cuốn “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
34
thì chiều cao của sinh viên cùng lứa tuổi ở nam là 163.97cm – 164.97cm, ở nữ sinh viên là 153.2cm – 153.8cm [39].
- Theo nhóm tác giả Hoàng Công Dân, Dương Nghiệp Chí trong bài viết:
“Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 -60 tuổi ở đầu thế kỷ 21” qua điều tra thể chất người Việt Nam trên phạm vi toàn quốc nhóm tác giả nhận định: chỉ số phát triển chiều cao, cân nặng của người Việt Nam từ 6 – 60 tuổi, nếu so sánh những số liệu với Hằng số sinh học Việt Nam (HSSHVN) năm 1975 thì, sau hơn 25 năm;
nam 20 tuổi trung bình cao lên được 6cm, nặng lên được 8 kg (năm 2001 chiều cao trung bình 165.14 ± 5.62cm, cân nặng 53.19 ± 6.02 kg; năm 1975 chiều cao 159 cm, cân nặng 45 kg) [20, tr 39 -41]. So sánh với các số liệu của Bộ Y Tế khi nghiên cứu giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thì chiều cao nam tuổi 20 – 24 là 163.72cm, chiều cao của nữ là 153 cm.
Chỉ số công năng tim (liên quan đến chức năng tim mạch), chỉ số Quetelet, BMI ở mọi lứa tuổi của ta so với chuan quốc tế đều chỉ xếp vào loại dưới trung bình và trung bình [20, tr 41].
Kết quả đánh giá phát triển các chỉ tiêu tố chất thể lực cho thấy sinh viên hiện nay trình độ thể lực chung tốt hơn trước đây: Nằm sấp co duỗi tay ở nữ sinh viên (1998), đạt từ 8 – 13 lần, cao hơn hẳn năm 1993; lúc đó nữ sinh viên chỉ đạt từ 4 – 7 lần [39].
Theo Nghiêm Xuân Thúc (1998), Đánh giá thực trạng thể lực sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra kết luận: số sinh viên dạt tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh rất cao: bật xa ở nam đạt 92%, nữ đạt 91.1%, ở nam co tay xà đơn đạt 72.5%; nằm sấp co duỗi tay nữ đạt 70%.
Qua các số liệu trên cho thấy, thể chất của sinh viên nước ta gần đây có sự gia tăng so với các năm trước. Điều này, đã phản ánh thực tế đời sống kinh tế ổn định và các điều kiện được cải thiện của đất nước và quá trình giáo dục thể chất đúng hướng ở trong các trường Đại học, cao đẳng. Tuy vậy, người Việt Nam vốn đã thấp bé lại trãi qua nhiều năm chiến tranh, do đó thể chất dù có gia tăng trong những năm gần đây, thì vẫn thấp hơn các nước trong khu vực cùng lứa tuổi.
35
Tóm lại: Từ việc phân tích, so sánh tình hình sức khỏe, thể chất của sinh viên nước ta, chúng tôi rút ra nhận xét sau:
- Sức khỏe, thể chất của sinh viên nước ta tuy có tiến bộ hơn trước, song vẫn ở mức thấp, chưa đạt yêu cầu đặt ra, đặt biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Năng lực thể lực của sinh viên ở dạng tiềm ẩn, chưa có biện pháp thích hợp để phát huy sự nỗ lực thể chất, nhằm nâng cao trình độ thể lực chung cho họ.
1.7. Các yếu tố xác định thể chất sinh viên ĐHQG-HCM.
Từ khái niệm ở mục 1.1.1 cho thấy: thể chất của sinh viên ĐHQG-HCM là một khái niệm đa nhân tố, được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Cấu trúc này phụ thuộc vào đặc điểm phát triển thể chất của từng cá thể. Đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo qui luật trong cuộc đời của từng người về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực vận động [29].
Từ quan điểm tra cho thấy thể chất của sinh viên được xác định bằng ba yếu tố cơ bản: Hình thái, chức năng sinh lý và chức năng vận động.
1.7.1. Yếu tố hình thái: Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó [51, tr 21].
Mặt khác, khả năng vận động của con người phụ thuộc vào đặc điểm về thể hình:
Chiều cao và khối lượng cơ thể.
Tỷ lệ của cơ thể – tỷ lệ các kích thước từng phần của cơ thể (mình, chân, tay).
Đặc điểm về cấu trúc.
Các tỷ lệ và kích thước cơ thể ở mọi người cơ bản là khác nhau, không bằng nhau cả về khả năng vận động. Ở cùng một trình độ thể lực, những người có khối lượng cơ thể lớn sẽ có sức mạnh cơ lớn hơn. Trong khi đó sức mạnh cơ tương đối (tính trên 1 kg khối lượng cơ thể) giảm đi khi các kích thước cơ thể tăng lên. Khi đi
36
độ dài bước và tần số bước phụ thuộc nhiều vào kích thước cơ thể, mà trước hết là vào độ dài chân [69, tr 147 – 148].
Các chỉ tiêu hình thái chịu sự chi phối của nhiều gien. Yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng, nhưng chủ yếu là yếu tố di truyền quyết định, tùy mức độ có khác nhau ở từng chỉ tiêu và từng giới tính. Trong các chỉ tiêu thể hình, diện tích phổi, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và trọng lượng cơ thể có độ di truyền thấp chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, các chỉ số khác đều có độ di truyền cao [14, tr 10].
Chỉ tiêu chiều cao có độ di truyền rất cao (nam 75%, nữ 92%), độ di truyền phụ thuộc vào chủng tộc, gia tộc. Điều đó, cho thấy ngoài yếu tố rèn luyện mỗi người còn được thừa hưởng một phần thể lực nhờ di truyền từ thế hệ trước đó. Ở một chừng mực nhất định, yếu tố hình thái đặc trưng, phù hợp cho từng tố chất thể lực phát triển. Hình thái phát triển cân đối, cho phép các tố chất thể lực phát triển đồng đều. Ngược lại, hình thái cơ thể phát triển sai lệch sẽ dẫn đến tố chất thể lực phát triển không đồng đều, không cân đối. Dễ dàng nhận thấy dạng hình thái phát triển mạnh phía thân trên, tạo ưu thế cho hai tay và vai; dạng hình thái phát triển mạnh phía thân dưới, tạo ưu thế cho hai chân . . . Ở độ tuổi đang phát triển, chỉ tiêu chiều cao thường tỷ lệ thuận với cân nặng và một số chỉ tiêu về tố chất thể lực khác.
Cân nặng là chỉ tiêu có độ di truyền thấp (nam 68%, nữ 42%). Cân nặng phản ánh mức độ phát triển các tổ chức trong cơ thể, trong đó trọng lượng cơ bắp giữ vai trò chủ đạo.
1.7.2. Yếu tố chức năng sinh lý:
Các yếu tố chức năng sinh lý qui định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể.
Nguyễn Ngọc Cừ cho rằng: “. . . khả năng hoạt động thể lực là biểu hiện tập trung của năng lực hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể con người, phản ánh khả năng thích nghi của các cơ quan trong cơ thể với lượng vận động” [15, tr 19]. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi con người, được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực và năng lực vận động.
37
Lưu Quang Hiệp cho rằng: “Những biến đổi thích nghi diễn ra bên trong cơ thể, dưới tác động của lượng vận động, nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp vận động giữa các hệ chức năng, trên cơ sở biến đổi sâu sắc về cấu trúc, chức phận và sinh hóa bên trong cơ thể” [28, tr 146]. Mức độ thích nghi của cơ thể với các hoạt động vận động cụ thể nào đó trong quá trình giáo dục thể chất sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, hoàn thiện thể lực và tạo nên trình độ thể lực.
Các thông số đánh giá chức năng của cơ thể con người thường dùng là:
huyết áp, mạch đập, công năng tim, dung tích sống, test PWC170, test Haward, test Rombeger . . .
1.7.3. Yếu tố chức năng vận động:
Chức năng vận động được thực hiện bởi sự điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể. Mức độ đạt được trong hoạt động vận động phụ thuộc vào cấu tạo và chức năng cũng như sự hoàn thiện của chúng [26, tr 347]. Trong quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, phát triển các tố chất thể lực cũng chính là phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể và ngược lại sự hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể lại là tiền đề để các tố chất thể lực phát huy mạnh mẽ.
Như vậy, yếu tố chức năng vận động là biểu hiện của khả năng hoạt động vận động cụ thể của con người, khả năng hoạt động vận động được hình thành và phát triển thông qua con đường tập luyện.
Chức năng vận động được biểu hiện qua năng lực vận động và các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động (khéo léo).
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực vận động thường được sử dụng:
- Các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh: Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, kéo tay xà đơn, lực bóp tay, nằm sấp chống đẩy . . .
- Các chỉ tiêu đánh giá sức nhanh: chạy 30m XPC, chạy 30m tốc độ cao, chạy 60m, chạy 80m, chạy 100m, chạy tại chỗ, nhảy dây trong 30 giây. .
- Các chỉ tiêu đánh giá sức bền: chạy 5 phút tùy sức, chạy 500m, chạy 800m, chạy 1.500m, chạy 3.000m, chạy 12 phút (test Cooper) . . .
38
- Các chỉ tiêu đánh giá độ mềm dẻo: dẻo gập thân, xoặc ngang, xoặc dọc, dẻo vai . . .
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng phối hợp vận động (khéo léo): di chuyển nhặt bóng, chạy con thoi 4 x 10m, chạy con thoi 8 x 8m, chạy lượn vòng, chạy zích – zắt . . .