Bài 5. CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
V. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
Có nhiều cách để tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Dưới đây là một cách dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất.
1. Thí nghiệm
Tách riêng các chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
– Bỏ hỗn hợp gồm muối ăn và cát vào cốc nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều (a).
Rót từ từ cốc nước chứa hỗn hợp muối ăn và cát theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc (b).
Lấy phần nước lọc vào bát sứ (hoặc cốc thủy tinh chịu nhiệt). Đun nóng cẩn thận bát sứ/
cốc thủy tinh cho đến khi nước bay hơi hết (c).
– Quan sát chất rắn còn lại trong bát sứ/cốc và trên giấy lọc.
2. Ghi tường trình thí nghiệm Bảng 28.4
thí nghiệmTên Cách tiến hành
thí nghiệm Hiện tượng
quan sát được Giải thích hiện tượng thí nghiệm
3. Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về quá trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm Hình 28.6
a) b) b)
Làm thế nào để tách chất ra khỏi
hỗn hợp ?
Nước khoáng Nước cất 1. Em hãy làm bài tập dưới đây
1. Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :
a) nhôm b) thủy tinh c) nhựa
2. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong các câu sau : a) Cơ thể người có 63 – 68 % về khối lượng là nước.
b) Lõi bút chì được làm bằng than chì .
c) Vỏ bọc bên ngoài của dây điện là một lớp nhựa dẻo và lõi bên trong được làm bằng đồng.
d) Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một loại tơ tổng hợp).
3. Cho ví dụ về :
a) Một loại vật thể nhân tạo có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau (chất khác nhau).
b) Các vật thể nhân tạo khác nhau có thể được làm từ một vật liệu (cùng một chất).
4. Quan sát các hình ảnh dưới đây :
Hãy trả lời các câu hỏi sau :
1. Nước khoáng và nước cất giống nhau ở điểm gì ?
2. Thành phần của nước khoáng và nước cất khác nhau như thế nào ? 3. Trong cuộc sống, nước khoáng và nước cất được sử dụng như thế nào ? Về câu hỏi số 3, có hai bạn học sinh tranh luận với nhau :
+ Bạn A cho rằng nước cất là nước tinh khiết rất đảm bảo vệ sinh nên uống nước cất tốt hơn nước khoáng.
+ Bạn B cho rằng uống nước khoáng tốt hơn vì nước khoáng bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể; nước cất rất tinh khiết, sạch nhưng đắt nên người ta chỉ dùng để tiêm.
Em hãy cho biết ý kiến của mình.
2. Báo cáo kết quả làm việc cá nhân với thầy/cô giáo.
Các em hãy trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi dưới đây :
1. Gas dùng để đun, nấu trong gia đình, trong công nghiệp sản xuất đồ gốm, sứ,… Gas là chất tinh khiết hay hỗn hợp ?
2. Căn cứ vào tính chất nào cho sau đây để xác định nến (làm từ parafin) là chất tinh khiết hay hỗn hợp ?
a) Nến là chất rắn không màu.
b) Nến không có nhiệt độ nóng chảy cố định.
c) Nến không tan trong nước.
d) Nến có thể bị đốt cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
Hãy giải thích.
3. Trong số các tính chất sau của nước (H2O), đâu là tính chất vật lí ? Đâu là tính chất hoá học ?
a) Nước là chất duy nhất trên Trái Đất có thể đồng thời tồn tại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng và khí.
b) Nước sôi ở nhiệt độ 100oC trong điều kiện áp suất là 1 atm.
c) Nước tác dụng với vôi sống (CaO) tạo thành vôi tôi (Ca(OH)2).
d) Nước có thể hoà tan được nhiều chất.
e) Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit (P2O5) tạo thành axit photphoric (H3PO4).
4. Một ống nghiệm có chứa một chất lỏng ở nhiệt độ thường. Nhúng ống nghiệm này vào trong cốc thuỷ tinh đựng nước đang sôi, nhận thấy chất lỏng sôi tức thì. Hỏi nhiệt độ sôi của chất lỏng ứng với phương án nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Trên 100oC B. Giữa 0oC và nhiệt độ phòng C. Giữa nhiệt độ phòng và 100oC D. 100oC.
5. Cho biết nhiệt độ sôi của một số chất : nước (100oC), etanol (78,3oC), lưu huỳnh (445oC), oxi (–183oC). Chất nào sau đây chỉ tồn tại ở trạng thái khí ở nhiệt độ và áp suất thường ?
A. Nước B. Etanol
C. Lưu huỳnh D. Oxi
Về nhà em hãy trao đổi với người thân các câu hỏi và làm các việc sau :
1. Quan sát các đồ vật trong nhà em và cho biết đồ vật đó được làm từ vật liệu nào, chất nào.
2. Tại sao người ta dùng cao su để chế tạo lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp,… ?
3. Em tự làm thí nghiệm sau : Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
4. Trong thực tiễn có nhiều trường hợp các chất bị lẫn vào nhau (ví dụ gạo bị lẫn sạn, đường lẫn cát,...). Em hãy trao đổi với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc tìm hiểu qua Internet... và kể tên một số trường hợp các chất bị trộn lẫn chất khác. Người ta đã tách các chất đó ra khỏi nhau như thế nào ? Quá trình tách đó dựa vào những tính chất vật lí nào của chất ?
Em có biết ?
Khoảng 400 năm trước công nguyên, Đê-mô-crít (Democritus, 460 – 370 tr CN) – nhà triết học cổ Hi Lạp – đã đưa ra ý tưởng về sự tồn tại của các hạt, ông cho rằng tất cả mọi thứ (mọi vật thể) đều được tạo nên từ các hạt vô cùng nhỏ và không thể phân chia được nữa.
Ngày nay, chúng ta biết rằng trên Trái Đất có hàng triệu triệu các vật thể tự nhiên và nhân tạo nhưng chúng đều được tạo nên từ các chất khác nhau. Vậy các chất được tạo nên từ đâu ? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài tiếp theo...
Tất cả mọi thứ đều được tạo nên từ các hạt vô cùng nhỏ.
Điều đó nghe thật khó hiểu !
Hình 28.8