Bài 11. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH
4. Các biến dạng của rễ, thân, lá cây
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là rễ cây ?
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là thân cây ?
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là lá cây ?
– Trao đổi kết quả thảo luận với các nhóm khác.
– Đại diện nhóm ra góc học tập lấy một khay mẫu vật chứa một củ khoai lang, một củ su hào còn nguyên cả rễ và một cây xương rồng.
– Quan sát mẫu vật và cho biết :
+ Củ khoai lang thuộc bộ phận nào của cây ? Giải thích.
+ Củ su hào thuộc bộ phận nào của cây ? Giải thích.
+ Gai của cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây ? Giải thích.
– Quan sát hình 9.10 (nếu có thì có thể quan sát mẫu vật thật) và hoàn thành phiếu học tập :
+ Quan sát hình 9.10 :
Cây sắn
Cây bụt mọc
Củ gừng
Cành đậu Hà Lan
Cây trầu không
Củ khoai tây
Củ dong ta
Cành mây
Củ hành
Hình 9.10. Hình minh hoạ một số loại cây có rễ, thân, lá biến dạng Cây tầm gửi
Cây su hào
Cây xương rồng
Cây bèo đất
Cây nắp ấm
Lá
Lá ngọn Lá chét
Bẹ lá
Một lá phóng to
Bình bắt sâu bọ
Gân lá
+ Hoàn thành các bảng trong phiếu học tập theo mẫu sau : PHIẾU HỌC TẬP
Bảng 1 : Một số loại rễ biến dạng STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái
của rễ biến dạng Chức năng
đối với cây Tên rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút )
1 Cây sắn Rễ phình to Dự trữ Rễ củ
2 3 4
Bảng 2 : Một số loại thân biến dạng
STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái
của thân biến dạng Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng (thân củ, thân rễ, thân
mọng nước) 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt
đất Dự trữ Thân củ
2 3 4 5
Bảng 3 : Một số loại lá biến dạng
STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng đối với cây
Tên lá biến dạng (lá vảy, dự trữ, bắt mồi, lá biến
thành gai, tua cuốn, tay móc) 1 Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự
thoát hơi nước Lá biến thành gai 2
3 4 5 ...
– Đối chiếu, nhận xét kết quả với nhóm bạn.
– Lần lượt em hỏi bạn và nghe bạn trả lời câu hỏi :
+ Liệt kê một số loại rễ, thân, lá biến dạng. Chúng có chức năng gì ? + Sự biến dạng của rễ, thân, lá có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Đọc thông tin sau :
Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh bao gồm rễ, thân, lá. Chúng có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
1. Rễ cây
Có 2 loại rễ chính : rễ cọc và rễ chùm.
Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con.
Rễ chùm gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân.
2. Thân cây
Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm 3 loại : thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo (thân quấn, tua cuốn) và thân bò.
3. Lá cây
Lá gồm có cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có 3 kiểu gân lá : hình mạng, song song và hình cung. Có 2 nhóm lá chính : lá đơn và lá kép.
4. Các biến dạng của rễ, thân, lá cây
– Một số loại rễ biến dạng làm các chức năng khác của cây như : rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả ; rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên ; rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí ; giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.
– Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác của cây như : thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ ; thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
– Một số loại lá biến dạng làm các chức năng khác của cây như : lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi,...
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi sau :
– Liệt kê các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng của thực vật. Chúng có chức năng gì ? – Phân biệt rễ cọc và rễ chùm.
– Thân cây gồm những bộ phận nào ?
– Có mấy loại thân ? Kể tên một số cây có những loại thân đó.
– Lá có đặc điểm bên ngoài như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ? – Kể tên một số loại rễ, thân, lá biến dạng và nêu chức năng của chúng.
Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.