VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH
Bài 14. HÔ HẤP Ở CÂY XANH
Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
– Một bạn dùng 1 ống nhựa thổi từ từ vào ống nghiệm (hoặc cốc) thuỷ tinh đựng nước vôi trong.
– Bạn còn lại quan sát hiện tượng. Giải thích hiện tượng xảy ra trong ống (cốc) thuỷ tinh.
Mục tiêu
– Nêu được “Hô hấp là gì ?”.
– Kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp.
– Nêu được vai trò của hô hấp với cây xanh.
– Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
– Làm được thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp.
Hình 13.1
1. Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không
Lấy 2 cốc nước vôi trong, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp lên. Trong chuông A được đưa thêm 1 chậu cây nhỏ. Đặt 2 hệ thống này vào trong bóng tối.
Hình 13.2
Hình 13.3
Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có 1 lớp váng dày.
Cốc nước trong chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có 1 lớp váng trắng rất mỏng.
– Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì ? Vì sao em biết ? – Vì sao cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn ? – Từ kết quả của thí nghiệm, có thể rút ra được kết luận gì ?
2. Quan sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp Nắp đậy kín
Bình thuỷ tinh Que đóm
Hạt đang nảy mầm
Chuông A Chuông B
– Quan sát hình vẽ, mô tả thí nghiệm : cho các hạt đỗ đang nảy mầm vào một bình thuỷ tinh được đậy kín. Sau một thời gian, mở nhanh nắp bình và đưa vào một que đóm đang cháy, thấy hiện tượng như trong hình 13.3.
– Thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng xảy ra.
3. Thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt hay không
(Học sinh làm thí nghiệm trước ở nhà, chỉ mang kết quả đến lớp để báo cáo)
– Cho khoảng 1 kg hạt thóc hay đậu, ngô vào 1 bình thuỷ tinh miệng rộng khoảng 2 - 3 lít và có nút. Đổ nước ngập hạt, ngâm khoảng 2 - 3 giờ. Sau đó gạn hết nước khỏi bình. Nút kín bình và cắm 1 nhiệt kế trực tiếp vào khối hạt. Đặt bình vào 1 hộp xốp.
Theo dõi nhiệt độ lúc bắt đầu cắm nhiệt kế và sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ. Ghi lại kết quả theo thời gian.
– Thảo luận nhóm và giải thích kết quả.
4. Đọc thông tin trong bảng sau và trả lời câu hỏi
Cây cũng thải khí cacbonic và lấy khí oxi của môi trường như người và động vật.
Cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. Quá trình này gọi quá trình hô hấp.
Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
– Hô hấp là gì ?
– Hãy chỉ ra cái gì là nguyên liệu, cái gì là sản phẩm của quá trình hô hấp.
– Hô hấp có quan trọng đối với cây không ? 5. Điền vào các ô trống
Điền nội dung vào các ô trống trong sơ đồ khái quát về quá trình hô hấp.
Theo em, cần bổ sung thêm sản phẩm nào nữa của quá trình hô hấp vào sơ đồ ?
Hãy gọi tên 2 quá trình xảy ra ở cây xanh ở nửa trái và nửa phải của hình sau :
Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình ở nửa bên phải của hình 13.4.
Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.
Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.
– Thảo luận cùng với gia đình vấn đề : “Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?” và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
– Thảo luận cách làm đất cho vườn hoặc các chậu cây cảnh ở nhà em, sau đó em tự tiến hành.
Hình 13.4
Các hoạt động sau đây dành cho học sinh yêu thích môn học
Trả lời câu hỏi
1. Chọn phương án trả lời đúng :
A. Quang hợp là quá trình phân giải các chất hữu cơ, tạo ra năng lượng.
B. Quá trình hô hấp của cây chỉ xảy ra khi cây được chiếu sáng.
C. Lá cây có hô hấp, còn rễ cây thì không hô hấp.
D. Hô hấp có vai trò rất quan trọng đối với cây xanh.
2. Nêu mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp.
Viết các câu trả lời vào vở và nộp lại cho thầy/cô giáo.
Thiết kế thí nghiệm
Cho các dụng cụ và mẫu vật thí nghiệm sau : – 1 túi giấy đen to.
– 1 cốc thuỷ tinh to.
– 1 cây nhỏ trồng trong cốc.
– Diêm.
– Đóm.
– 1 tấm kính.
Em hãy bố trí thí nghiệm chứng minh cây lấy oxi trong không khí và làm báo cáo noppj cho thầy/cô giáo.