QUANG HỢP Ở CÂY XANH

Một phần của tài liệu Huong dan hoc khoa hoc tu nhien 6 tap1 (Trang 115 - 123)

VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH

Bài 13. QUANG HỢP Ở CÂY XANH

1. Vẽ tranh màu và trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của nước và ánh sáng đối với cây xanh

– Vẽ hình cây được tưới nước đầy đủ và cây không được tưới nước, nhận xét sự khác nhau giữa hai cây.

– Nhận xét : cây cần nước đầy đủ,...

– Mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng bị để trong bóng tối lâu ngày thì cây đó sẽ như thế nào ?

2. Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử i ốt

– Trong các củ như khoai lang, khoai tây,… có chứa nhiều tinh bột. Người ta có thể phát hiện tinh bột bằng thuốc thử i ốt.

Mục tiêu

– Nêu được “Quang hợp là gì ?”.

– Kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp.

– Vẽ và mô tả được sơ đồ tổng quát của quang hợp.

– Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế như vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng, trồng cây làm không khí trong lành,…

– Thực hiện được thí nghiệm phát hiện tinh bột - sản phẩm của quang hợp.

– Mỗi nhóm làm thí nghiệm như sau :

+ Nhỏ dung dịch i ốt loãng lên 1 lát cắt khoai tây hoặc khoai lang được chuẩn bị sẵn.

+ Quan sát màu của lát khoai sau khi nhỏ i ốt và trao đổi kết quả với các nhóm khác.

Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.

(Hoạt động này có thể giáo viên làm – học sinh quan sát ; hoặc học sinh xem phim – thí nghiệm ảo,… Giáo viên và học sinh cũng có thể thiết kế thí nghiệm khác với mục đích tương tự, sử dụng những cây có lá mỏng như cây cúc sao, cây khoai lang,...)

1. Thí nghiệm : Cây cần ánh sáng để làm gì ?

– Lấy 1 chậu trồng cây (ví dụ cây khoai lang), để vào chỗ tối 2 ngày.

– Dùng băng giấy đen bịt kín 1 phần của chiếc lá ở cả 2 mặt lá (như hình bên dưới).

– Đem chậu cây đó ra đặt ở ngoài sáng (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện) khoảng 4 - 6 giờ.

– Ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen.

– Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá.

– Cho lá đó vào cốc nhỏ đựng cồn 90o. – Đặt cốc nhỏ đó vào cốc lớn đựng nước.

Chiếc lá bị bịt một phần bằng băng giấy đen ở cả 2 mặt lá

Phần bị bịt giấy

Phần không bị bịt giấy

– Đặt cốc lớn đó lên kiềng rồi đun cách thuỷ bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).

– Dùng kẹp gắp lá ra khỏi cốc nhỏ đựng cồn, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.

– Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch i ốt loãng lên bề mặt lá và quan sát hiện tượng xảy ra.

– Hãy chú thích màu sắc mà em quan sát được vào hình dưới đây.

2. Trả lời câu hỏi

– Tại sao 2 phần của chiếc lá ở thí nghiệm trên có màu khác nhau ? – Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì ?

3. Điền từ vào chỗ trống

Căn cứ vào kết quả của thí nghiệm trên, hãy điền từ thích hợp vào chỗ “...” của câu sau : Lá cây chế tạo ra ... khi được chiếu sáng.

Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.

4. Quan sát hình vẽ thí nghiệm, tìm hiểu chất khí được giải phóng ra từ quang hợp Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm (cũng có thể xem phim mô tả thí nghiệm), tìm hiểu chất khí được giải phóng ra khi thực vật được chiếu sáng trong môi trường được cung cấp đủ khí cacbonic.

Hãy trả lời các câu hỏi sau :

– Tại sao em biết có chất khí được giải phóng ra ?

Màu ? Màu ?

5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra thức ăn (đường, tinh bột,…), đồng thời nhả ra khí oxi.

Quá trình đó gọi là quang hợp. Quang hợp xảy ra chủ yếu ở lá của cây.

Quang hợp là một quá trình trao đổi chất ở thực vật. Quá trình tổng hợp thức ăn cho mình dưới tác động của ánh sáng mặt trời như vậy chỉ có ở thực vật.

Nhờ có quá trình quang hợp mới có khí oxi trong không khí, cần cho sự sống của các sinh vật.

Câu hỏi :

– Quang hợp là gì ?

– Các nguyên liệu cần cung cấp cho quá trình quang hợp là những chất nào ? – Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì ?

– Nêu vai trò của quang hợp đối với cây xanh và các sinh vật khác.

6. Điền vào các ô trống

Điền vào các ô trống trong sơ đồ khái quát về quá trình quang hợp ở cây xanh : Nước giàu khí

cacbonic Oxi

Phễu

Rong

Bóng đèn

1. Quan sát và thảo luận

Quan sát 2 cây trong hình sau. Thảo luận : Chúng có gì khác nhau ?

Vận dụng kiến thức đã học về quang hợp, giải thích lí do vì sao có sự khác nhau đó.

Ánh sáng mặt trời

Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.

Theo em, cần bổ sung thêm vào sơ đồ một yếu tố cơ bản nào nữa tham gia vào quá trình quang hợp ?

2. Điền từ vào hình vẽ

Hãy điền các từ tương ứng đã cho với các số trong bức tranh dưới đây.

Cho các từ :

– Năng lượng ánh sáng mặt trời.

– Oxi.

– Cacbonic.

– Đường.

– Nước và muối khoáng.

3. Thảo luận, trả lời câu hỏi :

Trong thí nghiệm “Cây cần ánh sáng để làm gì ?”, việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ?

Báo cáo với thầy/cô giáo và các bạn kết quả công việc em đã làm.

4. Thiết kế quy trình làm thí nghiệm

Hãy thiết kế quy trình các thí nghiệm chứng minh thực vật lấy khí cacbonic và nhả ra khí oxi qua quá trình quang hợp.

Thầy/cô giáo nhận xét - đánh giá kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.

3

2

5 4

1

Các hoạt động sau đây dành cho học sinh yêu thích môn học

1. Tìm hiểu nhu cầu của cây trồng

Trao đổi, thảo luận cùng ông bà, bố mẹ, người thân quen xem muốn trồng cây rau hoặc cây ăn quả tốt, ngoài việc tưới nước đầy đủ, có cần cung cấp thêm cho cây cái gì nữa không ?

Ghi lại kết quả thảo luận, trao đổi vào vở để báo cáo thầy/cô giáo.

2. Trồng cây

Trao đổi với người thân rồi tự trồng và chăm sóc ít nhất 1 cây trong vườn hoặc trong chậu.

Ghi nhật kí hằng tuần cho cây và báo cáo lại cho thầy/cô giáo.

Thầy/cô giáo nhận xét - đánh giá kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.

1. Tìm tư liệu từ nguồn sách thư viện, internet,...

Chia sẻ với nhau các clip, video thí nghiệm về quang hợp.

– Tìm hiểu thêm vai trò của chất diệp lục đối với quang hợp.

– Tìm hiểu lượng oxi mà thực vật trên Trái Đất nhả ra hằng năm.

– Tìm hiểu xem nấm và các động vật có quang hợp không.

Viết báo cáo khoảng 1 trang vở về những điều em đã tìm hiểu được và nộp cho thầy/ cô giáo

2. Tìm hiểu thí nghiệm của nhà bác học Priesley

Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm của nhà bác học Priesley.

Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : – Có gì khác giữa hình (a) và hình (b) ? – Hình (c) và (d) có gì khác nhau không ?

– Giải thích sự khác nhau giữa kết quả quan sát của câu 1 và 2.

– Khí oxi có vai trò gì đối với động vật ?

(a)

(c)

(b)

(d)

Thầy/cô giáo nhận xét - đánh giá kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Học sinh tự nhận xét - đánh giá.

Một phần của tài liệu Huong dan hoc khoa hoc tu nhien 6 tap1 (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)