ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

Một phần của tài liệu Huong dan hoc khoa hoc tu nhien 6 tap1 (Trang 57 - 63)

Bài 6. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT

IV. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT

1. Đọc đoạn thông tin sau

Trong tự nhiên các chất có thể tồn tại ở dạng đơn chất hoặc hợp chất. Phân tử đơn chất chỉ chứa một loại nguyên tử. Đơn chất được chia làm hai loại là kim loại và phi kim. Các kim loại như nhôm (Al), đồng (Cu), sắt (Fe),... đều có ánh kim, dẫn được điện và nhiệt. Còn các phi kim như khí hiđro (H2), lưu huỳnh (S), oxi (O2),… lại không có những tính chất như thế.

Phân tử hợp chất chứa hai hay nhiều loại nguyên tử khác nhau liên kết với nhau. Hợp chất được chia làm hai loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Có nhiều hợp chất vô cơ quen thuộc trong đời sống như nước (H2O) ; muối ăn (NaCl) khí cacbonic (CO2) ; canxi cacbonat (CaCO3)… Nhiều hợp chất hữu cơ quen thuộc trong đời sống như khí metan (CH4, chất có trong thành phần của khí biogas), axit axetic (CH3COOH, chất có trong giấm ăn), đường saccarozơ (C12H22O11, loại đường được dùng phổ biến để pha nước uống, làm bánh, kẹo…)…

2. Điền các từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

– Đơn chất là chất được tạo nên từ ... (1) ... nguyên tử.

– Hợp chất là chất được tạo nên từ ... (2) ... nguyên tử trở lên.

– Đơn chất được chia làm ... (3) ... loại là ... (4) ...

và ... (5) ...

– Hợp chất được chia làm ... (6) ... loại là ... (7) ...

và ... (8) ...

3. Liệt kê ba hợp chất hoá học mà em biết, cho biết chúng thuộc loại hợp chất vô cơ hay hữu cơ

STT Tên hợp chất Công thức phân tử Hợp chất vô cơ hay hữu cơ 1

2 3

4. Ghi vào vở ý kiến của em

1. a) Xem ảnh các chất sau, thảo luận theo nhóm và cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất. Giải thích.

Vật thể

Công thức Saccarozơ (C12H22O11)

Khí oxi

(O2) Kim cương

(C) Muối ăn

(NaCl) Đơn chất hay

hợp chất ?

Giải thích

b) Quan sát các hình ảnh và bổ sung ứng dụng của các chất dưới đây :

Chất Hiđro (H2) Nước (H2O) Canxi cacbonat (CaCO3)

(Thành phần chính của đá vôi)

Ứng dụng

2. Ghi vào vở ý kiến của em và báo cáo với thầy/cô giáo

1. Đọc đoạn thông tin sau

Gas để đun nấu thức ăn trong gia đình là hỗn hợp của các chất hữu cơ là propan và butan.

Để phát hiện hiện tượng rò rỉ gas có thể gây ra cháy, nổ, người ta thêm vào gas một lượng nhỏ chất phụ gia có mùi hôi.

Khi gas bị rò rỉ, các phân tử chất phụ gia sẽ khuếch tán cùng với propan và butan ra ngoài không khí, ta sẽ ngửi thấy mùi hôi.

Khi đó tuyệt đối không được bật lửa, hoặc bật các công tắc điện, đèn pin.... Cần mở ngay tất cả các cửa cho thoáng, kiểm tra và kháo van bình gas, nhanh chóng thoát ra khỏi nhà và báo ngay cho nhà cung cấp gas để xử lí.

2. Trả lời các câu hỏi sau

1. Gas để đun nấu trong gia đình là đơn chất hay hỗn hợp ?

2. Chất phụ gia được thêm một lượng nhỏ vào gas để nhằm mục đích gì ? 3. Cần làm những gì khi phát hiện có sự rò rỉ gas ?

Ghi vào vở ý kiến của em và báo cáo với thầy/cô giáo.

3. Thảo luận

a) Nước là một hợp chất quen thuộc, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hãy nêu những tình huống bất lợi xảy ra nếu như có một ngày không có nước.

b) Ghi chép lại tình huống nhóm em giả định và chia sẻ với các nhóm khác.

Hình 29.4. Bếp gas

1. Đọc đoạn thông tin sau

Các nhà khoa học tin rằng vạn vật được tạo nên từ những hạt rất nhỏ bé.

Nhưng, chúng nhỏ bé đến mức nào ? Đó là một câu hỏi khó bởi vì chưa có một ai từng nhìn thấy những hạt như vậy bằng mắt thường.

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp suy luận để giải thích những điều mà họ không thể quan sát được. Từ thời cổ đại, Đê-mô-crít, nhà triết học Hi Lạp là người đầu tiên đề xuất thuyết vật chất được tạo nên từ các nguyên tử.

Ông đã suy luận nếu cứ chia đôi liên tiếp một đồng xu nhỏ, đến một lúc nào đó sẽ không thể chia nhỏ hơn được nữa. Phần nhỏ nhất không thể chia được đó, ông gọi là nguyên tử. Tuy nhiên, thời đó người ta không chấp nhận lí thuyết này do chưa có các thiết bị kiểm chứng.

Khoảng năm 1805, Giôn Đan-tơn (John Dalton, 1766 – 1844, nhà hoá học người Anh) đã đưa ra ý tưởng về nguyên tử. Ông cho rằng các nguyên tử có hình cầu, tương tự như những quả bóng bi-a. Nguyên tử là những hạt nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn. Ông đã giải thích sự khác nhau của hàng triệu chất trong tự nhiên là do sự kết hợp khác nhau giữa các nguyên tử. Do đó, mặc dù trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng do có rất nhiều cách kết hợp giữa các nguyên tử để tạo nên hàng triệu chất khác nhau.

2. Trả lời các câu hỏi sau

a) Ai là người đầu tiên đưa ra lí thuyết tất cả các vật thể đều được cấu tạo nên từ những nguyên tử ?

A. Giôn Đan-tơn B. Đê-mô-crít

C. I-sắc Niu-tơn D. A-ri-xtốt

b) Tại sao trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau ? Hình 29.5. Đê-mô-crít (460-370 tr.CN)

Chuyển động Brao 3. Đọc đoạn thông tin sau

Chuyển động Brao (Brown) Năm 1827, nhà sinh vật học người Anh Rô-bớt Brao (Robert Brown, 1773 – 1858), trong khi quan sát các hạt phấn hoa lơ lửng trong nước dưới kính hiển vi đã nhận thấy chúng chuyển động hỗn loạn và không ngừng. Hiện tượng này về sau được mang tên ông, đó là chuyển động Brao.

Đến năm 1905, An-be Anh-xtanh (Albert Einstein) đã chứng minh : chuyển động Brao thực chất là chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng. Các phân tử chất lỏng khi chuyển động đã va chạm vào các hạt phấn hoa. Xung lực mà các phân tử chất lỏng tác động vào các hạt phấn hoa theo mọi hướng

không triệt tiêu nhau, vì thế các hạt phấn hoa sẽ di chuyển dưới tác động của tổng các xung lực đó. Do tính chất hỗn loạn của các phân tử chất lỏng, tổng các xung lực không những khác nhau về độ lớn mà còn khác nhau cả về hướng tác dụng.

Do đó, quỹ đạo của các hạt phấn hoa là những đường gấp khúc.

Nhiều thí nghiệm sau này đã chứng minh rằng tất cả các phân tử của mọi chất đều chuyển động hỗn loạn không ngừng gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thì động năng các phân tử càng lớn và vận tốc chuyển động của các phân tử càng tăng. Chuyển động chỉ ngừng lại ở nhiệt độ không tuyệt đối (–273oC).

Chuyển động Brao là một trong những bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ phân tử là có thật.

4. Trả lời các câu hỏi sau

a)Ai là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng chuyển động theo những đường gấp khúc của những hạt phấn hoa trong nước ?

b) Người đầu tiên giải thích và chứng minh được nguyên nhân của hiện tượng chuyển động theo những đường gấp khúc của những hạt phấn hoa trong nước là ai ?

c)Ý nghĩa của việc phát hiện chuyển động Brao là gì ?

Hình 29.6. Chuyển động Brao

Một phần của tài liệu Huong dan hoc khoa hoc tu nhien 6 tap1 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)